Tài liệu Xây dựng và thực hiện chế độ từ chức đối với công chức quản lý nhà nước

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Xây dựng chế độ từ chức là một đòi hỏi khách quan của việc xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước Việt Nam hiện nay
    Từ chức là một hiện tượng thường thấy trong đời sống chính trị - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, ngay từ Quy chế công chức kèm theo Sắc lệnh số 76/SL ngày 20 tháng 5 năm 1950 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành, trong đó từ Điều 79 đến Điều 86 đã nêu những quy định về việc “từ chức” và “từ chức bắt buộc”, cho thôi việc vì thiếu sức khỏe hay thiếu năng lực.

    Ngày 19-02-2003, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã ký Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế chung cho cả việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức và miễm nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo. Đây là một cơ sở pháp lý quan trọng để đưa các nội dung trên vào cuộc sống. Song Quy chế này mới chỉ nêu những vấn đề chung nhất, chưa đưa ra những yêu cầu, nguyên tắc, quy trình tiến hành cụ thể, nên hiệu quả thực hiện còn hạn chế. Trong pháp lệnh cán bộ, công chức (đã bổ sung ngày 29/4/2003) mới chỉ có Điều 32 quy định về thôi việc, mà chưa có chương, điều nào quy định về từ chức đối với cán bộ, công chức. Do vậy, việc từ chức (kể cả từ chức bắt buộc) chưa trở thành một thói quen hành chính trong đời sống xã hội mặc dù hiện tượng từ chức là một hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện đại.

    Từ chức là hành vi của người tự trọng, góp phần vào việc sàng lọc đội ngũ công chức bằng chính lương tâm của người mình; đây chính là một hình thức tự xử khi người công chức tự nhận thấy công việc không phù hợp với mình hoặc việc đó đòi hỏi những điều kiện mà mình không đáp ứng được. Ở Việt Nam việc chưa có có một quy chế về từ chức đối với công chức nên đang gây ra một số khó khăn cho công tác tổ chức cán bộ, nhất là đối với những công chức ở vào những trường hợp sau:

    - Không đủ điều kiện về năng lực chuyên môn, năng lực quản lý hoặc sức khỏe để nắm giữ vị trí hiện tại, có mong muốn rời khỏi vị trí công tác (trong danh dự) trước khi hết nhiệm kỳ để chuyển sang vị trí phù hợp.

    - Vi phạm thiếu sót, khuyết điểm nhưng chưa đến mức phải áp dụng xử lý kỷ luật với các hình quy định trong Điều 39 của Pháp lệnh công chức.

    - Những người vẫn có đủ năng lực công tác nhưng tự thấy sự rút lui của mình có thể mang lại những lợi ích lớn cho tổ chức nên có ý định tự nguyện rút lui.

    Xuất phát từ những yều cầu mà thực tiễn của công tác quản lý cán bộ, công chức đang đặt ra, đã đến lúc cần phải xây dựng và ban hành một Quy chế về việc từ chức đối với cán bộ, công chức nói chung và công chức quản lý nhà nước nói riêng.

    2. Nội dung của chế độ từ chức

    Trong quy chế từ chức được xây dựng cần làm rõ các nội dung sau:

    a. Các hình thức cơ bản của từ chức
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...