Luận Văn Xem xét khả năng ứng dụng phương trình cân bằng vật chất để tính trữ lượng dầu trong móng mỏ bạch hổ

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam được chính thức thành lập từ tháng 9 năm 1975, chậm nhất so với các nước trong khu vực nhưng đã khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế quốc dân. Trong gần 30 năm xây dựng với những bước thăng trầm do nhiều yếu tố chi phối, ngành dầu khí nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền kinh tế chung của đất nước.

    Trong số các bể trầm tích ở Việt Nam, bể Cửu Long là nơi mà công tác tìm kiếm thăm dò đạt hiệu quả nhất. Tại đây, mỏ Bạch Hổ với ba đối tượng chứa dầu chính là trầm tích Mioxen hạ, trầm tích Oligoxen và đặc biệt là đối tượng dầu trong đá móng. Tầng móng mỏ Bạch Hổ đã được đưa vào khai thác từ năm 1988. Hơn 10 năm qua đã khai thác được trên 100 triệu tấn dầu, chiếm hơn 90% tổng sản lượng của Vietsovpetro và hơn 80% toàn bộ sản lượng khai thác dầu của Việt Nam.

    Một trong các mặt chủ yếu của việc đánh giá trữ lượng dầu và khí là việc tính trữ lượng thăm dò để làm cơ sở cho việc khai thác hợp lý lòng đất, và cho khả năng dự báo một cách có cơ sở hơn sự phát triển trong tương lai của công nghiệp dầu và khí.

    Trong giai đoạn phát triển hiện nay, phương pháp cân bằng vật chất cho khả năng giải quyết được các vấn đề tính trữ lượng dầu và khí trong các điều kiện địa chất phức tạp và đa dạng. Phương pháp này không những làm phương pháp kiểm tra mà còn là một phương pháp cơ bản.

    Chính và lẽ đó, được phép của Bộ môn Địa chất dầu khí, Khoa Địa Chất, cùng với sự hướng dẫn của thầy Th.S Phan Văn Kông, em thực hiện khóa luận tốt nghiệp đại học với đề tài:

    “ XEM XÉT KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT ĐỂ TÍNH TRỮ LƯỢNG DẦU TRONG MÓNG MỎ BẠCH HỔ”

    Mục đích chính của đề tài:

    1- Tính trữ lượng toàn bộ thân dầu trong móng mỏ Bạch Hổ.

    2- Đưa ra cơ sở giải pháp về tính trữ lượng tại các mỏ dầu trong đá móng ở thềm lục địa Nam Việt Nam.

    Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp Đại Học, trước tiên, em xin được gửi lời cảm ơn đến ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể quý thầy cô khoa ĐỊA CHẤT nói chung và thầy cô bộ môn Địa Chất Dầu Khí nói riêng đã cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập qua.

    Em xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Thạc Sĩ Phan Văn Kông đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện Khoá Luận. Cám ơn người thân và bạn bè đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian qua.

    Tuy đã cố gắng nhưng em nhận thấy hãy còn yếu kém trong lãnh vực nghiên cứu có tính chất phức tạp và cần kiến thức chuyên sâu. Mọi ý kiến đóng góp của quí thầy cô em xin ghi nhận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...