Thạc Sĩ Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách giải để rèn luyện tư duy cho học sinh lớp

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách giải để rèn luyện tư duy cho học sinh lớp 12 Trung Học Phổ Thông​
    Information

    MS: LVHH-PPDH051
    SỐ TRANG: 150
    NGÀNH: HÓA HỌC
    CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2010



    Information

    GIỚI THIỆU LUẬN VĂN


    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Một trong những mục tiêu dạy học hóa học ở Trung học phổ thông là ngoài việc truyền thụ kiến
    thức hóa học phổ thông cơ bản còn cần mở rộng kiến thức, hình thành cho học sinh phương pháp học
    tập khoa học, phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện năng lực nhận thức, tư duy hóa học thông qua
    các hoạt động học tập đa dạng, phong phú. Như vậy, ngoài nhiệm vụ đào tạo toàn diện cho thế hệ trẻ,
    việc dạy học hóa học còn có chức năng phát hiện, bồi dưỡng, nâng cao tri thức cho những học sinh có
    năng lực, hứng thú trong học tập bộ môn. Nhiệm vụ này được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác
    nhau.Trong đó bài tập hóa học là một trong những phương tiện giúp học sinh rèn luyện được tư duy.
    Giải một bài toán hóa học bằng nhiều phương pháp khác nhau là một trong những nội dung
    quan trọng trong dạy học hóa học ở trường phổ thông. Phương pháp giáo dục ở ta hiện nay còn nhiều
    gò bó và hạn chế tầm suy nghĩ, sáng tạo của học sinh. Bản thân các em học sinh khi đối mặt với một
    bài toán cũng thường có tâm lý tự hài lòng sau khi đã giải quyết được bài toán bằng cách nào đó, mà
    chưa nghĩ đến chuyện tìm cách giải tối ưu, giải quyết bài toán bằng cách nhanh nhất. Do đó, giải bài
    toán hóa học bằng nhiều cách khác nhau là một cách để rèn luyện tư duy và kỹ năng học hóa của mỗi
    người, giúp ta có khả năng nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, phát triển tư duy logic, sử
    dụng thành thạo và tận dụng tối đa các kiến thức đã học. Đối với giáo viên, suy nghĩ về bài toán và giải
    bài toán bằng nhiều cách là một hướng đi có hiệu quả để tổng quát hoặc đặc biệt hóa, liên hệ với những
    bài tập cùng dạng, điều này góp phần hỗ trợ phát triển các bài tập hay và mới cho học sinh.
    Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách
    giải để rèn luyện tư duy cho học sinh lớp 12 Trung học phổ thông ".
    Hy vọng đề tài này sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT.
    2. Mục đích nghiên cứu
    + Rèn luyện tư duy cho học sinh lớp 12 trường Trung học phổ thông qua hệ thống bài tập hóa
    học có nhiều cách giải.
    + Nâng cao hiệu quả dạy học hóa học 12 trường THPT.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu : Hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách giải ở lớp 12 trường THPT. 4. Nhiệm vụ của đề tài
     Nghiên cứu cơ sở lý luận về nhận thức, về tư duy, về phương pháp dạy học tích cực và phương tiện
    dạy học.
     Xây dựng hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách giải theo chương trình lớp 12 trường THPT.
     Nghiên cứu, đề xuất phương pháp sử dụng hệ thống bài tập có nhiều cách giải một cách có hiệu quả
    trong quá trình dạy học hóa học ở lớp 12 trường THPT.
     Thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài tập có nhiều cách giải để
    rèn tư duy cho học sinh.
    5. Giả thuyết khoa học
    Nếu giáo viên sử dụng hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách giải một cách tích cực và hợp lí sẽ
    giúp cho học sinh mở rộng, đào sâu kiến thức, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng phương pháp tự học và như
    vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    6.1. Nghiên cứu lí luận
    + Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài.
    + Nghiên cứu lí luận về nhận thức, về tư duy.
    + Nghiên cứu lí luận về đổi mới phương pháp dạy học và phương tiện dạy học.
    6.2. Nghiên cứu thực tiễn
    + Điều tra tình hình sử dụng bài tập trong dạy học hóa học.
    + Trao đổi kinh nghiệm với giáo viên về cách sử dụng bài tập để rèn tư duy cho học sinh.
    + Thực nghiệm sư phạm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...