Báo Cáo XHH004 - Phản ứng của sinh viên trường DH KHXH&NV đối với việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cự

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I : MỞ ĐẦU


    1.Tính cấp thiết của đề tài


    Cuộc cách mạng tri thức với nòng cốt là cách mạng thông tin, cách mạng công nghệ mà loài người đang tạo nên đã mở ra một kỷ nguyên mới nơi Tri thức - Thông tin - Trí tuệ - Nhân lực giữ vai trò chủ đạo trong những bước phát triển nhảy vọt của xã hội - kinh tế. Trong kỷ nguyên ấy, Giáo dục và đào tạo tất yếu càng trở thành mối quan tâm hàng đầu, "quốc sách" của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam - nơi "Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân". Tuy nhiên, đi đôi với tầm quan trọng không thể thay thế là những thách thức đối với mỗi nền giáo dục được dự báo là nền kinh tế tri thức, xu hướng toàn cầu hóa và công nghệ thông tin. Trong guồng quay phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng những thách thức đó, GD ĐH là bánh răng quan trọng nhất.


    Thực tiễn đã chứng minh, GD ĐH có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành đội ngũ lao động đã qua đào tạo nói riêng và trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội nói chung, là một trong những đòn bẩy quan trọng đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.


    Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng kể mà GD ĐH Việt Nam đã đạt được trong thời kỳ Đổi mới, thực trạng chất lượng đào tạo ĐH nước ta vẫn là một sức cản lớn trong quá trình hình thành xã hội thông tin, đón nhận nền kinh tế tri thức, hòa nhập với xu thế phát triển chung của thế giới và khu vực. Theo tính toán của Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục, kiến thức của sinh viên Việt Nam so với các tiêu chí chất lượng có một khoảng tụt hậu ít nhất là 20 năm xét theo mặt bằng tổng thể. Thực tế cũng cho thấy, trong mối lo chung về chất lượng giáo dục, chất lượng GD ĐH đang được quan tâm hàng đầu bởi sự gắn bó mật thiết của vấn đề này đối với sự phát triển bền vững và công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa của đất nước.


    Chính vì thế, đổi mới GD ĐH để nâng cao chất lượng đào tạo ĐH là nhiệm vụ rất quan trọng đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế. Theo GS TS Bành Tiến Long, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT : "Xác định ý nghĩa, tầm quan trọng của đổi mới, phát triển GD ĐH; đồng thời triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, QH khóa IX, toàn ngành đang nỗ lực, tập trung sức nhằm đổi mới, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục, mở rộng hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước và tiếp cận với trình độ giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới."


    Là một quy trình diễn ra ở nhiều khâu, nâng cao chất lượng GD ĐH cần được tiến hành đồng bộ trên nhiều phương diện, từ cơ cấu hệ thống, mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, đánh giá kết quả đến chính sách tài chính, tổ chức quản lý và hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, trong vô vàn việc cần làm thì việc đổi mới phương pháp dạy và học có tác động trực tiếp nhất đến chất lượng từng giờ giảng nói riêng cũng như chất lượng GD ĐH nói chung. Trong các bài phát biểu, các tham luận tại nhiều Hội nghị, Hội thảo . và trên các phương tiện truyền thông, những chuyên gia đầu ngành về giáo dục đều đồng tình với quan điểm này, như PGS.TS. Trần Kiều - Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục VN nhận định "Đổi mới giáo dục, trước hết phải đổi mới phương pháp dạy và học."


    Thực tế cho thấy, chưa bao giờ yêu cầu về đổi mới phương pháp lại bức thiết như hiện nay và nó đã trở thành một nhu cầu tất yếu của thời đại mới. Trong quá trình cải cách giáo dục - đào tạo ở nước ta, mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục - đào tạo đã thay đổi nhiều lần cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt được những tiến bộ đáng khích lệ. Tuy nhiên, những thay đổi về PP còn quá ít, quá chậm. Đó là trở ngại lớn cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng ta đã đề ra là đào tạo "người lao động tự chủ năng động, sáng tạo." Tuy bao gồm cả phương pháp giảng dạy của người thầy và phương pháp học của trò, việc đổi mới phương pháp giảng dạy của người thầy lại được coi là yếu tố tiên quyết, được bàn đến trong Nghị quyết TƯ 2, Khóa VIII, BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học. Phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân nhất là trong thanh niên." (Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Khóa VIII Đảng Cộng sản Việt Nam). Trong quá trình này, việc hướng tới một PP giảng dạy mới là PP giảng dạy tích cực đã bắt đầu trở thành một xu hướng chính thức và được vận dụng rộng rãi ở nhiều trường ĐH trên toàn quốc.


    Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG HN từ nhiều năm nay cũng là một trong những lá cờ đầu trong việc thực hiện đổi mới phương pháp đào tạo. Việc đầu tư đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính năng động, tư duy sáng tạo và năng lực hoạt động thực tiễn của sinh viên không những được đặt lên hàng đầu trong Các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2004-2005 của ĐHQG HN, mà còn được nhấn mạnh trong 6 chương trình hướng tới mục tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa các hoạt động của trường ĐH KHXH&NV - Giai đoạn 2003-2010. Rất nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, giao lưu bàn về vấn đề này đã được tổ chức thu hút sự quan tâm của đông đảo thầy và trò trong trường. Việc áp dụng PP giảng dạy tích cực ngày càng được nhận thức sâu rộng hơn trong sinh viên và đem đến những luồng gió mới mẻ cho hoạt động dạy và học. Tuy nhiên, từ thực tiễn của việc vận dụng những PP giảng dạy mới một cách tự phát, lẻ tẻ dẫn đến thiếu phù hợp và kém hiệu quả ở một số trường ĐH, cũng như tuy từ trước tới nay trong nhiều văn bản của nhà nước cũng đã nói nhiều đến việc đổi mới PP giảng dạy, nhưng chưa có một thống kê nào nói về hiệu quả và thực tế thực hiện ở các cơ sở như thế nào, "đã đến lúc chúng ta cần tổng kết một cách toàn diện về hiệu quả, tính khả thi của các PP giảng dạy đã được triển khai để trên cơ sở đó vận dụng những PP giảng dạy tích cực một cách hiệu quả hơn cũng như có những quy định nghiêm ngặt về việc triển khai các PP giảng dạy thích hợp." (theo bài báo "Nên nhìn nhận việc đổi mới PP giảng dạy trong thời gian qua như thế nào?" đăng trên Báo Giáo dục&Thời đại số ra ngày 12/7/2003).

    Vì lí do đó, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc đánh giá hiệu quả của việc áp dụng PP giảng dạy tích cực trong nhà trường bằng việc thu thập những phản hồi của sinh viên, chúng tôi chọn vấn đề "Phản ứng của sinh viên trường ĐHKHXH&NV HN đối với việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong nhà trường hiện nay" làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.


    2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

    2.1 Ý nghĩa lý luận

    ã Đề tài nghiên cứu khoa học của chúng tôi vận dụng lý thuyết xã hội học hành vi, hành động xã hội để lý giải cho vấn đề nghiên cứu về "Phản ứng của sinh viên trường ĐH KHXH&NV HN đối với việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong nhà trường hiện nay". Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần phát triển việc vận dụng lý thuyết xã hội học hành vi, hành động xã hội vào lý giải những hiện tượng của đời sống xã hội, mà cụ thể ở đây là nhận thức, thái độ, hành động của SV đối với việc áp dụng một PP giảng dạy mới - PP giảng dạy tích cực trong nhà trường ĐH.

    ã Ngoài ra, bằng việc lý giải những động thái phản hồi của sinh viên đối với việc áp dụng PP giảng dạy tích cực trong nhà trường thông qua hàng loạt các nhân tố như thực trạng áp dụng PP giảng dạy tích cực trong nhà trường hiện nay, nhận thức, thái độ của SV đối với việc áp dụng PP này ., đề tài nghiên cứu góp phần khẳng định tính đúng đắn của một luận điểm xã hội học : Xã hội học là khoa học về các sự kiện xã hội, và muốn giải thích một sự kiện xã hội này phải dùng những sự kiện xã hội khác.


    2.2 Ý nghĩa thực tiễn

    ã Nghiên cứu cho chúng ta có được cái nhìn nhiều chiều cạnh (khách quan và chủ quan) về thực trạng của việc áp dụng PP giảng dạy tích cực ở các trường ĐH trên cả nước nói chung, cũng như tại trường ĐH KHXH&NV HN nói riêng, về cả hai mặt lượng và chất.

    ã Nghiên cứu cung cấp cho các cán bộ giảng dạy và quản lý giáo dục những gợi ý về phương hướng và giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm góp phần ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học từ những phản hồi của SV đối với việc áp dụng một PP giảng dạy mới - PP giảng dạy tích cực trong nhà trường ĐH KHXH&NV HN hiện nay.


    3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

    ã Mô tả thực trạng PP giảng dạy nói chung và việc áp dụng PP giảng dạy tích cực nói riêng trong nhà trường hiện nay.

    ã Mô tả nhận thức và thái độ của SV về những vấn đề xung quanh PP giảng dạy tích cực và việc áp dụng PP giảng dạy này trong nhà trường.

    ã Mô tả hành động của SV đối với việc áp dụng PP giảng dạy tích cực trong nhà trường.

    ã Trên cơ sở tập hợp những ý kiến phản hồi của SV, đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp về việc đổi mới PP giảng dạy.


    4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi khảo sát


    4.1 Đối tượng nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là "Phản ứng của sinh viên trường ĐH KHXH&NV đối với việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong nhà trường hiện nay".


    4.2 Khách thể nghiên cứu

    Khách thể nghiên cứu của đề tài là SV các khoa : Xã hội học, Quốc tế học, Đông phương học, Tâm lý học, Sử học, Ngôn ngữ học.


    4.3 Phạm vi khảo sát

    ã Phạm vi không gian : 6 khoa kể trên ở trường ĐH KHXH&NV HN.

    ã Phạm vi thời gian : Từ giữa tháng 2 đến giữa tháng 3 năm 2005


    5. Phương pháp nghiên cứu xã hội học của đề tài


    5.1 Phương pháp chọn mẫu


    ã Số lượng mẫu : 128 SV

    ã Cách chọn mẫu : Chúng tôi tiến hành theo các bước sau

     Bước 1 : Chọn có chủ định 6 Khoa của Trường ĐHKHXH&NV : Xã hội học, Quốc tế học, Đông phương học, Tâm lý học, Sử học, Ngôn ngữ học.

     Bước 2 : Chọn có chủ định một lớp ở mỗi Khoa trên.

     Bước 3 : Chọn thuận tiện 128 SV ở các lớp đã được chọn

    ã Cơ cấu

     Cơ cấu theo năm học :

    Năm thứ II : 53.2%

    Năm thứ III : 46.8%

     Cơ cấu theo quê quán :

    Nông thôn+Miền núi : 48.4%

    Thành thị : 51.6%

     Cơ cấu theo học lực :

    Giỏi : 17.2%

    Khá : 62.5%

    Trung bình : 20.3%


    5.2 Phương pháp trưng cầu ý kiến

    Là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài giúp thu thập khối lượng thông tin chủ yếu, phương pháp trưng cầu ý kiến trước tiên đã giúp chúng tôi tiến hành điều tra thử bằng 10 phiếu câu hỏi nhằm nắm bắt được tình hình thực tế của vấn đề nghiên cứu tại địa bàn, trên cơ sở đó rút ra những giả thuyết nghiên cứu cho đề tài, cũng như bổ sung, hoàn thiện nội dung bảng hỏi. Trong quá trình thu thập thông tin chính thức, nhóm nghiên cứu đã thu được 128 phiếu điều tra về đối tượng của khách thể nghiên cứu đã được xác định là SV hệ chính quy thuộc 6 khoa của trường ĐH KHXH&NV HN. Các câu trả lời phản ánh khách quan nhận thức, thái độ và hành động của 128 SV đó chính là nguồn thông tin chính của đề tài.


    5.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

    Kết quả thu được từ các cuộc phỏng vấn trực tiếp một số SV trong trường góp phần bổ sung, làm sáng tỏ những thông tin định lượng, cung cấp những hiểu biết sâu hơn về một số chiều cạnh của vấn đề nghiên cứu khó làm rõ trong phiếu trưng cầu ý kiến. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu 1 SV nam học năm thứ III, 1 SV nữ học năm thứ II và phỏng vấn nhóm tập trung 5 SV năm thứ I.


    5.4 Phương pháp phân tích tài liệu

    ã Sử dụng số liệu đã được xử lý từ 128 phiếu trưng cầu ý kiến do nhóm nghiên cứu điều tra được tại trường ĐH KHXH&NV HN trong suốt thời gian khảo sát.

    ã Thu thập và phân tích một số nguồn tài liệu để bổ sung thông tin cho các phương pháp khác, phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

     Sách, tạp chí chuyên ngành Xã hội học

     Khóa luận tốt nghiệp của SV khoa Xã hội học

     Văn kiện Đại hội Đảng, văn bản chính sách giáo dục của Nhà nước

     Tạp chí Giáo dục và Thời đại, tạp chí Thế giới mới

     Mạng Internet (www.edu.net, www.trangquynh.net, .)


    5.5 Phương pháp quan sát

    Những kết quả lý thú và bổ ích thu được từ việc quan sát giờ học tại lớp không chỉ giúp cho việc đưa ra giả thuyết nghiên cứu mà còn bổ sung cho các phương pháp khác trong quá trình thu thập thông tin. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành quan sát (bí mật hoặc tham dự) một số giờ học môn chuyên ngành tại các lớp K48 Xã hội học, K48 Báo chí, K47 Du lịch học .


    6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết


    6.1 Giả thuyết nghiên cứu


    ã PP giảng dạy được sử dụng chủ yếu trong nhà trường hiện nay PP truyền thống (PP thuyết trình) và PP kết hợp giữa PP truyền thống và PP tích cực. Tuy nhiên, PP giảng dạy được sử dụng nhiều nhất vẫn là PP truyền thống.

    ã Phần lớn SV đều chưa hài lòng với việc áp dụng PP giảng dạy hiện tại trong các giờ học ở lớp họ bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

    ã Phần lớn SV đều nhận thức khá đúng đắn và đồng tình với việc áp dụng PP giảng dạy tích cực bằng hình thức ban đầu là phối kết hợp lý với PP giảng dạy truyền thống và tin tưởng vào khả năng đổi mới PP giảng dạy của GV trong nhà trường hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...