Chuyên Đề Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ để đáp ứng yêu cầu hội nhập. Nghiên cứu văn hóa doanh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ để đáp ứng yêu cầu hội nhập. Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp điển hình của tập đoàn tài chính bảo hiểm Bảo Việt

    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong một xã hội rộng lớn nói chung, mỗi doanh nghiệp được coi là một xã hội thu nhỏ. Xã hội lớn có nền văn hóa lớn, xã hội nhỏ (doanh nghiệp) cũng có nền văn hóa riêng biệt của nó. Nền văn hóa ấy chịu ảnh hưởng và đồng thời là một bộ phận cấu thành nên nền văn hóa lớn. Như lời một nhà quản trị nổi tiếng .E.Schein đã nói “Văn hóa doanh nghiệp gắn liền với văn hóa xã hội, là tầng sâu của văn hóa xã hội. Văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi vừa chú ý tới năng suất và hiệu quả sản xuất, vừa chú ý tới quan hệ chủ thợ, quan hệ giữa người với người. Nói rộng ra, nếu toàn bộ nền sản xuất đều được xây dựng trên một nền văn hóa doanh nghiệp có trình độ cao, nền sản xuất sẽ vừa mang bản sắc dân tộc, vừa thích ứng với thời đại hiện nay “.[SUP](1)[/SUP]

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD][SUP](1) [/SUP]Bản sắc văn hóa doanh nghiệp - NXB Thống kê - 2005
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Ở Việt Nam, văn hóa doanh nghiệp (VHDN) vẫn còn là một khái niệm tương đối mới mẻ, tuy nhiên, nó đang nhận được sự quan tâm ngày càng tăng, đặc biệt là từ các nhà quản lý doanh nghiệp. Doanh nhân và các nhà quản lý ngày càng nhận ra ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đối với sự thành công và hiệu quả của doanh nghiệp. Đặc biệt trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực các ngành dịch vụ phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng tăng từ các doanh nghiệp nước ngoài không chỉ trên thương trường mà ngay cả trong việc thu hút lao động. Thực tế đã chứng tỏ rằng nền VHDN mạnh mẽ sẽ là nền tảng cho việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường và là yếu tố cơ bản thu hút lao động có tâm huyết gắn bó với doanh nghiệp. Tuy nhiên, VHDN ở Việt Nam còn đang ở bước phát triển sơ khai cần sự đầu tư hơn nữa từ phía các doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ nói riêng và các nhà quản lý để có thể thực sự trở thành nguồn lực cho hoạt động kinh doanh cũng như tăng hiệu quả kinh doanh của ngành nói chung.

    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

    Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về văn hóa doanh nghiệp, đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam để từ đó rút ra những điểm mạnh và điểm yếu trong văn hóa doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam, nhằm đề xuất những giải pháp xây dựng VHDN của ngành để đáp ứng nhu cầu hội nhập khu vực và thế giới.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu khóa luận

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề mang tính lý luận về VHDN vai trò của VHDN đối với sự phát triển của doanh nghiêp, những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành phát triển của VHDN, nhận thức của các doanh nghiệp về VHDN và thực trạng VHDN lĩnh vực dịch vụ Việt Nam trong điều kiện hội nhập hiện nay.
    Do khuôn khổ có hạn, đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi tìm hiểu thực trạng VHDN của các doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ Việt Nam hiện nay, những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành VHDN và trình bày một mô hình VHDN lĩnh vực dịch vụ Việt Nam để từ đó rút ra những giải pháp cần thiết cho xây dựng VHDN Việt Nam trong thời gian tới.

    4. Phương pháp
    nghiên cứu của khóa luận
    Đề tài này sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ chí Minh. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu tổng hợp khác nhau như: Phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp đối chiếu - so sánh, phương pháp mô tả và khái quát hoạt động đối tượng nghiên cứu, phương pháp thống kê.

    5. Bố cục của khóa luận

    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận được chia làm ba chương:
    Chương 1: Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp
    Chương 2: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam
    Chương 3: Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam để đáp ứng yêu cầu hội nhập
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...