Báo Cáo XHH002 - Ảnh hưởng của việc chuyển giao đất tới cơ cấu nghề nghiệp của người dân xã Ái Quốc, huyện N

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU



    1. Lý do chọn đề tài


    Ở nước ta hiện nay quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ tại hầu hết các các địa phương. Đời sống người dân cũng từ đó được cải thiện và nâng cao một cách đáng kể. Hải Dương cũng là một trong số những tỉnh như vậy. Tỉnh Hải Dương thuộc thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh. Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông phân bố hợp lý. Trên địa bàn có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như đường 5, đường 18, đường 183 và hệ thống đường tỉnh , huyện đã được nâng cấp cải tạo rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài.

    Ngày nay, Hải Dương đang phát triển một cách mạnh mẽ về kinh tế với những khu công nghiệp thu hút những nguồn vốn lớn từ nước ngoài. Các chủ đầu tư khu công nghiệp đã đầu tư 165 tỷ đồng, chiếm 28% tổng dự toán kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp. Trong đó khu công nghiệp Nam Sách tại xã Ái Quốc và Nam Đồng (Nam Sách), sau hơn một năm xây dựng hạ tầng đã đầu tư 70 tỷ đồng, đạt gần 87% tổng vốn đầu tư bao gồm chi phí đền bù, san lấp mặt bằng, xây dựng các hệ thống đường giao thông, điện chiếu sáng, thoát nước, xử lý nước thải Công ty TNHH đầu tư và phát triển Nam Quang( Hải Dương) là chủ đầu tư đã tích cực vận động, thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước vào thuê đất. Đến nay, KCN Nam Sách đã cho thuê đựợc gần 35,5ha chiếm hơn 80% diện tích đất đầu tư xây dựng nhà máy trong KCN. Nhiều doanh nghiệp đã và đang xây dựng nhà máy, lắp đặt thiết bị để sản xuất, kinh doanh sản phẩm may mặc, dệt, da giầy; các sản phẩm chế biến nông, lâm sản và các ngành nghề khác.

    Sự xuất hiện các khu công nghiệp tại địa phương sẽ gây ra những tác động không nhỏ tới đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương nói chung và với người dân nói riêng. Đặc biệt sự kiện chuyển giao đất để xây dưng các khu công nghiệp sẽ tạo nên những ảnh hưởng quan trọng tới cơ cấu ngành nghề của vùng. Xuất phát từ những điều đó, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu : “Ảnh hưởng của việc chuyển giao đất tới cơ cấu nghề nghiệp của người dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương” để có thể hiểu sâu hơn nữa về những thay đổi trong cơ cấu ngành nghề của vùng sau khi có sự kiện chuyển giao đất. Từ kết quả nghiên cứu, tôi mong muốn giúp chính quyền địa phương sẽ có những chính sách hỗ trợ cũng như điều chỉnh phù hợp với cơ cấu nghề nghiệp tại địa phương góp phần giải quyết vấn đề việc làm của người dân sau khi tiến hành chuyển giao đất.

    2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

    2.1 Ý nghĩa khoa học :


    Nghiên cứu góp phần làm sang tỏ một số lý thuyết của xã hội học đại cương như lý thuyết biến đổi xã hội, lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết cơ cấu chức năng, lý thuyết di động xã hội và một số lý thuyết khác trong các chuyên ngành xã hội học kinh tế, xã hội học lao động Nghiên cứu đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học và lý thuyết xã hội học vào việc nghiên cứu, lý giải một cách khoa học những hiện tượng, những biến đổi trong cơ cấu việc làm của địa phương sau khi có sự kiện chuyển giao đất.Kết quả nghiên cứu giúp tìm hiểu quy luật biến đổi trong cơ cấu ngành nghề của vùng; trên cơ sở đó đề ra những chính sách, những tác động phù hợp với sự phát triển của quy luật đó.

    2.2 Ý nghĩa thực tiễn:

    Kết quả nghiên cứu góp phần giúp các nhà quản lý có cái nhìn đúng đắn, toàn diện về thực trạng ngành nghề của địa phương sau khi chuyển giao đất. Từ đó có những thay đổi về mặt nhận thức và định hướng cho người dân tại địa phương những công việc phù hợp với thực tế sau khi đã bàn giao đất.

    Nghiên cứu còn góp phần giúp cho các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành có liên quan, các cơ quan Nhà nước có những chính sách nhằm nâng cao nhận thức cũng như trình độ kỹ năng cho người dân đáp ứng yêu cầu về chất lượng của nguồn nhân lực hiện nay.

    Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và xu hướng việc làm của người dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương , chúng tôi đề xuất các giải pháp làm cơ sở tham khảo cho các nhà quản lý nhằm giải quyết tốt hơn vấn đề việc làm cho người dân sau chuyển giao đất.


    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    3.1 Mục đích nghiên cứu :


    Tìm hiểu ảnh hưởng của việc chuyển giao đất tới việc làm của các hộ gia đình và sự thay đổi về cơ cấu ngành nghề của xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những bất cập về nghề nghiệp cũng như đảm bảo đời sống cho người dân ngày một tốt hơn, đồng thời giúp tháo gỡ những hậu quả từ việc thu hồi đất . Nhằm tiến tới mục tiêu xây dựng một xã hội nông thôn đáp ứng được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

    3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu :

    - Tìm hiểu những ảnh hưởng của việc chuyển giao đất tới đời sống của người dân về thu nhập, mức sống, số nhân khẩu,

    - Phân tích những ảnh hưởng của bàn giao đất tới việc biến đổi cơ cấu nghề nghiệp của người dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

    - Tìm ra những giải pháp nhằm hạn chế những tiêu cực sau khi chuyển giao đất.

    - Đề xuất những biện pháp nhằm tạo việc làm mới cho người dân điạ phương.

    - Khắc phục những hệ quả tiêu cực mới phát sinh sau khi tiến hành bàn giao đất như các tệ nạn xã hội : ma tuý, mại dâm, trộm cắp, cờ bạc



    4.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

    4.1 Đối tượng nghiên cứu:


    Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Ảnh hưởng của việc bàn giao đất tới cơ cấu nghề nghiệp của người dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

    4.2 Khách thể nghiên cứu:

    Khách thể nghiên cứu của đề tài: Những hộ gia đình ở xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

    4.3 Phạm vi nghiên cứu:

    - Phạm vi không gian:

    Tại 6 thôn : Tiền Trung, Độc Lập, Tiến Đạt, Vũ Thượng, Vũ Xá và Ngọc Trì thuộc xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

    - Phạm vi thời gian:

    Nghiên cứu được tiến hành từ ngày 20/4/2007 – 12/5/2007.


    5.Phương pháp nghiên cứu

    5.1 Phương pháp quan sát:


    Chúng tôi tiến hành những quan sát sau :

    - Quan sát những ngành nghề hiện có của địa phương.

    - Quan sát số lượng lao động trong các ngành nghề đó.

    - Quan sát những ngành nghề thu hút nhiều lao động tham gia.

    - Quan sát thái độ của người dân đối với các chính sách hỗ trợ, tạo việc

    làm của chính quyền địa phương.

    5.2 Phương pháp phỏng vẫn sâu:

    Ngoài những câu hỏi trong bảng hỏi, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 5 đối tượng có trình độ học vấn, giới tính, lứa tuổi khác nhau để thu thập thông tin về các ngành nghề tại địa phương sau khi chuyển giao đất cho các khu công nghiệp. Cụ thể là hiện trạng nghề nghiệp của người dân địa phương, các ngành nghề hiện có, tìm hiểu thái độ người dân đối với các chính sách hỗ trợ tạo việc làm của Nhà nước . 5 đối tượng trong phỏng vấn sâu đều là những người thuộc diện phải thu hồi đất , họ có trình độ học vấn là trung học cơ sở và trung học phổ thông; việc làm chủ yếu của những người này sau khi bị thu hồi đất là buôn bán nhỏ hoặc tiếp tục làm nông nghiệp, đây cũng được coi là những nghề chủ yếu của người dân địa phương.

    5.3 Phương pháp phân tích tài liệu:

    Trong quá trình nghiên cứu này chúng tôi đã đọc và phân tích những tài liệu và báo cáo của UBND xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương và đặc biệt là báo cáo của các thôn được tiến hành nghiên cứu. Bên cạnh đó là những báo cáo, số liệu đã được công bố trên các tạp chí, sách báo, các trang web điện tử để bổ sung những thông tin mà các phương pháp khác còn thiếu.

    5.4 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi :

    Điều tra 820 phiếu trong đó :

    - Cơ cấu giới :

    + Nam : 44,5%

    + Nữ : 55,5%

    - Cơ cấu mức sống :

    + Tăng lên : 43,7%

    + Giảm đi : 12,0%

    + Không thay đổi : 44,2%

    + Không trả lời : 0,1%

    - Số thế hệ chung sống :

    + Một thế hệ : 3,7%

    + Hai thế hệ : 70,1%

    + Ba thế hệ trở lên : 26,1%



    6. Giả thuyết nghiên cứu

    - Sau khi tiến hành bàn giao đất đa số người dân đều chuyển sang làm những công việc giản đơn hoặc có tính chất thời vụ, không đòi hỏi trình độ học vấn và chuyên môn.

    - Nông nghiệp với những ngành nghề như trồng trọt, chăn nuôi vẫn là những nghề chủ đạo tuy vậy phi nông nghiệp có xu hướng ngày càng phát triển tại địa phương.

    - Mô hình của các ngành phi nông nghiệp như các loại hình kinh doanh dịch vụ, làm thuê tự do hay tại các cơ quan, xí nghiệp sẽ phát triển mạnh ở xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...