Báo Cáo XHH013 - Tìm hiểu thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Điện ảnh là môn nghệ thuật tổng hợp có sức thu hút kì lạ đối với công chúng. Và lực lượng khán giả đông đảo của điện ảnh là sinh viên. Họ có những thị hiếu điện ảnh khác nhau, có người thích xem bộ phim này, nhưng có người lại thích xem bộ phim khác. Thị hiếu điện ảnh của họ góp phần làm phong phú, đa dạng thêm thị hiếu điện ảnh của công chúng. Bởi vậy, khi nắm bắt được thị hiếu điện ảnh của sinh viên sẽ giúp cho các nhà điện ảnh hiểu rõ hơn về một bộ phận đông đảo của khán giả để đáp ứng kịp thời.

    Sinh viên là những ngườì đang chuẩn bị kiến thức và kinh nghiệm để bước vào lao động nghề nghiệp. Họ có mong muốn làm giàu vốn sống, vốn văn hoá, nghệ thuật và tự hoàn thiện mình. Họ đã tìm ra phương thức hữu hiệu để thoả mãn là điện ảnh. Môn nghệ thuật thứ bảy này từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được của họ. Điện ảnh đem lại cho sinh viên những giây phút thoải mái, lý thú, thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Điện ảnh còn giúp cho sinh viên nhận biết và hiểu cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Không những thế, điện ảnh đã khơi dậy những gì tốt đẹp trong tâm hồn họ, hướng tới chân thiện mỹ, đến một cái đẹp hoàn thiện. Nghiên cứu thị hiếu điện ảnh của sinh viên nhằm thoả mãn nhu cầu của họ.

    Trong thời kì đổi mới, chăm lo đào tạo những trí thức tương lai cho xã hội đã được Đảng và nhà nước quan tâm vì họ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Trong văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh vấn đề giáo dục thẩm mỹ, giáo dục văn hoá, nghệ thuật: “Các ngành văn hoá giáo dục Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các ngành có liên quan cần phối hợp chặt chẽ đẩy mạnh vấn đề giáo dục thẩm mỹ, giáo dục văn hoá, nghệ thuật trong các trường học”. Bên cạnh những thị hiếu lành mạnh, trong sinh viên cũng tồn tại những thị hiếu không lành mạnh. Tìm hiểu thị hiếu điện ảnh của sinh viên giúp cho các nhà quản lý văn hoá, nhà trường và các ngành liên quan có giải pháp định hướng giáo dục nhằm nâng cao thị hiếu của họ.

    Thị hiếu điện ảnh của công chúng nói chung và của sinh viên nói riêng luôn thay đổi nhất là dưới tác động của hội nhập. Nếu không nhận thức được sự thay đổi nhanh chóng đó sẽ không đáp ứng được nhu cầu của họ.

    Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội” làm khoá luận tốt nghiệp cử nhân Quản lý văn hoá.

    2. Tình hình nghiên cứu đề tài

    Nghiên cứu về thị hiếu điện ảnh thì đã có rất nhiều công trình, nhiều bài báo như: luận án phó TS của Nguyễn Văn Thủ với đề tài “Nhu cầu điện ảnh của công chúng Việt Nam hiện nay”, “Khán giả điện ảnh Việt Nam, nhu cầu và thị hiếu” của Phòng nghiên cứu khán giả điện ảnh – Fafilm Việt Nam, “Về nhu cầu và thị hiếu điện ảnh của công chúng” ở An Giang của Hoàng Trần Doãn, “Nhu cầu và thị hiếu khán giả điện ảnh” - Đặng Minh Liên Nhìn chung các công trình này đều đi vào khảo sát trên diện rộng. Còn nghiên cứu thị hiếu điện ảnh của sinh viên lại rất ít, chủ yếu chỉ dưới dạng các bài báo.

    3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đề tài đi vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội để rút ra những biện pháp nhằm nâng cao thị hiếu cho sinh viên.

    Đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu về thị hiếu điện ảnh của sinh viên.

    Với dự hạn hẹp của thời gian nghiên cứu, người viết chỉ xin nghiên cứu đề tài ở 4 trường đại học tại Hà Nội (2 trường thuộc khối xã hội và hai trường thuộc khối tự nhiên) là: Đại học Văn hoá Hà Nội, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội.

    4. Nhiệm vụ của khoá luận

    - Tìm hiểu thực trạng thị hiếu điện ảnh của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội.

    - Nêu nguyên nhân thị hiếu điện ảnh của sinh viên

    - Đóng góp một số giải pháp nhằm nâng cao thị hiếu điện ảnh của sinh viên

    5. Phương pháp nghiên cứu

    - Nghiên cứu tài liệu

    - Điều tra bảng hỏi

    - Phương pháp phỏng vấn sâu

    - Phương pháp quan sát

    - Phương pháp xử lý số liệu

    6. Cấu trúc của khoá luận

    Ngoài mở đầu, kết thúc, khoá luận gồm các chương:

    Chương 1: Một số khái niệm cơ bản

    Chương 2: Thực trạng thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội

    Chương 3: Một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...