Thạc Sĩ Xây dựng và thống nhất hệ thống ký hiệu braille việt ngữ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xây Dựng Và Thống Nhất Hệ Thống Ký Hiệu Braille Việt Ngữ


    Mục Lục
    Phần I. Mở đầu
    Phần II. Kết quả nghiên cứu của đề tài
    1. Cơ sở lý luận của đề tài

    1.1. Vai trò, chức năng của các giác quan trong quá trình học tập và đời sống của người mù
    1.2. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống ký hiệu Braille
    1.3. Quá trình phát triển của hệ thống ký hiệu Braille Việt ngữ
    2. Khảo sát thực trạng hệ thống ký hiệu và quy tắc viết ký hiệu Braille

    2.1. Tiến trình nghiên cứu thực trạng
    2.2. Kết quả khảo sát
    3. Hệ thống ký hiệu Braille Việt ngữ và các ví dụ minh họa

    4. Thực nghiệm sư phạm và trưng cầu ý kiến chuyên gia

    Kết luận và kiến nghị sư phạm
    Tài liệu tham khảo
    Lời Mở Đầu
    Do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao giờ cũng có một bộ phận những người khuyết tật tồn tại một cách khách quan trong xã hội. Theo tổ chức y tế thế giới, cho đến những năm cuối thế kỉ XX số người khuyết tật chiếm khoảng 8 - 10% dân số thế giới, hơn 40% trong số đó là trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ở Việt Nam, theo con số thống kê sau nhiều cuộc điều tra của Viện Khoa học Giáo dục, hiện có khoảng 1 triệu trẻ em khuyết tật. Trong đó trẻ khiếm thị ở nước ta chiếm tỉ lệ 15% tổng số trẻ khuyết tật.
    Nhu cầu được giáo dục - đào tạo, tạo điều kiện - cơ hội phát triển và học tập của trẻ khuyết tật nói chung trẻ mù nói riêng là chính đáng và cấp thiết.
    Đã có nhiều văn bản quốc tế và của Việt Nam mang tính pháp quy về chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật. Để trẻ khuyết tật học tập có hiệu quả, ngoài yếu tố con người và bộ máy tổ chức thì các thiết bị, phương tiện dạy học cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đối với trẻ mù loại phương tiện đặc biệt để học tập đó chính là hệ thống ký hiệu chữ nổi Braille.
    Hệ thống ký hiệu Braille được du nhập vào Việt Nam từ năm 1989 do một người Pháp gốc Việt. Ông tên là Nguyễn Văn Chí, bị mù từ nhỏ ông đã sang Pháp để chữa trị, nhưng không khỏi. Ông đã nhập cư ở Pháp, học chữ nổi Braille, sau đó trở về Việt Nam. Ông đã mã hóa hệ thống ký hiệu tiếng Việt ký hiệu chữ nổi Braille. Tuy nhiên, những ký hiệu đó chỉ mới được chuyển dịch một cách đơn giản và máy móc từ nguyên bản Pháp ngữ. Trong nửa đầu của thế kỷ XX, ký hiệu Braille từ nhiều nước từ nhiều nước khác nhau như: Nga, Pháp, Thái Lan, Anh, . Nhưng những ký hiệu đó cũng chỉ giới hạn trong chương trình Tiểu học. Các ký hiệu toán về đại số, hình học, lượng giác, toán cao cấp, các môn lý, sinh, hóa (nhất là hóa hữu cơ) thì hầu như chưa có ký hiệu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...