Luận Văn XHH009 - Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng bậc học và nghề nghiệp cho con ở các gia đình đô t

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần I: Mở đầu


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Mỗi người chúng ta đều trải qua lứa tuổi ngồi trên ghế nhà trường. Tùy điều kiện, hoàn cảnh của từng người mà trong giai đoạn này kết quả học tập của mỗi người khác nhau. Khi giai đoạn đi học kết thúc, mọi người đều phải tính đến chuyện làm việc để sống tự lập. Những vấn đề: Chọn nghề gì? Liệu có đủ điều kiện để theo đuổi nghề đó không? Nghề đó có phù hợp với ta không? . đều là những vấn đề không dễ trả lời.

    Bước vào thế kỷ 21, nghề nghiệp trong xã hội có những chuyển biến nhiều so với giai đoạn trước đây. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang tạo điều kiện để nhân loại tiến từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Đó là nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức, thông tin, trong đó máy tính và các công nghệ truyền thông viễn thông là những yếu tố chiến lược. Nghị quyết IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã xác định nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là phát huy nội lực, cần kiệm để xây dựng đất nước . Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, để đạt được mục tiêu trên, chúng ta cần một lực lượng lao động có đủ trình độ năng lực và làm chủ được công nghệ kỹ thuật của đất nước, đủ điều kiện đảm bảo hoàn thành tốt công việc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nếu chúng ta không chiếm hữu được tri thức, không sáng tạo và sử dụng được thông tin trong các ngành sản xuất thì không thể thành công trong sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường. Chính vì vậy việc nâng cao trình độ học vấn, trình độ văn hóa cho nhân dân, đặc biệt là việc định hướng bậc học và định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ hôm nay, chủ nhân tương lai của đất nước, cần được quan tâm hơn bao giờ hết.

    Cùng với sự biến đổi của nền kinh tế thị trường là sự thay đổi về định hướng giá trị của con người Việt Nam nói chung và của lứa tuổi thanh niên nói riêng. Đó là sự thay đổi về cách đánh giá, sự lựa chọn các chuẩn mực xã hội trong đó có vấn đề việc làm và chọn nghề. Những quan điểm tiêu cực của đời sống xã hội nảy sinh đã ảnh hưởng rất lớn đến việc định hướng ngành, nghề cho con cái trong các gia đình. Đặc biệt là một tình trạng không nhỏ những thanh thiếu niên chưa định hướng rõ mình học cái gì, học ngành gì cho phù hợp với khả năng của bản thân. Việc chọn nghề của học sinh phổ thông trung học còn nhiều lệch lạc ở chỗ: nặng về chuộng bằng cấp hình thức để trở thành cử nhân, kỹ sư, bác sĩ, . theo ý thích chủ quan và cảm tính, có khi theo trào lưu trước mắt, đua nhau thi vào những trường "đắt giá". Việc chọn nghề như vậy là thiếu thực tế, không quan tâm đến ngành nghề đó có phù hợp với khả năng hay trình độ của bản thân hay không.

    Trên thực tế cho thấy, lao động việc làm đang trở thành vấn đề nan giải. Mặt khác quy mô phát triển giáo dục đào tạo hợp lý ở một số ngành như khoa học cơ bản ngày càng có ít người theo học, trong khi đó một số các ngành khoa học ứng dụng lại thu hút được khá lớn thanh thiếu niên như tin học, ngoại ngữ . Hiện tượng này gây nên sự không đồng đều về đội ngũ tri thức của xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển, đi lên của đất nước. Đất nước muốn phát triển phải có định hướng cho thế hệ trẻ khi lựa chọn ngành học, cấp học. Họ phải chọn những ngành nghề, bậc học sao cho phù hợp với khả năng và trình độ của bản thân để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đứng trước vấn đề đó gia đình, nhà trường, xã hội cần phải quan tâm hơn trong việc giáo dục và hướng nghiệp cho con cái, trong đó vai trò của cha mẹ là nhân tố quan trọng hàng đầu. Cha mẹ không những chỉ nuôi dưỡng, giáo dục đạo đức, rèn luyện nhân cách cho con mà còn định hướng cho con làm những công việc phù hợp với khả năng của họ. Muốn được như vậy thì người làm cha, làm mẹ phải có nhận thức đúng đắn đồng thời phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc học tập của con để con mình bước vào xã hội một cách vững vàng.

    Chính vì vậy, qua khảo sát tại phường Tràng Tiền - thành phố Hà Nội, tôi chọn đề tài "Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng bậc học và nghề nghiệp cho con ở các gia đình đô thị hiện nay qua khảo sát tại phường Tràng Tiền - thành phố Hà Nội" để nghiên cứu trong luận văn của mình.

    2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

    2.1. ý nghĩa khoa học :


    Giáo dục nói chung và giáo dục gia đình nói riêng được nhiều ngành nghề khoa học quan tâm nghiên cứu như: Tâm lý học, Giáo dục học, Đạo đức học. Bên cạnh những ngành khoa học đó thì Xã hội học cũng khẳng định được vị trí, vai trò của mình với tư cách là một ngành khoa học độc lập trong hệ thống khoa học xã hội. Theo cách tiếp cận Xã hội học, đề tài nghiên cứu, xem xét, nhìn nhận vấn đề một cách khoa học để có thể lý giải và chứng minh một số quan điểm và khía cạnh dưới góc độ xã hội học, phân biệt với cách nhìn của một số ngành khoa học xã hội khác.

    Bằng phương pháp nghiên cứu xã hội học, đề tài nghiên cứu đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng nhận thức lý luận xã hội học, nâng cao nhận thức về vai trò chức năng của lý thuyết xã hội học cho bản thân và những người quan tâm. Đồng thời đề tài còn vận dụng một số lý thuyết phạm trù cơ bản của xã hội học vào nghiên cứu làm sáng tỏ một số khía cạnh về chức năng giáo dục của gia đình. Cụ thể là vận dụng các lý thuyết xã hội học thực nghiệm để nghiên cứu các đặc trưng của cha mẹ tác động đến việc hướng nghiệp cho con cái trong điều kiện hiện nay.

    2.2. ý nghĩa thực tiễn :

    Vai trò của cha mẹ trong việc hướng nghiệp cho con cái là một vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa xã hội rất lớn. Nó nhằm nâng cao nhận thức của mọi người, thấy được tầm quan trọng của nghề nghiệp trong cuộc sống.

    Đề tài cũng chỉ ra được những khó khăn, hạn chế của các bậc cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cũng như xu hướng biến đổi của việc lựa chọn nghề nghiệp trong điều kiện hiện nay.

    Qua nghiên cứu vai trò của cha mẹ trong việc hướng nghiệp cho con, đề tài góp phần chỉ ra những nhân tố chủ quan, khách quan, giúp cho các nhà quản lý, những cơ quan chính quyền sở tại và các cấp, các ngành nên có những chính sách và giải pháp phù hợp nhằm nâng cao nhận thức của cha mẹ để các bậc cha mẹ thực hiện tốt vai trò của mình. Nghiên cứu này còn giúp các gia đình, các bậc cha mẹ có những định hướng đúng đắn để đi đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho con một cách hợp lý.

    3. Mục đích nghiên cứu

    Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu các vấn đề sau:

    - Tìm hiểu những mong muốn, dự định của các bậc cha mẹ trong việc định hướng bậc học và lựa chọn nghề nghiệp cho con cái.

    - Tìm hiểu những yếu tố liên quan đến các đặc trưng của các bậc cha mẹ, gia đình trong việc định hướng bậc học và nghề nghiệp cho con.

    - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu rút ra những kết luận và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh cũng như bản thân các bạn trẻ trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình và phù hợp với sự phát triển của xã hội.

    4. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu và mẫu khảo sát

    4.1. Đối tượng nghiên cứu :


    Đề tài nghiên cứu tìm hiểu vai trò của cha mẹ trong việc định hướng bậc học và lựa chọn nghề nghiệp cho con ở các gia đình đô thị trong điều kiện hiện nay.

    4.2. Phạm vi nghiên cứu :

    Đề tài nghiên cứu 120 hộ gia đình có con đang học phổ thông trung học ở phường Tràng Tiền - thành phố Hà Nội.

    4.3. Mẫu khảo sát :

    Mẫu khảo sát tập trung tiến hành tại phường Tràng Tiền ở thành phố Hà Nội. Mẫu được chọn ngẫu nhiên với cơ cấu mẫu như sau:

    ã Cơ cấu giới tính:

    Nam: 53,6%

    Nữ: 46,4%

    ã Cơ cấu tuổi:

    Các bậc cha mẹ được phỏng vấn có độ tuổi từ 39 đến 68 tuổi.

    ã Cơ cấu trình độ học vấn:

    Phổ thông cơ sở: 20,9%

    Phổ thông trung học: 16,4%

    Trung học chuyên nghiệp: 10,4%

    Cao đẳng - Đại học và trên Đại học: 52,3%

    ã Cơ cấu nghề nghiệp:

    Công nhân: 12,4%

    Giáo viên: 13,4%

    Buôn bán dịch vụ: 16,4%

    Kỹ sư: 20,9%

    Bác sĩ: 8,5%

    Bộ đội, công an: 6,0%

    Không nghề: 7,5%

    Khác: 14,9%

    ã Cơ cấu mức sống:

    Số gia đình có mức sống khá giả: 22,4%

    Số gia đình có mức sống trung bình: 67,2%

    Số gia đình có mức sống khó khăn: 10,4%

    5. Phương pháp nghiên cứu

    5.1. Phương pháp luận :


    Vấn đề nghiên cứu của đề tài được giải thích và chứng minh dựa trên cơ sở của một số quan điểm lý thuyết sau:

    ã Quan điểm lịch sử:¬

    Đề tài nghiên cứu vai trò của cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp cho con trong điều kiện lịch sử cụ thể cả về thời gian và không gian, gắn liền với nền văn hóa và điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.

    Nghiên cứu vai trò của cha mẹ trong việc hướng nghiệp cho con cái được đặt trong thực tại xã hội đô thị trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đồng thời xem xét đến sự ảnh hưởng của các chính sách giáo dục.

    ã Quan điểm hệ thống:

    Định hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với con cái là một trong những hoạt động cơ bản của cha mẹ trong việc thực hiện chức năng của thiết chế gia đình. Vì vậy mà nó có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau với các lĩnh vực hoạt động khác như: kinh tế, tái sản xuất con người, chăm lo đời sống tinh thần . Từ đó để thấy được hoạt động này bị ảnh hưởng và tác động như thế nào trong tổng thể chức năng của gia đình.

    ã Lý thuyết vai trò:

    Vai trò xã hội của cá nhân được xác định trên cơ sở các vị thế xã hội tương ứng. Nó chính là mặt động của vị thế xã hội vì luôn biến đổi trong xã hội.

    Vai trò xã hội là mô hình hành vi được xác lập một cách khách quan căn cứ vào đòi hỏi của xã hội đối với từng vị thế nhất định để thực hiện quyền và nghĩa vụ tương ứng với các vị thế đó.

    Như vậy vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội. Những đòi hỏi này được xác định căn cứ vào các chuẩn mực xã hội.

    Để cá nhân có thể thực hiện tốt các vai trò thì một mặt các đòi hỏi, chuẩn mực do xã hội đặt ra phải rõ ràng. Mặt khác cá nhân phải học hỏi về các vai trò trong quá trình xã hội hóa. [3]

    Trong phạm vi gia đình, gia đình là một trong những thiết chế cơ bản của xã hội. Ngoài việc đảm nhận chức năng tái sản xuất con người, gia đình còn tái sản xuất cả đời sống tình cảm, văn hóa, tức là xã hội hóa - quá trình biến đứa trẻ từ một sinh vật người thành con người xã hội. Đặc điểm của quá trình xã hội hóa là các cá nhân không phải lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội ngay một lúc mà dần dần. Gia đình là môi trường vi mô có vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn xã hội hóa ban đầu. Nhưng chức năng xã hội hóa của gia đình không chỉ dừng lại ở giai đoạn xã hội hóa ban đầu mà nó diễn ra trong suốt cả cuộc đời con người với tư cách là một quá trình liên tục: từ giai đoạn tuổi ấu thơ đến lứa tuổi thiếu niên, trưởng thành và đến giai đoạn tuổi già, giai đoạn cuối cùng của chu trình sống. Gia đình có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và hướng dẫn các hoạt động của lớp trẻ. ở lứa tuổi ấu thơ, gia đình giúp trẻ đào luyện các thói quen. ở lứa tuổi thiếu niên khi các em bước đầu hình thành những giá trị, những chuẩn mực, thiết lập quan hệ với những người xung quanh, gia đình giúp cho các em những kinh nghiệm xã hội trong quan hệ ứng xử. ở lứa tuổi trưởng thành, khi cá nhân phát triển bản sắc cái tôi, hình thành những kinh nghiệm xã hội ổn định, chuẩn bị bước vào những tổ chức xã hội hay cộng đồng mới. ở giai đoạn này, nhân cách về cơ bản đã được định hình. Lúc này gia đình giúp các cá nhân định hướng các vấn đề như: lựa chọn nghề nghiệp (định hướng nghề nghiệp), lựa chọn lối sống (định hướng giá trị) .

    Quá trình xã hội hóa dễ dàng nhận thấy ở những xã hội đang diễn ra sự biến đổi mạnh mẽ. Xã hội hóa là một chức năng xã hội quan trọng của gia đình. Nó có vai trò lớn trong việc hình thành nhân cách của thế hệ tương lại. Xã hội hóa gia đình góp phần tạo ra sự bình ổn của sự phát triển xã hội. [12]


    5.2. Phương pháp cụ thể:

    Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:

    5.2.1. Phương pháp phỏng vấn theo bảng hỏi :

    Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 120 hộ gia đình có trẻ em ở độ tuổi đang học PTTH thuộc phường Tràng Tiền thành phố Hà Nội.

    Kết quả điều tra bảng hỏi được xử lý trên máy vi tính theo chương trình SPSS nhằm xác lập tương quan giữa các dữ liệu được tìm hiểu.

    5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu :

    Bên cạnh phương pháp phỏng vấn theo bảng hỏi, đề tài nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với các bậc phụ huynh dưới hình thức trò chuyện, xoay quanh vấn đề định hướng bậc học và lựa chọn ngành nghề cho con cái. Kết quả của phỏng vấn được làm phân tích định tính trong bài viết.

    5.2.3. Phương pháp phân tích tài liệu :

    Phương pháp phân tích tài liệu được áp dụng để phân tích các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, chủ yếu là các tài liệu có liên quan đến vai trò của cha mẹ và chức năng giáo dục của gia đình. Các tài liệu thu thập được sắp xếp theo nội dung nghiên cứu.

    5.2.4. Phương pháp quan sát :

    Trong quá trình phỏng vấn, phương pháp này được áp dụng để quan sát thái độ của người được phỏng vấn, nhằm đánh giá mức độ tin cậy của thông tin mà người đó trả lời.

    6. Giả thuyết , khung lý thuyết

    6.1. Giả thuyết :


    - Định hướng bậc học và lựa chọn nghề nghiệp cho con cái hiện nay là một trong những mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các bậc cha mẹ ở các gia đình đô thị.

    - Hầu hết các bậc cha mẹ đều định hướng cho con học đến đại học và muốn con mình vào những ngành nghề trong khu vực kinh tế nhà nước như sư phạm, kỹ sư hay quản trị kinh doanh.

    - Các đặc trưng của cha mẹ như trình độ học vấn, nghề nghiệp cũng như điều kiện kinh tế của gia đình có ảnh hưởng nhất định trong việc định hướng bậc học và nghề nghiệp cho con cái.

    - Trong định hướng bậc học và nghề nghiệp không có sự khác biệt giữa con trai và con gái.

    6.2. Khung lý thuyết :

    "Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng bậc học và nghề nghiệp cho con ở các gia đình đô thị hiện nay"
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...