Luận Văn Xếp hạng các trường đại học dựa trên độ đo Web và áp dụng vào bài toán xếp hạng các trường đại học V

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Mai Kul, 14/12/13.

  1. Mai Kul

    Mai Kul New Member

    Bài viết:
    1,299
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    1. Giới thiệu 4
    2. Khái quát về Webometrics 5
    2.1. Xếp hạng trang web . 5
    2.2. Xếp hạng các thực thể trên web 7
    2.3. Khái quát về Webometrics 10
    3. Một số hệ thống xếp hạng trường đại học điển hình 13
    3.1. Phương pháp chung . 13
    3.1.1. Thu thập dữ liệu 13
    3.1.2. Xác định các tiêu chí đánh giá, tính điểm và đánh trọng số cho từng tiêu chí 13
    3.1.3. Tổng hợp và công bố kết quả 15
    3.2. Các hệ thống xếp hạng quốc gia 15
    3.2.1. Mỹ - US News and World Report (USNWR) 15
    3.2.2. Anh - Times Higher Education Supplement (THES) . 15
    3.2.3. Australia - Good Universities Giude (GUG) 16
    3.2.4. Canada - Macleans Raking . 16
    3.3. Các hệ thống xếp hạng quốc tế 17
    3.3.1. Hệ thống xếp hạng học thuật các trường đại học trên thế giới của trường đại học Giao Thông Thượng Hải (Shanghai Jiao Tong University – SJTU) . 17
    3.3.2. Hệ thống xếp hạng các trường đại học quốc tế của Times Higher Education Supplemen THES) . 18
    4. Hệ thống xếp hạng trường đại học dựa trên độ đo Web . 19
    4.1. Giới thiệu . 19
    4.2. Phương pháp luận 20
    4.2.1. Thu thập dữ liệu 20
    4.2.2. Chuẩn hóa chỉ số và xác định trọng số cho các chỉ số 21
    5. Mô hình thực nghiệm phương pháp dựa độ đo web trong xếp hạng các trường đại
    học Việt Nam 22
    5.1. Xác định các chỉ số 23
    5.1.1. Chỉ số nhận diện (V – Visibility) 23
    5.1.2. Chỉ số kích thước (Size – S) . 26
    5.1.3. Chỉ số phong phú tài liệu (Rich files - R) . 26
    5.1.4. Chỉ số bài báo khoa học (Scholar – Sc) 26
    5.2. Xác định trọng số cho các chỉ số . 27
    6. Bảng xếp hạng - Phân tích đánh giá . 28
    7. Kết luận và định hướng nghiên cứu

    Danh sách hình vẽ
    Hình 1. Đồ thị biểu diễn liên kết web
    Hình 2. Mô hình chung của tìm kiếm thực thể
    Hình 3. Một thuật toán xếp hạng thực thể.
    Hình 4. Mô hình thực nghiệm chung
    Hình 5. Đồ thị web các trường đại học
    Hình 6. Sử dụng máy tìm kiếm để xác định liên kết đến (inlinks)
    Hình 7. Mô hình mở rộng phương pháp 2
    Danh sách bảng biểu
    Bảng 1.Các tiêu chí và trọng số trong xếp hạng của SJTU
    Bảng 2. Bảng xếp hạng 5 trường hàng đầu theo TJTU (2008)
    Bảng 3. Bảng xếp hạng 5 trường hàng đầu theo THES (2008)
    Bảng 4: So sánh về độ bao phủ của Webometrics với ARWU và THES
    Bảng 5: Bảng xếp hạng 10 trường hàng đầu thế giới theo Webometrics
    Bảng 6: Các câu truy vấn trong xác định chỉ số V
    Bảng 7. Các câu truy vấn xác định chỉ số S
    Bảng 8: Câu truy vấn xác định chỉ số R
    Bảng 9: Trọng số cho các chỉ số S, V, R, Sc
    Bảng 10. Bảng xếp hạng các trường đại học Việt Nam
    Bảng 11. Danh sách các trường Việt Nam được Webometrics xếp hạng
    Danh sách biểu đồ
    Biểu đồ 1: Mối quan hệ giữa các độ đo
    Biểu đồ 2. So sánh kết quả kết quả thực nghiệm và webometrics

    1. Giới thiệu
    Chất lượng giáo dục được coi là đòn bẩy quan trọng bậc nhất để thúc đẩy sự phát triển của một quốc gia, và là nguồn đầu tư mang lại lợi nhuận lớn nhất đối với từng cá nhân. Xuất phát với mục tiêu ban đầu của việc xếp hạng các trường đại học là đáp ứng các nhu cầu thông tin về các trường đại học của cha mẹ học sinh, sinh viên và các nhà tuyển dụng lao động thì ngày nay nó đã trở thành một yếu tố chuẩn mực tại đa số các quốc gia có hệ thống giáo dục đại học lớn, môt hiện tượng toàn cầu và là mối quan tâm chung của tất cả các cộng đồng trong các quốc gia của tất cả các châu lục trên thế giới.
    Bắt đầu từ năm 1983, US News and World Report lần đầu tiên xếp hạng các trường đại học tại Hoa Kỳ. Tiếp sau đó là Tuần Báo Canada Macleeans (1991), rồi Tuần Báo Đức Stern (1998), Thời báo chủ nhật – Sunday Times (2001) cũng lần lượt đưa ra bảng xếp hạng cho các trường đại học nước mình. Sau đó, vào cuối thế kỉ 20, các bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất trong khu vực và toàn cầu cũng xuất
    hiện, tiêu biểu là bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới của trường đại học Giao thông Thượng Hải (2003), Times Higher Education Supplement của Vương Quốc Anh (2004) và của Webometrics (2004).
    Trong lúc đó, Việt Nam chưa có một hệ thống xếp hạng các trường đại học chính thức. Theo GS. TSKH Bành Tiến Long, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được xếp hạng 54 khu vực và 2850 thế giới, trong đó Trường Đại học Công nghệ thuộc ĐHQGHN được xếp hạng 90 khu vực và 4217 thế giới [Long98]. Chưa hề có một công trình nghiên cứu nào thử xác định xem, nếu dùng bộ tiêu chí xếp hạng của Tin tức Hoa Kỳ, hoặc Thời báo Luân Đôn, hoặc Tuần san Châu Á, hoặc tổ chức nào khác để đánh giá các trường đại học Việt Nam. Trong hội thảo quốc tế “Xếp hạng các trường đại học: Xu thế toàn cầu và quan điểm” tại Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Phương Nga đã trình bày báo cáo “Phương pháp và các tiêu chí xếp hạng của các trường đại học Việt Nam” với
    mong muốn trong năm 2009 đưa ra một bảng xếp hạng chính thức cho các trường đại học tại Việt Nam [Nga08].
    Báo cáo này tập trung vào việc nghiên cứu phương pháp sử dụng độ đo web trong xếp hạng các trường đại học trên thế giới, được Phòng nghiên cứu Cybermetrics thuộc trung tâm nghiên cứu CSIC (Tây Ban Nha) khởi xướng. Cuối cùng là áp dụng phương pháp trên để xây dựng mô hình thực nghiệm cho việc xếp hạng các trường đại học Việt Nam. Dữ liệu về website các trường đại học Việt Nam được lấy về từ trang
    chủ của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (có bổ sung sửa đổi). Phần còn lại của báo cáo sẽ được chức thành năm mục. Mục đầu sẽ trình bày khái quát về Webometrics. Mục thứ hai sẽ giới thiệu về phương pháp chung thực hiện trong xếp hạng trường đại học và các hệ thống xếp hạng quốc gia, quốc tế. Tiếp theo báo cáo trình bày phương pháp xếp hạng trường đại học dựa trên độ đo web - webometrics. Mục thứ tư sẽ trình bày mô hình thực nghiệm áp dụng phương pháp trong xếp hạng các trường đại học tại Việt Nam. Mục cuối cùng sẽ đưa ra kết quả - bảng xếp hạng- phân tích đánh giá kết quả và định hướng nghiên cứu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...