Thạc Sĩ Xây dựng Website nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 11 Trung Học Phổ Thôn

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Xây dựng Website nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 11 Trung Học Phổ Thông​
    Information

    MS: LVHH-PPDH047
    SỐ TRANG: 92
    NGÀNH: HÓA HỌC
    CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2010



    Information

    GIỚI THIỆU LUẬN VĂN


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    * Thế kỷ XXI – thế kỉ của thời đại Công nghệ thông tin (CNTT), toàn cầu hóa, kinh tế tri
    thức – thì vấn đề Giáo dục, văn hóa, con người đặt lên hàng đầu. Vì vậy quan niệm mới về chất
    lượng Giáo dục ở thế kỷ XXI trong phiên họp lần thứ 166 của UNESCO (Paris) ngày 7/4/2003 nêu
    rõ nội dung giáo dục là “ Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống với nhau, học để tự
    khẳng định mình”
    * Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX, tháng 4 năm 2001 về
    “Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã ghi rõ:
    - Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
    CNH, HĐH , là điều kiện phát huy nguồn năng lực cuả con người, là yếu tố để phát triển xã hội,
    tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
    - Phát huy tư duy khoa học và sáng tạo, năng lực tự nghiên cứu của HS và SV, đề cao năng
    lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề.
    * Ngày 30/9/2008 Bộ trưởng Bộ GD– ĐT đã ban hành chỉ thị số 55/2008/CT – BGDĐT về “
    Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục giai đoạn
    2008 – 2012”. Trong đó cần chú trọng đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng CNTT
    trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học, triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử
    (e- Learning) để mở rộng khả năng lựa chọn cơ hội học tập cho người học.
    * Hiện nay đa số các trường THPT hầu hết được trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối
    mạng Internet, và tin học được giảng dạy chính thức. Ngoài ra một số trường còn được trang bị
    thêm những thiết bị hiện đại Tất cả tạo nên cơ sở hạ tầng CNTT giúp cho GV sử dụng vào quá
    trình dạy học của mình. Giờ đây, với việc phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và truyền
    thông (CNTT &TT) toàn thể GV một lần nữa lao vào cuộc thử sức tạo website, hoặc blog .để
    phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Bởi lẽ, mạng Internet thực hiện một phạm vi rộng lớn các
    giải pháp nhằm nâng cao tri thức và hiệu năng của con người, không chỉ là quá trình dạy đơn thuần
    của GV, mà HS với sự trợ giúp của máy tính có thể tự tiếp thu và xử lý thông tin nhằm nâng cao
    hiệu quả của sự tự học.
    * Sự phát triển của CNTT&TT ảnh hưởng không nhỏ đối với tầng lớp trí thức, họ phải học
    tập suốt đời nếu họ muốn tiếp tục có việc làm. Nhà tương lai học Alvin Toffler đã nhận định rất độc
    đáo rằng “ Trong thế kỷ XXI, sự thất học sẽ không đến với những người không biết đọc, biết viết,
    mà là với những ai không biết học, biết quên và biết học lại ”. Vì vậy, sự tự học, tự bồi dưỡng
    chuyên môn mỗi người là rất cần thiết để bù đắp những lỗ hỏng kiến thức, thích ứng nhanh chóng
    với yêu cầu cuộc sống đang phát triển. Tự học còn là một trong những phẩm chất quan trọng nhất mà nhà trường hiện đại cần trang bị cho HS. Vì nó có ích không chỉ khi các em còn ngồi trên ghế
    nhà trường mà cả khi đã bước vào cuộc sống.
    * Ngày nay, nhờ có mạng Internet, kho tàng tri thức của nhân loại đã được lưu trữ, xử lý và
    trao đổi dễ dàng trên phạm vi toàn cầu. Trước đây đối với những em HS khá, giỏi gặp khó khăn lớn
    nhất trong quá trình tự học của mình là thiếu thông tin, thiếu tài liệu, nhưng giờ đây các em lại phải
    khổ sở vì quá tải thông tin, dư thừa tài liệu. HS một lần nữa phải lúng túng trong việc chọn tài liệu,
    chọn phương pháp tự học như thế nào để đạt được hiệu quả cao trong học tập.
    Trên đây là những lý do để tôi chọn đề tài : XÂY DỰNG WEBSITE NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG
    LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
    2/ Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu việc xây dựng website nhằm bồi dưỡng năng lực tự học cho HSG hóa học
    THPT.
    3/ Nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới phương pháp dạy học tự học và tăng
    cường năng lực tự học cho HS.
    3.2. Tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT của GV và HS trong việc dạy và học môn Hoá học.
    3.4. Xây dựng website chương 8-“ Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol” ; Chương 9-“
    Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic “
    3.5. Nghiên cứu việc sử dụng website nhằm tăng cường năng lực tự học đối với HSG hóa
    học lớp 11
    3.6. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả việc sử dụng website cho
    HSGH hoá học lớp 11 ở trường THPT.
    4/ Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    - Khách thể nghiên cứu: Quá trình tự học hóa học ở trường không chuyên THPT Việt Nam.
    - Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng website nhằm bồi dưỡng năng lực tự học hóa học
    cho HSG hoá học.
    5/ Phạm vi nghiên cứu
    Quá trình dạy học hóa học lớp 11 nâng cao
    “ Chương 8: Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.
    Chương 9: Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic”.
    6/ Giả thuyết khoa học
    Nếu xây dựng được trang web với nội dung tự học phong phú, sinh động sẽ phát huy được
    tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho HS phổ thông đặc biệt HSG, HS chuyên hóa, đồng thời bồi dưỡng cho các em năng lực tự học, tự đọc, tự kiểm tra, tự nghiên cứu - một công cụ có tính chiến
    lược giúp HS tự học, tự hoàn thiện suốt đời.
    7/ Phương pháp nghiên cứu và phương tiện nghiên cứu
    7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
     Nghiên cứu cơ sở lý luận về xu hướng đổi mới phương pháp dạy học Hóa học, việc tự học.
     Nghiên cứu chương trình hóa học hữu cơ 11.
     Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn xây dựng Web: phần mềm Mã nguồn mở, 
     Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài như các bài giảng, hệ
    thống câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa, đề thi tuyển sinh đại học, 
    7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
     Điều tra thực trạng công tác dạy học Hóa học ở trường THPT hiện nay, thực trạng sử dụng
    các phương tiện, thiết bị dạy học, đặc biệt là việc sử dụng ICT trong dạy học Hóa học ở Việt
    Nam.
     Trao đổi, rút kinh nghiệm với các giáo viên và các chuyên gia.
    + Quan sát, trò chuyện với HS nhằm đánh giá thực trạng truy cập mạng của HS hiện nay.
    + Trao đổi kinh nghiệm với các nhà giáo dục, các GV về kinh nghiệm học tập,
    + Điều tra thăm dò trước và sau thực nghiệm sư phạm.
    + Nghiên cứu kế hoạch học tập của HSG hoá học của các lớp chuyên, chọn.
    + Tham khảo các ý kiến đóng góp của Thầy Cô giáo lâu năm, trong đó có chuyên gia tin học
    để hoàn thiện kết quả nghiên cứu.
     Thực nghiệm sư phạm
     Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của trang web, thông qua việc đưa vào sử dụng.
     Triển khai việc sử dụng trang web cho HS khối 11.
    7.3. Phương pháp toán học thống kê
    – Xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm thu được bằng phần mềm SPSS rút ra kết luận.
    – Phương tiện nghiên cứu: máy vi tính, tranh ảnh, các phần mềm hóa học hỗ trợ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...