Thạc Sĩ Xây dựng vùng trồng hồi

Thảo luận trong 'Khoa Học Công Nghệ' bắt đầu bởi Mit Barbie, 11/11/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hồi (Illicium verum Hook) là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Tinh dầu Hồi là sản phẩm đ ợc tr ng cất từ lá, quả và hạt, nh ng chủ yếu từ quả, là nguyên liệu quý trong công nghiệp d ợc phẩm và thực phẩm. Trong công nghiệp d ợc phẩm tinh dầu Hồi đ ợc sử dụng để chế biến các loại thuốc xoa bóp, nội tiết, tiêu hoá và chống nôn mửa. Trong công nghiệp thực phẩm quả Hồi đ ợc dùng làm gia vị chế biến thức ăn. Ngoài ra, tinh dầu Hồi còn đ ợc dùng làm h ơng liệu để chế biến các đồ mỹ phẩm cao cấp. Sau khi ép lấy tinh dầu, bã còn lại dùng làm thuốc trừ sâu, làm men, than hoạt tính, phân bón, thức ăn gia súc .


    Đặt Vấn Đề

    Hồi (Illicium verum Hook) là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Tinh dầu Hồi
    là sản phẩm được trưng cất từ lá, quả và hạt, nhưng chủ yếu từ quả, là nguyên liệu
    quý trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm. Trong công nghiệp dược phẩm tinh
    dầu Hồi được sử dụng để chế biến các loại thuốc xoa bóp, nội tiết, tiêu hoá và chống
    nôn mửa. Trong công nghiệp thực phẩm quả Hồi được dùng làm gia vị chế biến thức
    ăn. Ngoài ra, tinh dầu Hồi còn được dùng làm hương liệu để chế biến các đồ mỹ
    phẩm cao cấp. Sau khi ép lấy tinh dầu, bã còn lại dùng làm thuốc trừ sâu, làm men,
    than hoạt tính, phân bón, thức ăn gia súc .


    Hơn nữa, Hồi là cây đặc hữu chỉ có ở một số nước trên thế giới như ấn Độ,

    Philippin, Trung Quốc và Việt Nam, nên tinh dầu Hồi còn là mặt hàng xuất khẩu có
    giá trị, giá tinh dầu Hồi trên thị trường thế giới đã tiêu thụ khoảng 750 USD/1kg [9].
    Hàng năm các nước trên thế giới đã tiêu thụ khoảng 25.000 tấn tinh dầu, trong đó có
    các nước châu á tiêu thụ 28%, các nước châu Mỹ tiêu thụ 26%, các nước nam Mỹ
    tiêu thụ 14%, các nước châu âu tiêu thụ 20% còn lại ở các nước khác [36]. Như vậy,
    nhu cầu sử dụng tinh dầu Hồi trên thế giới là rất lớn, lượng tinh dầu được trưng cất từ
    quả Hồi (tinh dầu Hồi tự nhiên) không đáp ứng được nhu cầu sử dụng, bằng con
    đường nhân tạo người ta đã tổng hợp được chất Anethol, nhưng sản phẩm nhân tạo
    này có hàm lượng độc tố cao nên bị cấm hoặc sử dụng rất hạn chế.

    ở khu vực châu á, Hồi có phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Nam Trung Quốc
    kéo dài xuống vùng núi phía Bắc của Việt Nam. ở Việt Nam, Hồi có phân bố nhiều
    ở các tỉnh biên giới Việt - Trung như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
    Nhưng lập địa thích hợp nhất để phát triển cây Hồi chỉ thấy ở một số huyện của tỉnh
    Lạng Sơn như Văn Quan, Văn Lãng, Cao Lộc và Tràng Định [5].

    Hồi chiếm vị trí quan trọng nhất trong tập đoàn cây trồng lâu năm của tỉnh
    Lạng Sơn. Nhiều nghiên cứu trên quan điểm phát triển nông - lâm - môi trường - bảo
    tồn và đa dạng sinh học cho thấy phát triển Hồi cùng một lúc đạt được nhiều mục

    tiêu: kinh tế - Xã hội - Môi trường. Chính vì điều đó trong những năm qua các dự
    án về phát triển kinh tế nông hộ, dự án phủ xanh đất trống đồi núi trọc, dự án trồng
    rừng Việt Đức, dự án 06 của chính phủ tiến hành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã chọn
    cây Hồi như một giải pháp đầu tư thực hiện. phát triển Hồi là định hướng chiến lược
    trước mắt cũng như lâu dài của tỉnh Lạng Sơn. Cây Hồi Lạng Sơn ngoài ý nghĩa lớn
    về kinh tế nó còn mang một sắc thái nhân văn tốt đẹp, đó là tính kế thừa truyền
    thống từ đời này qua đời khác một cách có ý thức.

    Văn Quan là một huyện nổi tiếng từ lâu về trồng Hồi, song do nhiều yếu tố chi
    phối nên việc phát triển và mở rộng quy mô Hồi của huyện gặp không ít khó khăn.
    Những năm 1995 trở lại đây có nhiều thay đổi trên bình diện chung của cả nước và
    của Lạng Sơn nói riêng: Về kinh tế, chính trị, về giao lưu thị trường, cây Hồi đang
    có cơ hội để phát triển.


    Trong những năm gần đây, do nhu cầu sử dụng tinh dầu Hồi trên thế giới ngày
    càng tăng, giá cả thị trường tương đối ổn định, cây Hồi được trả đúng vị trí của nó.
    Hơn nữa, Hồi còn là cây đa mục đích, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người
    dân vừa có tác dụng che phủ bảo vệ đất cũng như bảo vệ môi trường sinh thái lâu dài
    và bền vững. Trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2001 - 2010
    của chính phủ, Hồi là một trong những cây trồng chính của tỉnh Lạng Sơn. Đồng
    thời cũng là cây góp phần xoá đói giảm nghèo chủ yếu cho đồng bào các dân tộc
    vùng sâu vùng xa của tỉnh. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực
    tiễn nhằm xây dựng quy hoạch phát triển vùng Hồi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói
    chung và huyện Văn Quan nói riêng là rất cần thiết và cấp bách.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...