Thạc Sĩ Xem xét thành phần vi sinh vật tham gia vào chu trình chuyển hóa ni-tơ và phốt-pho có mặt trong trầm

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 23/9/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Bích Tuyền Dương, 23/9/12
    Chỉnh sửa cuối: 11/11/12
    TÓM TẮT


    Đề tài: Xem xét thành phần vi sinh vật tham gia vào chu trình chuyển hóa ni-tơ và phốt-pho có mặt trong trầm tích rừng ngập mặn tại cửa biển Gành Hào, Bạc Liêu (vùng trũng, sông Mekong)
    Nghiên cứu thành phần vi sinh vật có trong trầm tích được thực hiện tại rừng ngập mặn, thị trấn Gành Hào, tỉnh Bạc Liêu (vùng trũng sông Mekong). Các lõi trầm tích được lấy dọc theo đường cắt ngang, xuyên qua rừng ngập mặn tiếp giáp với đầm ngập mặn và bãi cát trong mùa khô và mùa mưa năm 2009, nhằm phân tích định tính và định lượng tổng số vi sinh vật hiếu khí dị dưỡng sống trong môi trường nước biển, trong đó bao gồm cả các loài Vibrio spp. Enterobacter spp., and Klebsiella spp . Các yếu tố lý hóa, nhiệt độ, pH, độ dẫn điện của trầm tích cũng được tiến hành đo đạc tại thực địa. Có một sự khác biệt đáng chú ý về thành phần vi sinh vật giữa các sinh cảnh (khi chia khu vực nghiên cứu theo khu vực phân bố của thực vật – 8 sinh cảnh) được ghi nhận, đặc biệt là lớp mặt của trầm tích (tầng 00-05cm). Tổng số vi sinh vật hiếu khí dị dưỡng sống trong môi trường nước biển tại khu vực bãi bùn (mudflat) có khoảng 107 (cfu/g) trầm tích. Vi sinh vật kích thích sự phát triển của thực vật như Klebsiella pneumoniae subsp rhinocleromatis, Enterobacter aerogenes, Vibrio fischeri, và Vibrio aestuarianus được tìm thấy với mật độ cao trong bãi bùn dao động 103 đến 104 cfu/g trầm tích. Hầu hết các loài vi sinh vật kể cả vi sinh vật khả dụng đều tập trung ở lớp mặt của trầm tích (tầng 00-05cm). Khi khu vực nghiên cứu được phân ra ba vùng (vùng 1, vùng 2 và 3), Kết quả cho thấy Vùng một là một trong những vùng có môi trường khắc nghiệt hơn cả. Điều này có thể đã ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng của cả thực vật và vi sinh vật tại vùng này. Sự khác nhau về các yếu tố lý hóa giữa hai mùa và địa hình giữa các vùng khác nhau đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật. Sự tái sinh của quần thể mắm quăn Avicennia lanata trên bãi bùn kết quả có lẽ là sự thay đổi tình trạng dinh dưỡng của trầm tích gây ra bởi vi khuẩn khả dụng (kích thích sự tăng trưởng của thực vật.

    MỤC LỤC


    Trang phụ bìa
    Mục lục i
    Danh mục các chữ viết tắt iv
    Danh mục hình ảnh v
    Danh mục bảng vi
    Danh mục đồ thị vii
    GIỚI THIỆU 1
    Chương 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1 TỒNG QUAN RỪNG NGẬP MẶN 4
    1.1.1 Định nghĩa rừng ngập mặn 4
    1.1.2 Phân bố rừng ngập mặn 4
    1.1.3 Hệ sinh thái rừng ngập mặn 5
    1.1.3.1 Cấu trúc 5
    1.1.3.2 Chức năng 7
    1.1.4 Yếu tố môi trường 10
    1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NưỚC 10
    1.3 NGHIÊN CỨU RỪNG NGẬP MẶN Ở VIỆT NAM 16
    Chương 2 – VẬT LIỆU, VỊ TRÍ THU MẪU, PHưƠNG PHÁP THU VÀ PHÂN TÍCH MẪU
    2.1 KHU VỰC NGHIÊN CỨU 19
    2.1.1 Vị trí địa lý 19
    2.1.2 Địa hình 20
    2.1.3 Đất 20
    2.1.4 Khí hậu 20
    2.1.5 Hệ thống sông ngòi 21
    2.1.6 Chế độ triều 21
    2.1.7 Điểm khảo sát 21
    2.2 PHưƠNG PHÁP THU MẪU 26
    2.2.1 Dụng cụ hóa chất 26
    2.2.2 Thu mẫu 26
    2.3 PHưƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MẪU 27
    2.3.1 Dụng cụ và thiết bị chính 27
    2.3.2 Các bước tiến hành 27
    2.3.2.1 Chuẩn bị hóa chất môi trường 27
    2.3.2.2 Quy trình phân tích 34
    2.4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 38
    Chương 3 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    3.1 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TỔNG SỐ VI SINH VẬT HIẾU KHÍ DỊ DưỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LÝ HÓA 39
    3.1.1 Kết quả tổng số vi sinh vật hiếu khí dị dưỡng trong hai mùa 43
    3.1.2 Kết quả phân tích nhận diện một số loài vi sinh vật được
    chứng minh là có vai trò trong chu trình ni-tơ và Phốt-pho 44
    3.1.2.1 Kết quả phân tích Vibrio spp. 45
    3.1.2.2 Kết quả phân tích Enterobacter spp. Và Klebsiella spp. 47
    3.2 MỐI TưƠNG QUAN GIỮA SỐ LưỢNG VI SINH VẬT VÀ CÁC YẾU TỐ LÝ HÓA 50
    3.2.1 Tổng số vi sinh vật dị dưỡng sống trong môi trường nước biển và yếu tố lý hóa 50
    3.2.2 Sự phát triển Vibrio spp. và yếu tố lý hóa 52
    3.2.2.1 Sự tương quan giữa Vibrio fischeri và pH 52
    3.2.2.2 Sự tương quan giữa Vibrio fischeri với nhiệt độ 53
    3.2.2.3 Sự tương quan giữa Vibrio fischeri và độ mặn 53
    3.2.2.4 Sự tương quan giữa Vibrio aestuarianus và pH 54
    3.2.2.5 Sự tương quan giữa Vibrio aestuarianus và nhiệt độ 54
    3.2.2.6 Sự tương quan giữa Vibrio aestuarianus và độ ẩm 55
    3.3 THẢO LUẬN 55
    Chương 4 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    4.1 KẾT LUẬN 62
    5.2 KIẾN NGHỊ 62
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...