Tiểu Luận Xhh đo thị --- lối sống đô thị và nông thôn việt nam hiện nay những đặc trưng cơ bản

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỐI SỐNG ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY: NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
    BÀI LÀM:
    1. Khái niệm.
    1.1. Khái niệm lối sống.
    Theo từ điển xã hội học Liên Xô Cũ: lối sống là những hình thức hoạt động sống “ cá nhân, nhóm , tầng lớp” điển hình với những quan hệ xã hội cụ thể trong lịch sử.
    Định nghĩa của Nguyễn Trần Bạt: “Lối sống là một thói quen có định hướng, có chất lượng lý tưởng. Lối sống là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hoá, đặc trưng văn hoá của một con người hay một cộng đồng”. Tác giả này còn giải thích thêm: “Lối sống bao gồm nhiều yếu tố cấu thành như:
    + Cách thức lao động, làm ăn, kinh doanh .
    + Các phong tục tập quán
    + Cách thức giao tiếp, ứng xử với nhau
    + Quan niệm về đạo đức và nhân cách”
    1.2. Khái niệm lối sống đô thị.
    Lối sống đô thị là: Theo Luis Wirth thế kỷ XX đã định nghĩa về lối sống đô thị như là: các khuôn mẫu của văn hóa và cấu trúc xã hội, đặc trưng của các đô thị và khác căn bản với văn hóa của các cộng đồng nông thôn.
    1.3. Khái niệm lối sống nông thôn.
    Lối sống nông thôn là các khuôn mẫu văn hóa và cấu trúc xã hội, với những đặc trưng mang tính cộng đồng làng xã truyền thống của nông thôn.
    2. Thực trạng lối sống đô thị và nông thôn ở Việt Nam.
    2.1. Thực trạng lối sống đô thị.
    Trong bối cảnh đổi mới ở nước ta, kinh tế thị trường có sức thẩm thấu đặc biệt nhanh chóng ở các đô thị lớn. Tác động của nó được thể hiện trong đời sống, cảnh quan phố phường ngày hôm nay, sự phong phú của hàng hóa, phương tiện sinh hoạt. Đặc biệt là những biến đổi trong kết cấu nghề nghiệp - xã hội của dân cư, mức sống vật chất và tinh thần, lối sống và khuôn mẫu hành vi ứng xử của các nhóm xã hội, trên cả 2 mặt tích cực và tiêu cực.
    Lối sống đô thị được hình thành ở những nhóm dân cư hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp hay nói cách khác lối sống được gọi là lối sống đô thị khi có 70 – 80% dân cư hoạt động phi nông nghiệp.
    Lối sống của đô thị mang tính chất của thị dân, những người không làm nông nghiệp, chủ yếu buôn bán, sản xuất hàng hóa, dịch vụ, viên chức, tri thức cho nên tư duy của họ sâu sắc, tính toán cao về hiệu quả, lợi ích mang trao đổi, song phẳng trong quan hệ, di chuyển quan hệ nhanh, lấy hiệu quả và sòng phẳng hơn thân quen vị nể, ít nhiều bộc lộ tính ích kỉ, tình nghĩa kém so với nông thôn.
    Nhìn chung dân cư vùng đô thị họ sống ở mức sống cao do điều kiện kinh tế của họ phát triển, thu nhập cao. Hơn nữa đô thị thường là nơi tập trung của các cơ quan đầu não do vậy sẽ thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào các siêu thị, trung tâm thương mại. Vì vậy, các cư dân đô thị họ có điều kiện hơn trong việc tiếp nhận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...