Báo Cáo Xét sự phân bố nội lực trong vách cứng nhà cao tầng chịu tải trọng gió

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    XÉT SỰ PHÂN BỐ NỘI LỰC TRONG VÁCH CỨNG NHÀ
    CAO TẦNG CHỊU TẢI TRỌNG GIÓ

    CONSIDER THE INTERNAL FORCE DISTRIBUTION IN THE SHEAR WALL
    OF HIGH - RISE BUILDING CHARGED BY WIND LOAD

    SVTH: NGUYỄN QUANG TÙNG
    Sinh viên, Khoa XDDD&CN, Trường Đại học Bách khoa
    CBHD: Th.S BÙI THIÊN LAM
    Khoa XDDD&CN, Trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN
    Tóm tắt:
    Mục đích của đề tài là tìm hiểu ảnh hưởng của dao động xoắn đến hệ kết cấu nhà cao tầng
    chịu tải trọng gió bằng lý thuyết và sử dụng phần mềm ETABS 9.07 để khảo sát nội lực trong
    một số vách cứng
    Abstract
    The purpose of this report is learning the influence of torsion vibration to design the high-rise
    building’s bearing structure. Using software ETABS 9.04 to survey the internal force of the
    bearing structure and proposing the petition.

    1. Mở đầu
    Kết cấu nhà cao tầng có nhu cầu ngày càng nhiều ở nước ta, nó đảm bảo tiết kiệm quĩ
    đất, nhất là khi dân số đô thị ngày càng gia tăng và giá nhà đất thì ngày càng đắt đỏ. Việc xây
    dựng nhà cao tầng hàng loạt cũng phản ánh quan điểm của các nhà thiết kế khi giải quyết bài
    toán quy hoạch và xây dựng đô thị.
    Khi thiết kế nhà cao tầng, do điều kiện khách quan hay chủ quan mà mặt bằng kết cấu
    có thể đối xứng hay không đối xứng. Trong trường hợp mặt bằng đối xứng, tâm cứng trùng
    với tâm khối lượng thỉ ảnh hưởng của hiện tượng xoắn đến công trình là không lớn. Khi tâm
    cứng không trùng tâm khối lượng thì dao động xoắn là lớn và ảnh hưởng đáng kể đến sự làm
    việc của ngôi nhà. Các cuộc khảo hiện trường động đất và gió bão gần đây cũng đã chỉ ra ảnh
    hưởng xoắn là một trong những nguyên nhân chính gây hư hại hệ kết cấu.
    Do tính chất thay đổi bất thường của gió, nên dù công trên có kết cấu đối xứng vẫn xãy
    ra hiện tượng xoắn. Cho đến nay, trong tiêu chuẩn tính toán tải trọng gió của Việt Nam [1] vẫn
    chưa quan tâm nhiều đến thành phần xoắn của tải trọng gió. Vì vậy việc nghiên cứu tìm ra ảnh
    hưởng của hiện tượng xoắn do gió đến sự phân bố nội lực lên vách cứng kết cấu nhà cao tầng
    là cần thiết, nhằm góp phần vào việc tính toán thiết kế nhà cao tầng được an toàn, hiệu quả
    hơn.
    2. Tổng quan
    Sự làm việc của toàn bộ công trình cao tầng giống như một console có tỷ số độ mảnh
    vừa phải. Tuy nhiên, nó khác với cấu kiện cột điển hình, bản chất của nó là cấu kiện chịu uốn,
    sự uốn của toàn bộ công trình không chỉ bao gồm dạng uốn mà có thể được thay thế bởi dạng
    cắt hoặc dạng tổ hợp của uốn và cắt. Hơn nữa những hình dạng này có thể xảy ra không chỉ
    với uốn theo phương ngang mà còn xoắn hoặc dạng uốn- xoắn. [2]
    Dưới tác dụng của tải trọng ngang, ngôi nhà chuyển vị theo phương ngang. Tại những
    điểm khác nhau, trên từng mặt cắt ngang của ngôi nhà sẽ có những chuyển vị khác nhau. Các
    kết quả phân tích của B.B.Khansi đã cho thấy ảnh hưởng của hiện tượng xoắn đến chuyển vị
    ngang là đáng kể.[3]

    Phân tích kết cấu nhà cao tầng chịu lực theo sơ đồ không gian, tác giả Lê Thanh Huấn
    đã đề cập đến hiện tượng xoắn của công trình có vách kín hoặc hở và đã đưa ra phương pháp
    cũng như các phương trình xác định nội lực trong các vách cứng. [3].
    Trong tiêu chuẩn tính toán tải trọng gió của Nhật, của Mỹ đều đã đề cập đến thành
    phần xoắn của tải trọng gió [4], [5]
    Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã tạo ra những thuận lợi trong công tác tính
    toán và thiết kế kết cấu nhà cao tầng. Tuy nhiên, các tác giả vẫn chưa đi sâu vào giải quyết
    mối quan hệ giữa dao động xoắn và nội lực của vách cứng dưới tác dụng của tải trọng ngang.
    Do đó đề tài này sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề một cách cụ thể hơn, tạo điều kiện cho việc tính
    toán và thiết kết kế được dễ dàng hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...