Xây dựng và thử nghiệm một số chủ đề học tập ở tiểu học theo tiếp cận dạy học dự án

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2012 - 08 (Đề tài Cấp Viện)
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phan Thanh Hà
    Các thành viên tham gia: TS. Phạm Thanh Tâm; ThS. Đinh Ngọc Bích Khuyên; CN. Lê Thanh Thủy
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 8 năm 2012/ tháng 8 năm 2013

    2. Tính cấp thiết

    Chương trình GDPT 2002–2003, ngoài việc đổi mới nội dung thì đổi mới phương pháp dạy học là một khâu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng GD, đáp ứng mục tiêu GD.

    Cấp Tiểu học là cấp học đầu tiên đi tiên phong đổi mới cả về nội dung và phương pháp. Các trường tiểu học đã mạnh dạn áp dụng nhiều phương pháp dạy học phù hợp mà cốt lõi là hướng tới hoạt động học tập chủ động nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, là nhấn mạnh hoạt động học và vai trò của học sinh trong quá trình dạy học. Điển hình như việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực; đưa tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào chương trình giáo dục phổ thông; và gần đây hơn là triển khai mô hình trường học mới (VNEN), đã góp phần nào hiện đại phương pháp dạy học, giảm tính hàn lâm và tăng tính thực hành vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.

    Tuy vậy, trong quá trình vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vẫn còn bị cứng nhắc, dập khuôn, lúng túng dẫn đến một số hạn chế: lạm dụng, “lệ thuộc” vào SGK dẫn đến thiếu thực tiễn, ít tạo cơ hội cho HS được rèn luyện, thể hiện và gây sự quá tải, nặng nề, ở mỗi bài học.

    Ở cấp tiểu học đang triển khai thí điểm mô hình VNEN với thay đổi đột phá về phương pháp dạy học là chuyển từ vai trò “dạy” của GV sang vai trò “tự học” của HS với sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn, của GV, gia đình, cộng đồng; Về con đường “hình thành kiến thức” của HS trước kia phụ thuộc vào SGK và GV đã chuyển sang cách mới là HS tương tác với nhiều nguồn tư liệu không chỉ trong lớp học mà còn ngoài tự nhiên, môi trường, xã hội, cộng đồng, gia đình, Điều này, cho thấy hoạt động “học” không chỉ trong khuôn khổ lớp học mà xu hướng mở rộng, “học” ngay trong thực tế đời sống, “học” ngay từ môi trường xã hội đang được ngày càng ủng hộ.

    Từ thực tiễn trên đây có thể nhận thấy cần phải ngày càng làm giàu thêm hệ phương pháp chúng ta đang sử dụng trong dạy học để giúp giáo viên có nhiều cơ hội chọn lựa và áp dụng linh hoạt vào tổ chức “lớp học mở” một cách hiệu quả. Qua nghiên cứu về phương pháp dạy học nói chung và các phương pháp dạy học được sử dụng ở cấp tiểu học, chúng tôi nhận thấy phương pháp DHDA (project based learning) có nhiều ưu điểm hạn chế được tình trạng trên, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và phù hợp với tiểu học.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Vận dụng qui trình DHDA án vào xây dựng và thử nghiệm một số chủ đề học tập và bước đầu đưa ra đề xuất cho việc vận dụng DHDA ở tiểu học.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Nghiên cứu cơ sở lí luận
    - Thực tế dạy học dự án ở tiểu học
    - Vận dụng qui trình dạy học theo dự án vào xây dựng một số chủ đề học tập
    - Thử nghiệm một số chủ đề học tập theo tiếp cận dạy học dự án

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Vận dụng qui trình DHDA vào xây dựng một số chủ đề học tập theo tiếp cận DHDA ở lớp 4,5 và thử nghiệm tại 1 trường tiểu học thuộc Hà Nội.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: Phương pháp nghiên cứu lí luận; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương:

    Chương 1: Kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn
    1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm
    1.2. Các loại hình dạy học dự án
    1.3. Qui trình dạy học dự án
    1.4. Thực tế dạy học dự án của GV, CBQL tại một số trường tiểu học

    Chương 2: Vận dụng qui trình DHDA vào xây dựng một số chủ đề học tập

    2.1. Phân tích chương trình và kế hoạch giáo dục cấp tiểu học
    2.2. Lựa chọn loại hình dự án cho cấp tiểu học
    2.3. Xây dựng tiêu chí và lựa chọn nội dung chủ đề học tập theo tiếp cận DHDA
    2.4. Thiết kế một số chủ đề học tập trên cơ sở vận dụng qui trình DHDA

    Chương 3: Thử nghiệm một số chủ đề học tập theo tiếp cận dạy học dự án
    3.1. Mục đích, đối tượng, nội dung, phương pháp thử nghiệm
    3.2. Triển khai thử nghiệm
    3.3. Kết quả thử nghiệm

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Chương 1, đề tài tổng quan một số thuật ngữ, khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu, cụ thể như: Dạy học, dự án, dạy học dự án, dạy học tiếp cận dạy học dự án. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu những vấn đề như: Các loại hình dạy học dự án; Qui trình dạy học dự án; Thực tế dạy học dự án ở một số trường tiểu học.

    Chương 2, đề tài phân tích chương trình và kế hoạch giáo dục cấp tiểu học, kết hợp với 2 loại hình dự án cho cấp tiểu học (Dự án trong phạm vi một môn học và dự án kết nối nhiều môn học) để xây dựng tiêu chí và lựa chọn nội dung chủ đề học tập theo tiếp cận DHDA. Sau đó, đề tài thiết kế một số chủ đề học tập trên cơ sở vận dụng qui trình DHDA, cụ thể là 2 chủ đề dự án tương ứng với 2 loại hình dự án lựa chọn là chủ đề liên môn Lịch sử - Địa lí (Thăng Long - Hà Nội xưa và nay) và chủ đề trong môn Khoa học (Bệnh lây truyền qua muỗi).

    Chương 3, Vận dụng kết quả của chương 2 thử nghiệm chủ đề dự án “ Thăng Long - Hà Nội xưa và nay” vào 2 lớp 4 - 1 lớp thực nghiệm, 1 lớp đối chứng. Kết quả thực nghiệm cho thấy việc dạy học một số chủ đề theo DHDA có tính khả thi, mang lại hiệu quả bài học tốt hơn, góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Kết luận

    Đổi mới phương pháp giáo dục luôn được sự quan tâm ở phổ thông, đặc biệt ở cấp Tiểu học. Việc nghiên cứu, phù hợp hóa phương pháp DHDA cho nhà trường tiểu học Việt Nam sẽ góp phần hoàn thiện và làm giàu thêm hệ phương pháp ở cấp Tiểu học.

    Hiện nay, qua tìm hiểu bước đầu thấy rằng việc tổ chức dạy học theo phương pháp DHDA các trường tiểu học chưa được triển khai nhiều. Tuy nhiên, ở hầu hết các trường đều chú trọng những hoạt động giúp HS rèn luyện, phát triển các kĩ năng; thúc đẩy các hoạt động giáo dục thực tiễn dựa trên kinh nghiệm, kĩ năng đã có trước; tăng cường thực hiện các bài tập vận dụng lí thuyết vào thực tế cuộc sống. Có thể thấy đây là những biểu hiện ban đầu, mang màu sắc của cách tổ chức dạy học theo PPDHDA. Bên cạnh đó, hướng dẫn thực hiện chương trình môn học, kế hoạch giáo dục tiểu học đều cho phép nhà trường, giáo viên chủ động trong thiết kế phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp mà cốt lõi là hướng tới tích cực hóa hoạt động học của HS, phát huy tính tích cực, sáng tạo và vai trò chủ đạo của người học.

    Để góp phần kiểm chứng tính ưu việt của phương pháp DHDA và đánh giá tính khả thi khi vận dụng vào nhà trường tiểu học Việt Nam, chúng tôi đã đề xuất ma trận nội dung dạy học theo phương pháp DHDA của 3 môn Khoa học, Lịch sử, Địa lý; vận dụng linh hoạt qui trình DHDA để thiết kế 2 kế hoạch bài học và thử nghiệm thực tế 1 chủ đề dự án học tập dựa trên nội dung đã đề xuất.

    Kết quả thử nghiệm đã khẳng định việc dạy học một số chủ đề trong chương trình môn Khoa học, Lịch sử, Địa lý theo cách tiếp cận dạy học dự án có tính khả thi, mang lại hiệu quả bài học tốt hơn, kết quả học tập của học sinh tương đối tốt và đồng đều.

    Khuyến nghị

    Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

    - Tiếp tục tạo điều kiện để nghiên cứu lí luận và thực tiễn vận dụng những phương pháp dạy học mới, mang tính tích cực vào trường Tiểu học Việt Nam
    - Hướng dẫn chi tiết thực hiện chương trình các môn học nhằm tăng cường thời lượng cho những nội dung mang tính thực hành, vận dụng thực tiễn.
    - Khuyến khích nhà trường vận dụng các phương pháp dạy học hướng tới tăng cường tính chủ động, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực cho HS.

    Đối với Trường tiểu học

    - CBQL chủ động nghiên cứu chương trình và xây dựng kế hoạch năm học phù hợp với địa phương, mở rộng thời lượng cho các hoạt động giáo dục thực tế.
    - Khuyến khích GV đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hóa vai trò người học; Sử dụng phương pháp DHDA với nhiều nội dung không chỉ trong môn học mà ở những vấn đề mang tính địa phương, mang tính xã hội, toàn cầu để tạo cơ hội cho HS nuôi dưỡng tính tò mò, hứng thú tìm tòi nghiên cứu qua đó hình thành kĩ năng, năng lực.
    - Khuyến khích GV sử dụng nguồn tư liệu dạy học phong phú, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của HS.
    - Phối kết hợp với cha mẹ, cộng đồng trong việc tham gia vào hoạt động giáo dục của nhà trường.
    <o:p></o:p>

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...