Báo Cáo XHH016 - Vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình hiện nay

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A-Phần mở đầu


    I-Tính cấp thiết của đề tài


    Phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay không chỉ biết đến việc gia đình, sinh con đẻ cái, mà trong điều kiện lịch sử kinh tế nước ta, chị em luôn luôn làm tròn nhiệm vụ của người lao động chân chính, người vợ, người mẹ, người nội trợ trong gia đình, chăm sóc con cái, người già và trong thời chiến họ đã làm tròn nhiệm vụ của người dân yêu nước, người nữ chiến sĩ.

    Ngày nay, kế thừa những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống, phụ nữ Việt Nam ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội. Đất nước đang từng ngày đổi mới, người phụ nữ cũng mang trong mình một trọng trách, một vai trò quan trọng trong việc duy trì tổ ấm của một gia đình. Họ đã và đang phấn đấu cho một gia đình ấm no và hạnh phúc góp phần vào sự phát triển của xã hội.

    Người phụ nữ ấy với tư cách là một người mẹ, người vợ trong gia đình, họ đã dần ý thức được vai trò của mình trong việc nuôi dạy con cái, tổ chức đời sống vật chất cũng như tinh thần trong một gia đình hiện đại.

    “ Vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình hiện nay” đang được coi là một đề tài khá mới mẻ và phong phú nhằm nâng cao vai trò và vị trí của người phụ nữ trong gia đình nói riêng và xã hội nói chung.

    Do vậy xuất phát từ mong muốn nâng cao và phát huy vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình hiện nay để khẳng định vị trí của người phụ nữ trong gia đình nên tôi chọn đề tài: ”Vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình hiện nay”.

    2- Tình hình nghiên cứu của đề tài.

    Chủ đề “Người phụ nữ”là chủ đề gây được sự chú ý của đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà phê bình, đã có rất nhiều tác phẩm và công trình nghiên cứu về vấn đề này. Trong mỗi tác phẩm và nghiên cứu đã đi lý giải vấn đề “phụ nữ” ở những khía cạnh khác nhau. Nhưng mỗi tác phẩm đều để lại cho người đọc những giá trị có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn.

    Đặc biệt là trong thời kỳ đất nước đang đổi mới, thì người phụ nữ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội. Từ đó ngày càng khẳng định và phát huy vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình hiện nay. Chính vì vậy mà vấn đề này càng được quan tâm sâu sắc hơn.Ở Việt Nam các nghiên cứu về phụ nữ và gia đình đã có từ lâu và rất được coi trọng, đã có rất nhiều các cơ quan hay các trung tâm nghiên cứu về vấn đề này. Một sự nghiên cứu tóm tắt quá trình nghiên cứu về phụ nữ trong gia đình và xã hội của trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ, một trong những nghiên cứu trong lĩnh vực này phản ánh rõ nét về tình hình nghiên cứu chung. Các công trình nghiên cứu chủ yếu hướng tới điều kiện sống và làm việc, tình hình sức khỏe của người phụ nữ và đã có những chính sách để cải thiện đời sống của chị em, đã có tác phẩm “Điều kiện lao động và sinh sống của nữ công nhân vùng nguyên liệu giấy bãi bằng”.

    Từ năm 1989 đã có đề tài “Nghiên cứu về hiện trạng gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ trong gia đình” được phối hợp chặt chẽ của ban nghiên cứu hội phụ nữ, Ban nữ công tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. Nội dung của đề tài nhằm nghiên cứu sự biến đổi về cơ cấu chức năng của gia đình Việt Nam hiện nay, địa vị và vai trò của người phụ nữ, và sự bình đẳng giới tính trong gia đình ở các đối tượng công nhân, nông dân và trí trức Tiêu biểu là một số bài viết của những tác giả sau: Bài viết “Trách nhiệm đạo đức của người phụ nữ trong gia đoạn mới”của Dương Thoa. Tác phẩm “Gia đình Việt Nam và vai trò của ngườ phụ nữ trong giai đoạn hiện nay”của Tiến sĩ Dương Thị Minh, Nxb CTQG, 2004. Tác giả Nguyễn Văn Huyên với công trình nghiên cứu “Văn minh Việt Nam” xuất bản hội nhà văn, 2005. Cuốn sách “Truyền thống phụ nữ Việt Nam” tác giả Trần Quốc Vượng.Và trên các tạp chí “Phụ nữ và gia đình”, “Phụ nữ và cách mạng”

    Với những công trình ấy các tác giả đã tập trung phân tích về cấu trúc, chức năng, vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và mối qua hệ giũa phụ nữ với gia đình. Từ cách nhìn đó đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về người phụ nữ Việt Nam trong gia đình hiện nay.

    3- Đối tượng và phạm vi nghên cứu.

    Đối tượng nghiên cứu:-Vai trò của người phụ nữ trong gia đình hiện nay, nhằm để khẳng định, phát huy, nâng cao vị trí của người phụ nữ trong gia đình hiện nay.

    Phạm vi nghiên cứu: -nghiên cứu vai trò của người phụ nữ trong gia đình hiện nay là đi xem xét mối quan hệ giũa phụ nữ với gia đình và vai trò, chức năng của người phụ nữ đối với gia đình hiện nay.

    1- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

    Mục đích nghiên cứu: chỉ ra được vai trò, vị trí của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình hiện nay bao gồm các hoạt động kinh tế, sinh đẻ, văn hóa và giáo dục trong gia đình. Trên cơ sở nghiên cứu vai trò của người phụ nữ trong gia đình nhằm đưa ra một số biện pháp để phát huy và nâng cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình hiện nay.

    Nhiệm vụ nghiên cứu:-Nghiên cứu vai trò và nhằm nâng cao vị trí của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình hiện nay

    2- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

    Đề tài của tôi thùc hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac-Lªnin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và một số lý luận thực tiễn để nghiên cứu và giả quyết vấn đề đặt ra. Phụ nữ với tư cách là một người vợ, người mẹ là nhân vật trung tâm của gia đình, họ có trách nhiệm nặng nề trong việc sinh nở nuôi dưỡng, giáo dục con cái chăm sóc người già . Điều đáng lưu ý là việc tạo ra thu nhập kinh tế cho gia đình chính là điều kiện để khẳng định vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình nhất là trong việc nội trợ vẫn là một gánh nặng trong đời sống hiện nay.

    Khái niệm vai trò: là một khái niệm quan trọng của xã hội học, khái niệm vai trò thường được sử dụng làm đơn vị để phân tích các định chế xã hội, mối quan tâm của các nghiên cứu xã hội học trong chính bản thân các vai trò con người gánh vác, và các mối liên hệ xã hội để cá nhân thực hiện vai trò của mình. Trong khái niệm vai trò có phân loại vai trò chính thức và vai trò không chính thức, vai trò chính thức là vai trò được xã hội công nhận còn vai trò không chính thức là vai trò mà không được xã hội công nhận.

    Phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp Logich và lịch sử .để giải quyết vấn đề này.

    3- Ý nghĩa của việc nghiên cứu.

    Bài niên luận của tôi có thể dùng làm tài liệu tham khảo, đồng thời góp phần vào việc phát huy và khẳng định vai trò của người phụ nữ trong gia đình hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...