Báo Cáo XHH003 - Mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân nông thôn” ở xã Ái Quốc - hu

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG


    1.Lời nói đầu.


    Đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, xoá bỏ chế độ quan liêu bao cấp để chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động dưới sự điều tiết của Nhà nước, công cuộc đổi mới đã đem lại những kết quả rất đáng khích lệ đã làm thay đổi bộ mặt đất nước trên hầu hết các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hoá , chính trị

    Tại Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX đã quyết định chiến lược phát triển kinh tê xã hội của đất nước 10 năm đầu thế kỷ XXI: “ Chiến lược đẩy mạnh CNH – HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”[8]. Mục tiêu đưa đất nước ta đi lên và thoát khỏi một nước nông nghiệp để trở thành một nước công nghiệp nhằm nâng cao đời sống cho người dân. Muốn đạt được điều đó thì mục tiêu thu nhập của người dân phải được quan tâm hàng đầu.

    Với chủ trương phát triển nền nông nghiệp bền vững, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, chính sách đã tác động một cách toàn diện và sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư nước ta. Đảng tiếp tục đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn là: “đa dạng hoá việc làm, ai giỏi nghề nào thì làm nghề ấy, trao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho từng hộ gia đình” [8], từ đó đã tạo ra động lực cho người nông dân tự chủ trong công việc của gia đình mình, xu thế tất yếu của con người là: khi thu nhập tăng thì cùng với nó là các điều kiện sinh hoạt của con người trong gia đình ngày càng phong phú và đa dạng hơn để đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi ngày càng cao của con người Ngôi nhà, các điều kiện sinh hoạt trong gia đình đã nói lên mức sống của gia đình đó như thế nào. Một ngôi nhà tồi tàn, cũ nát thì cũng nói lên gia đình đó có thu nhập thấp và kinh tế kém phát triển; còn một ngôi nhà sang trọng, đựơc thiết kế kiếu cách, tiện nghi sinh hoạt đắt tiền thì có thể khẳng định rằng gia đình có thu nhập khá giả. Từ đó, có thể thấy rằng thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân có mối quan hệ mật thiết với nhau, khi thu nhập tăng lên thì con người sẽ cố gắng nâng cao mức sống của gia đình mình lên họ sẽ đầu tư vào xây dựng nhà cửa, mua sắm tiện nghi sinh hoạt trong gia đình.

    Xã Ái Quốc thuộc tỉnh Hải Dương đang nằm trong quá trình đô thị hoá, dưới sức ép của các KCN thì điều kiện sản xuất, sinh hoạt, thu nhập của người dân đã có sự thay đổi nhanh chóng. Vì vậy đời sống, điều kiện sinh hoạt của người dân nơi đây đã và đang chuyển mình cho phù hợp với mức thu nhập của gia đình mình. Điều kiện vật chất và tinh thần thay đổi như thế nào? Thông qua phân tích mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân nơi đây sẽ cho chúng ta cách nhìn tổng quan hơn về vấn đề này, đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân nông thôn ở xã Ái Quốc - huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương.”

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    Để thực hiện nội dung nghiên cứu liên quan đến việc tìm hiểu mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân, tôi đặt ra một số mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

    Thứ nhất, tìm hiểu mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân.

    Thứ hai, tìm hiểu sự đầu tư cho điều kiện sinh hoạt của hộ gia đình có mức thu nhập khác nhau thì có sự khác nhau như thế nào.

    Thứ ba, từ đó đưa ra một số kết luận và khuyến nghị.

    3 . Đối tượng, khách thể, phạm vị và mẫu nghiên cứu:

    3.1 Đối tượng nghiên cứu.

    Trên cơ sở đưa ra tính cấp thiết của đề tài nêu ở trên, đối tượng của đề tài được xác định đó là việc chỉ ra mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân nông thôn.

    3.2 Khách thể nghiên cứu:

    Các hộ gia đình nông thôn tại xã Ái Quốc- huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương.

    3.3 Phạm vi nghiên cứu:

    3.2.1 Phạm vi thời gian:

    Cuộc khảo sát về thay đổi đời sống kinh tế - xã hội của người dân nông thôn ở xã Ái Quốc( tháng 5- 2007)

    3.3.2 Phạm vi không gian:

    Tại xã Ái Quốc - huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương.


    3.3.3. Mẫu nghiên cứu:

    Báo cáo được lấy một phần để nghiên cứu từ kết quả khảo sát thực tế với 819 hộ gia đình nông thôn tại xã Ái Quốc - huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương của k49 xã hội học, với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

    4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:

    4.1 . Ý nghĩa khoa học:


    Trong nghiên cứu này tôi đã sử dụng một số khái niệm, thuật ngữ , lý thuyết của xã hội học, qua kết quả nghiên cứu tôi hy vọng góp phần khẳng định thêm các lý thuyết xã hội học, nhất là lý thuyết xã hội học kinh tế, lý thuyết xã hội học gia đình, lý thuyết xã hội học nông thôn

    Tìm hiểu về mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân sẽ giúp cho chúng ta thấy được sự thay đổi đời sống của người dân nông thôn khi thu nhập tăng lên, vì vậy mà điều kiện sinh hoạt của người dân theo đó cũng ngày càng được tăng lên.

    4.2.Ý nghĩa thực tiễn.

    Trên cơ sở xem xét và phân tích những kết quả thu được sau thời gian nghiên cứu đã cho chúng tôi có cái nhìn tổng quát về thu nhập cũng như điều kiện sinh hoạt của người dân nơi đây, để từ đó tôi có thể đánh giá được mức sống của người dân nơi đây, có cái nhìn khách quan hơn về nguồn thu nhập của người dân ở xã Ái Quốc và cho chúng ta biết được mức đầu tư cho sinh hoạt của các hộ gia đình có sự khác nhau. Từ đó cho chúng ta cái nhìn chính xác về cơ cấu nguồn thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn và sự đầu tư cho điều kiện sinh hoạt cho của các hộ gia đình nông thôn nói chung và các hộ gia đình ở xã Ái Quốc nói riêng.

    5. Phương pháp nghiên cứu.

    5.1 Phương pháp nghiên cứu cụ thể.


    5.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu.

    Để thấy được mối liên hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của các hộ gia đình ở xã Ái Quốc. Thu nhập là vấn đề rộng lớn nó bao quát lên nhiều vấn đề khác nữa trong đó có điều kiện sinh hoạt, vì vậy tôi đã sủ dụng phương pháp phân tích tài liệu nhằm mang lại hiệu quả cao trong nghiên cứu.

    -Báo cáo đã sử dụng tài liệu sau:

    +Báo cáo tình hình kinh tế xã hội, văn hoá giáo dục, y tế củ UBND xã Ái Quốc - Nam Sách - Hải Dương.

    +Một số báo cáo thực tập của sinh viên khoa xã hội học các khoá trước.

    +Các tạp chí xã hội học liên quan.

    +Số liệu đã xử lý của 819 bảng hỏi do tập thể sinh viên k49 khoa xã hội học đã điều tra tại xã Ái Quốc.

    5.1.2 Phương pháp phỏng vấn.

    5.1.2.1. Phỏng vấn bằng bảng hỏi.

    Báo cáo thực tập này được lấy một phần từ kết quả nghiên cứu của tập thể k49 xã hội học qua khảo sát thực tế tại xã Ái Quốc - Nam Sách - Hải Dương.

    5.1.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu.

    Được tiến hành phỏng vấn với 5 hộ gia đình tại xã Ái Quốc – Nam Sách - Hải Dương. Phỏng vấn sâu nhằm có thêm thông tin sâu hơn mà ở trong bảng hỏi chưa khai thác được nhằm phục vụ cho đề tài. Khi phỏng vấn sâu tôi có tiến hành so sánh giữa các hộ gia đình ở trong xóm và các hộ ngoài mặt đường về thu nhập, nguồn thu nhập, điều kiện sinh hoạt của họ có khác nhau không, những gia đình có nghề nghiệp khác nhau thì mức thu nhập của họ khác nhau như thế nào và sự đầu tư cho điều kiện sinh hoạt trong gia đình họ có sự khác nhau ra sao. Đồng thời tôi cũng sử dụng các phỏng vấn sâu của các bạn cùng lớp khi có liên quan đến đề tài nghiên cứu này.

    5.1.3. Phương pháp quan sát.

    Tôi tiến hành quan sát về nhà cửa, tiện nghi sinh hoạt của các hộ gia đình.

    Sử dụng phương pháp quan sát làm cho kết quả nghiên cứu được sát thực và thu được thông tin đa dạng hơn.

    5.1.4. Phương pháp so sánh.

    So sánh về thu nhập, các mức thu nhập của các hộ gia đình làm nghề nghiệp khác nhau có sự khác nhau như thế nào, điều kiện sinh hoạt của người dân ở những gia đình có thu nhập cao và những gia đình có thu nhập thấp.

    6. Giả thuyết nghiên cứu.

    Trang thiết bị, tiện nghi sinh hoạt của các hộ gia đình phụ thuộc chặt chẽ vào mức thu nhập của họ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...