Đồ Án Xây dụng xưởng sản xuất Urea

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mục lục


    phần I: tìm hiểu chung về công ty 1

    A. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: 1

    B. Cơ cấu tổ chức của công ty: 3

    C. Lưu trình công nghệ sản xuất Urea: 5

    I. Thuyết minh lưu trình: 5

    II. Sơ đồ lưu trình công nghệ sản xuất Urea: 8

    phần II: xưởng tạo khí 9

    A.Llưu trình công nghệ của xưởng tạo khí: 9

    B. Lác cương vị sản xuất chính: 10

    I. Cương vị tạo khí: 10

    II. Cương vị lọc bụi điện: 21

    III. Cương vị bơm nước cao áp: 23

    IV. Lưu trình công nghệ nước tuần hoàn: 24

    V. Cương vị khử lưu huỳnh: 24

    VI. Cương vị chuyển hoá CO: 29

    VII. Cương vị khử CO2: 32

    phần III: xưởng amoniac 35

    A. Lưu trình công nghệ của xưởng amoniac: 35

    B. Các cương vị sản xuất chính: 37

    I. Cương vị máy nén: 37

    II. Cương vị khử vi lượng CO, CO2: 38

    III. Cương vị tổng hợp Amoniac: 42

    Phần IV: Xưởng Urea 48

    A. Nguyên lý quá trình tổng hợp Urea: 48

    B. Lưu trình công nghệ: 48


    phần I: tìm hiểu chung về công ty


    a. lịch Sử hình thành và phát triển của công ty:

    Nhà máy phân đạm Hà Bắc (tiền thân của công ty phân đạm và hoá chất Hà Bắc hiện nay) được nhà nước phê chuẩn thiết kế xây dựng ngày 20/7/1959.

    Vào đầu năm 1960, Nhà máy phân đạm Hà Bắc được bắt đầu khởi công xây dựng. Ngày 18/2/1961 đổ mẻ bê tông đầu tiên xây dựng công trình. Trong quá trình xây dựng, công trình luôn được sự quan tâm của nhà nước. Ngày 3/1/1963, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Văn Đồng đã về thăm công trình.

    Nhà máy phân đạm Hà Bắc được nhà nước Trung Quốc giúp đỡ xây dựng bằng viện trợ không hoàn lại. Toàn bộ máy móc thiết bị đều được chế tạo tại Trung Quốc và đưa sang Việt Nam lắp đặt. Theo quy mô thiết kế ban đầu, Nhà máy bao gồm ba khu vực chính:

    - Xưởng Nhiệt điện: công xuất thiết kế 12.000 kW

    - Xưởng Hoá : công xuất thiết kế 100.000 tấn Urea/năm

    -Xưởng Cơ khí : công xuất thiết kế 6000 tấn/năm

    Ngoài ra còn một số phân xưởng phụ trợ khác, xong chủ yếu vẫn là sản xuất phân đạm.

    Ngày 3/2/1965 khánh thành xưởng nhiệt điện.

    Ngày 19/5/1965 phân xưởng Tạo khí đốt thử than thành công.

    Ngày 1/6/1965 xưởng Cơ khí đi vào sản xuất.

    Theo kế hoạch ngày 2/9/1965 Nhà máy sẽ được khánh thành chuẩn bị đưa vào sản xuất. Do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ngày 20/8/1965 Chính phủ đã quyết định ngừng sản xuất, chuyển Xưởng Nhiệt điện thành Nhà máy Nhiệt điện kiên cường bám trụ sản xuất điện. Chuyển Xưởng Cơ khí thành Nhà máy Cơ khí sơ tán về Yên Thế tiếp tục sản xuất phục vụ kinh tế và quốc phòng. Thiết bị xưởng Hoá được tháo dỡ và sơ tán sang Trung Quốc.

    Ngày 1/3/1973 Thủ tướng chính phủ quyết định khởi công phục hồi Nhà máy, trước đây sản xuất Nitrat Amon (NH4NO3) nay chuyển sang sản xuất Urea [(NH2)2CO].

    Ngày 1/5/1975 Chính phủ quyết định hợp nhất Nhà máy Nhiệt điện, Nhà máy Cơ khí, Xưởng Hoá thành nhà máy phân đạm Hà Bắc trực thuộc Tổng cục Hoá chất.

    Tháng 6/1975, việc xây dựng và lắp máy cơ bản hoàn thành, đã tiến hành chạy thử máy.

    Ngày 28/11/1975: sản xuất thành công NH3 lỏng.

    Ngày 12/12/1975: sản xuất ra bao đạm đầu tiên.

    Ngày 30/10/1977: Phó Thủ tướng Chính phủ Đỗ Mười cắt băng khánh thành Nhà máy phân đạm Hà Bắc.

    Trong những năm 1977-1990 sản lượng Urea thấp. Sản lượng năm thấp nhất là 9.890 tấn Urea (năm 1981).

    Tháng 10/1988, Nhà máy được đổi tên thành Xí nghiệp liên hiệp phân đạm và hoá chất Hà Bắc với phương thức hạch toán kinh doanh XHCN theo cơ chế sản xuất hàng hóa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...