Tiến Sĩ Xây dựng và sử dụng giáo trình điện tử Bản đồ học trong các trường Đại học Sư phạm Miền núi phía Bắc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 22/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐỊA LÝ
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu . 2
    3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu . 3
    5. Quan điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu . 12
    6. Những đóng góp mới của luận án 15
    7. Cấu trúc của luận án . 15
    PHẦN NỘI DUNG .
    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU . 16
    1.1. “Bản đồ học” trong chương trình đào tạo Cử nhân Sư phạm Địa lí
    theo hệ thống tín chỉ 16
    1.1.1. Tổng quan về “Bản đồ học” 16
    1.1.2. Một số Quy định đào tạo Đại học theo hệ thống tín chỉ . 19
    1.1.3. Chương trình đào tạo Cử nhân Sư phạm Địa lí theo hệ thống
    tín chỉ 21
    1.1.4. Vị trí “Bản đồ học” trong Chương trình đào tạo Cử nhân Sư
    phạm Địa lí theo hệ thống tín chỉ . 25
    1.2. Một số vấn đề cơ bản trong dạy học ở bậc Đại học 26
    1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quá trình dạy học Đại học . 26
    1.2.2. Mục đích dạy học ở Đại học 26
    1.2.3. Nhiệm vụ dạy học Đại học 27
    1.2.4. Bản chất của quá trình dạy học Đại học 27
    1.2.5. Phương pháp dạy học (PPDH) Đại học . 28
    1.2.6. Phương tiện dạy học Đại học 30
    1.3. Giáo trình điện tử 33
    1.3.1. Quan niệm về giáo trình điện tử 33
    1.3.2. Yêu cầu cần có của giáo trình điện tử . 33
    iv
    1.3.3. Ý nghĩa của giáo trình điện tử . 34
    1.4. Một số vấn đề cơ bản của đào tạo trực tuyến 35
    1.4.1. Khái niệm đào tạo trực tuyến 35
    1.4.2. Các thành phần của đào tạo trực tuyến 37
    1.4.3. Các chuẩn của đào tạo trực tuyến 38
    1.5. Thực trạng dạy học “Bản đồ học” trong các trường Đại học Sư
    phạm miền núi phía Bắc 40
    1.5.1. Tổng quan sinh viên ngành Địa lí ở các trường Đại học Sư
    phạm miền núi phía Bắc . 40
    1.5.2. Đánh giá thực trạng học tập của SV và nhu cầu đổi mới
    phương pháp dạy học . 43
    1.6. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học “Bản đồ học” ở các
    trường Đại học Sư phạm miền núi phía Bắc . 45
    1.6.1. Cơ sở khoa học của đổi mới phương pháp dạy học ở trường
    Đại học Sư phạm . 45
    1.6.2. Phương hướng, biện pháp cải tiến hình thức tổ chức và
    phương pháp dạy học ở trường Đại học Sư phạm 46
    1.6.3. Định hướng dạy học “Bản đồ học” ở các trường Đại học Sư
    phạm miền núi phía Bắc . 49
    1.7. Xác định mối quan hệ giữa các thành phần trong dạy học “Bản đồ
    học” ở các trường Đại học Sư phạm miền núi phía Bắc . 50
    Kết luận Chương 1 52
    Chương 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ “BẢN ĐỒ HỌC” 53
    2.1. Những vấn đề chung trong xây dựng giáo trình điện tử “Bản đồ học” . 53
    2.1.1. Mục tiêu xây dựng giáo trình điện tử “Bản đồ học” . 53
    2.1.2. Tính chất của giáo trình điện tử “Bản đồ học” . 54
    2.1.3. Nguyên tắc xây dựng giáo trình điện tử “Bản đồ học” . 55
    2.1.4. Nhiệm vụ xây dựng giáo trình điện tử “Bản đồ học” 55
    2.1.5. Các tiêu chí xây dựng giáo trình điện tử “Bản đồ học” 56
    v
    2.1.6. Một số phần mềm tin học dùng để xây dựng giáo trình điện tử
    “Bản đồ học” 57
    2.2. Xây dựng giáo trình điện tử “Bản đồ học” . 64
    2.2.1. Đề cương giáo trình điện tử “Bản đồ học” 64
    2.2.2. Xây dựng nội dung giáo trình điện tử “Bản đồ học” 68
    2.2.3. Xây dựng các “gói” nội dung “Bản đồ học” bằng phần mềm eXe . 92
    2.2.4. Ứng dụng phần mềm Moodle xây dựng hệ thống quản lí và
    các hoạt động dạy học trực tuyến cho giáo trình điện tử
    “Bản đồ học” 97
    2.3. Sử dụng giáo trình điện tử “Bản đồ học” 114
    2.3.1. Đăng nhập hệ thống đào tạo trực tuyến “Bản đồ học” 114
    2.3.2. Một số hình thức tổ chức dạy học tích cực sử dụng giáo trình
    điện tử “Bản đồ học” 118
    2.4. So sánh phương thức đào tạo truyền thống và đào tạo trực tuyến “Bản
    đồ học” . 125
    2.4.1. Mục đích so sánh hai phương thức đào tạo . 125
    2.4.2. So sánh hai phương thức đào tạo 126
    2.4.3. Nhận xét đào tạo trực tuyến so với đào tạo truyền thống . 129
    Kết luận Chương 2 132
    Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 133
    3.1. Dạy học thực nghiệm 133
    3.1.1. Mục đích dạy học thực nghiệm . 133
    3.1.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm 133
    3.1.3. Nhiệm vụ thực nghiệm 134
    3.1.4. Kịch bản dạy học thực nghiệm 134
    3.1.5. Tổ chức thực nghiệm . 139
    3.1.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm . 141
    v i
    3.2. Khảo sát ý kiến chuyên gia, giảng viên, sinh viên về giáo trình điện
    tử “Bản đồ học” và hiệu quả của phương pháp dạy học kết hợp 146
    3.2.1. Mục đích khảo sát 146
    3.2.2. Đối tượng, hình thức khảo sát . 146
    3.2.3. Tổng hợp kết quả khảo sát . 147
    3.3.4. Kết luận sau khi khảo sát . 150
    Kết luận Chương 3 152
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 153
    1. Kết luận 153
    2. Kiến nghị 155
    3. Hướng phát triển của đề tài 155
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ . 156
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 158
    PHẦN PHỤ LỤC . 166

    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài

    Đổi mới phương pháp dạy học là một đòi hỏi bức thiết đối với sự nghiệp giáo dục nước ta nói chung, đối với ngành Giáo dục nước ta hiện nay nói riêng, đặc biệt quan trọng đối với các trường Sư phạm - Trung tâm đào tạo giáo viên và nghiên cứu khoa học Giáo dục.
    Một trong những hướng đổi mới phương pháp dạy học thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học Giáo dục và đã được triển khai trong nhiều trường và cơ sở đào tạo ở nước ta là ứng dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông (CNTT&TT) trong dạy học vì CNTT&TT có nhiều đặc điểm ưu việt, hiện đại và những tiện ích nổi trội trong giảng dạy và trong đào tạo. Trong các ứng dụng đó, nổi
    bật là phương thức đào tạo trực tuyến thông qua hệ thống mạng Internet đã và đang được nghiên cứu, triển khai để trở thành một loại hình đào tạo thông dụng.
    Ở các trường Đại học Sư phạm (ĐHSP), kết hợp dạy học theo lớp học truyền thống với dạy học trực tuyến là một trong những hướng đưa đến kết quả dạy học tốt hơn, làm tăng hứng thú học tập của sinh viên (SV). SV có thể chủ động lựa chọn thời gian thuận lợi để học. Phương pháp kết hợp này còn giúp SV phát triển trí tuệ toàn diện, phát huy tính chủ động trong thiết lập thời gian biểu học tập, hơn nữa, hình thức học tập này còn góp phần rèn luyện khả năng tự học (tự học là cách học tự giác, là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học), học tập từ xa không tiếp xúc trực tiếp với người dạy và học suốt đời. Bằng phương pháp học trực tuyến, SV tự tìm tòi, cải tiến để
    có phương pháp dạy - học mới, tiên tiến. Để đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục, đào tạo, sau khi ra trường sinh viên phải không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà một trong những cách tốt nhất để học tập có hiệu quả và thuận lợi là tham gia các khoá đào tạo từ xa trên Internet. Miền núi phía Bắc Việt Nam là khu vực còn nhiều khó khăn. Muốn cho
    “miền núi tiến kịp miền xuôi”, trước hết phải đẩy mạnh phát triển giáo dục. Triển khai dạy học trực tuyến tại các trường ĐHSP miền núi phía Bắc là một trong những hướng nhằm góp phần phát triển giáo dục, tạo môi trường dạy học tiên tiến, hiện đại cho giảng viên (GV) và SV, giảm thời gian và chi phí đào tạo, giảm bớt khoảng cách về không gian trong dạy học, từ đó tạo sự công bằng trong giáo dục, là động
    lực phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục Trung học phổ thông (THPT) miền núi phía Bắc sau này.
    Xây dựng giáo trình điện tử (GTĐT) “Bản đồ học” cho mục đích đào tạo trực tuyến xuất phát từ cách đặt vấn đề như trên. Giáo trình cũng nhằm làm giảm nhẹ thời gian học lí thuyết trên lớp, tạo điều kiện cho SV bắt đầu quá trình tự đào tạo sớm hơn. SV tham gia vào các hoạt động học tập trực tuyến sẽ hình thành động cơ và thái độ học tập đúng đắn, kịp thời điều chỉnh cách học, bổ sung kiến thức
    nhằm đạt được kết quả cao trong học tập và nghiên cứu. “Xây dựng và sử dụng giáo trình điện tử “Bản đồ học” trong các trường
    Đại học Sư phạm miền núi phía Bắc” là đề tài nghiên cứu, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo về “Bản đồ học”, góp phần phát triển phương thức đào tạo trực tuyến trong các trường ĐHSP miền núi phía Bắc, tạo cơ hội học tập bình đẳng cho SV khắp mọi miền đất nước, nhất là SV miền núi.

    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    - Xây dựng giáo trình điện tử “Bản đồ học” phục vụ đào tạo giáo viên Địa lí hệ Đại học miền núi phía Bắc theo quan điểm đổi mới dạy học Đại học.
    - Tổ chức cho SV ngành Địa lí các trường ĐHSP miền núi phía Bắc sử dụng GTĐT trong quá trình học tập, nghiên cứu học phần “Bản đồ học”.
    - Góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo giáo viên Địa lí ở các trường ĐHSP miền núi phía Bắc trong xu thế phát triển của Khoa học – Kĩ thuật
     
Đang tải...