Thạc Sĩ Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần kim loại lớp 12 Trung Học Phổ Thông chương trình n

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần kim loại lớp 12 Trung Học Phổ Thông chương trình nâng cao​
    Information

    MS: LVHH-PPDH049
    SỐ TRANG: 169
    NGÀNH: HÓA HỌC
    CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2010



    Information

    GIỚI THIỆU LUẬN VĂN


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Bốn thành tố quan trọng trong quá trình dạy học là mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học
    và kết quả. Một quá trình dạy học chỉ đạt hiệu quả và chất lượng khi có một nội dung tốt được gắn
    liền với mối quan hệ hữu cơ của 3 thành tố còn lại. Tiêu chí quan trọng của nội dung là phải đáp
    ứng những yêu cầu của mục tiêu, đồng thời là điều kiện tốt cho các phương pháp dạy học được thực
    thi theo cách hiệu quả nhất.
    Đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu tất yếu của GV, bởi vì đổi mới là sự cải tiến, nâng
    cao chất lượng phương pháp dạy học đang sử dụng; là sự bổ sung, phối hợp nhiều phương pháp dạy
    học để khắc phục mặt hạn chế và phát huy mặt ưu việt của mỗi phương pháp để góp phần nâng cao
    chất lượng hiệu quả của việc dạy học và dạy học bộ môn hóa học.
    HS lớp 12 không những cần phải nắm vững kiến thức cơ bản của chương trình để thi tốt
    nghiệp mà phải còn có cả những kiến thức nâng cao để thi vào đại học, cao đẳng và phải được trang
    bị đầy đủ những kiến thức hóa học nền tảng làm hành trang vào đời. Việc dạy và học phần kim loại
    trong chương trình lớp 12 có ý nghĩa thiết thực đối với HS vì chẳng những cung cấp cho HS những
    kiến thức khoa học chuyên ngành mà còn góp phần giáo dục cho HS việc bảo vệ môi trường xanh
    và sạch, giáo dục phong cách làm việc chính xác khoa học, tăng cường sự hứng thú học tập bộ môn,
    phát triển ở HS năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập, tích cực sáng tạo góp phần
    “Xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực” theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo
    giai đoạn 2008- 2013.
    Từ những yêu cầu trên, việc đề xuất một hệ thống bài luyện tập phần kim loại của người GV
    tự soạn và sử dụng nó vào quá trình dạy học một cách có hiệu quả là việc làm hết sức cần thiết để
    hỗ trợ quá trình tổ chức hoạt động dạy học theo xu hướng đổi mới trong quá trình giáo dục hiện nay.
    Đó là lí do chính yếu để tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài
    tập hóa học phần kim loại lớp 12 trung học phổ thông chương trình nâng cao”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Xây dựng hệ thống bài tập hóa học lớp 12 chương trình nâng cao với các phương pháp giải
    tự luận và phương pháp giải trắc nghiệm nhằm giúp cho HS nắm vững kiến thức khoa học, tiến đến
    phát huy năng lực vận dụng kiến thức, khả năng nhận thức, tư duy hóa học
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.
    - Điều tra cơ bản thực trạng của việc sử dụng bài tập hóa học phần kim loại hiện nay trong
    trường THPT Nguyễn Công Trứ và một số trường THPT thuộc TP Hồ chí Minh.

    - Xây dựng hệ thống các dạng bài tập phần kim loại trong chương trình hóa học 12 THPT.
    - Hệ thống các phương pháp giải bài tập để giải các bài toán cơ bản và nâng cao.
    - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng hệ thống các bài tập và các
    phương pháp giải.
    - Đề xuất các biện pháp sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần kim loại lớp 12 trung học phổ
    thông chương trình nâng cao để góp phần dạy tốt, học tốt.
    4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng và sử dụng hệ thống BTHH lớp 12 THPT chương trình
    nâng cao.
    - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn hóa học ở trường THPT.
    5. Phạm vi nghiên cứu
    - Giới hạn nội dung: xây dựng hệ thống BTHH phần kim loại lớp 12 chương trình nâng cao (các
    chương 5, 6, 7).
    - Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: lớp 12 THPT trong địa bàn TP Hồ chí Minh.
    - Giới hạn về thời gian nghiên cứu: 2009- 2010.
    - Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: bài tập tự luận và trắc nghiệm chương trình hóa học lớp 12
    chương trình nâng cao.
    6. Giả thuyết khoa học
    Nếu người GV xây dựng và sử dụng tốt hệ thống bài tập hoá học phần kim loại theo hướng
    củng cố và phát triển tư duy thì sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS, gây hứng
    thú học tập cho HS, từ đó nâng cao hiệu quả của việc dạy và học môn hoá.
    7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp luận: quan điểm tiếp cận hệ thống, phép duy vật biện chứng.
    - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận bao gồm: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lí thuyết
    về phân loại và xây dựng hệ thống bài tập.
    - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm:
    + Điều tra cơ bản để tìm hiểu thực trạng việc sử dụng bài tập hóa học
    trong trường THPT, trình độ HS, mức độ nắm bắt kiến thức của đối tượng để thiết kế và xây dựng
    hệ thống BTHH cùng với phương pháp dạy học phù hợp.
    + Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả.
    - Phương pháp toán học: xử lí số liệu thực nghiệm bằng thống kê toán học.
    8. Đóng góp mới của đề tài

    - Xây dựng, lựa chọn được hệ thống bài tập hóa học (tự luận và trắc nghiệm khách quan)
    phần kim loại lớp 12 THPT theo chương trình nâng cao (áp dụng từ năm học 2008- 2009).
    - Kết hợp các dạng bài tập có hình vẽ, đồ thị, thực nghiệm, môi trường nhằm làm phong phú
    thêm hệ thống bài tập thường có và góp phần giáo dục bảo vệ môi trường xanh và sạch.
    - Bước đầu nghiên cứu phương pháp sử dụng có hiệu quả hệ thống bài tập đã đề xuất nhằm
    phục vụ việc dạy và học hóa học lớp 12 ở trường THPT.
    - Minh chứng được luận điểm: “BTHH được xem như là một phương pháp dạy học cơ bản”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...