Luận Văn Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học sinh thái học (sinh học 12)

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học sinh thái học (sinh học 12)​
    Information
    MỤC LỤC






    MỞ ĐẦU Trang

    1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM 6
    1.1. Một số vấn đề chung về bản đồ khái niệm 6
    1.2. Cơ sở lí thuyết của bản đồ khái niệm 8
    1.3. Tình hình nghiên cứu và vận dụng của bản đồ khái niệm 15

    CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM
    TRONG DẠY HỌC SINH THÁI HỌC (SINH HỌC 12) 17
    2.1. Nội dung Sinh thái học (Sinh học 12) 17
    2.2. Xây dựng bản đồ khái niệm trong chương trình Sinh thái học 18
    2.3. Sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học Sinh thái học (Sinh học 12) 32
    CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 41
    3.1. Mục đích thực nghiệm 41
    3.2. Nội dung thực nghiệm 41
    3.3. Phương pháp thực nghiệm 42
    3.4. Kết quả thực nghiệm 42
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 56
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
    PHỤ LỤC 60



    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    MỞ ĐẦU


    1.1. Xuất phát từ việc đổi mới phương pháp dạy học Sinh học ở trường phổthông

    Trong thời đại ngày nay khoa học, kỹ thuật phát triển như vũ bão, lượng thông tin tăng lên nhanh chóng [2]. Sự thay đổi dung lượng thông tin cùng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đòi hỏi người lao động phải có những kỹ năng thao tác và hành động tối ưu thì mới giải quyết được những nhiệm vụ đề ra. Muốn vậy, con người cần phải có tư duy, trí tuệ phát triển cao, biết thâu tóm tiến trình công việc, có phương pháp làm việc khoa học, hợp lý hiệu quả mới đáp ứng được yêu cầu đó.
    Phương pháp dạy học được hiểu là tổ hợp các cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ dạy học đề ra.
    Với phương pháp dạy học truyền thống - truyền thụ một chiều, thầy giảng, trò ghi - hiện nay, chất lượng đào tạo ở các cấp học, bậc học nói chung và ở bậc giáo dục phổ thông nói riêng còn thấp, chưa phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học. Do vậy, đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông đang là vấn đề cấp thiết đối với sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo nước ta.
    Trong “Chương trình hành động” của ngành Giáo dục thực hiện kết luận Hội nghị lần VI Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX và chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 đã nêu rõ: “Cải tiến phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; tăng cường thực hành, thực tập; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và các thành tựu khác của khoa học, công nghệ vào việc dạy và học” [1].


    Hiện nay, xu thế chung của việc đổi mới phương pháp dạy học là sử dụng các phương pháp dạy học có nhiều tiềm năng phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã trở thành một công cụ hữu ích.
    1.2. Xuất phát từ ưu điểm của bản đồ khái niệm (BĐKN)

    Khái niệm vừa là kết quả vừa là phương tiện của tư duy. Quá trình nhận thức của con người thực chất là quá trình hình thành và sử dụng khái niệm. Vì vậy, dạy và học khái niệm là vấn đề cốt lõi của quá trình dạy học [3].
    Trong dạy học, không chỉ chú ý đến hình thành và phát triển các khái niệm riêng lẻ mà cần phải quan tâm đến cả một hệ thống khái niệm liên quan với nhau. Chính sự xác lập các mối quan hệ logic và liên tục trong sự hình thành hệ thống khái niệm là cơ sở của sự hình thành thế giới quan khoa học.
    Một trong những phương pháp để hệ thống được khái niệm là xây dựng bản đồ khái niệm. Xây dựng bản đồ khái niệm có tác dụng kết nối các thông tin mới và các thông tin đã có. Bản đồ khái niệm có thể được tiến hành ở nhiều mức độ khác nhau, ở nhiều khâu khác nhau trong quá trình giảng dạy các kiến thức trên lớp, đồng thời cũng rèn luyện cho học sinh cách hệ thống các kiến thức trong các giờ tự học ở nhà.
    Đối với bộ môn Sinh học, kiến thức cơ bản nhất là hệ thống các khái niệm, các quy luật sinh học liên hệ chặt chẽ với nhau được hình thành và phát triển theo một trật tự logic. Việc phân loại, sắp xếp các khái niệm Sinh học thành hệ thống là rất quan trọng. Với khối lượng khái niệm rất lớn nếu lĩnh hội không có hệ thống thì học sinh không thể nắm vững, nhớ lâu và vận dụng được [5].
    1.3. Xuất phát từ nội dung kiến thức Sinh thái ở trường phổ thông.

    Sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và giữa sinh vật với môi trường. Tuy là một ngành khoa học còn nontrẻ nhưng sinh thái học có ý nghĩa to lớn đối với con người và sinh quyển, nó cung cấp tri thức sinh thái cho con người làm cơ sở khoa học để tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng hợp lý nâng cao năng suất sinh học, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, tri thức Sinh thái còn gắn liền với kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường. Trong điều kiện tình hình môi trường sống hiện nay đang bị suy thoái nghiêm trọng thì việc nâng cao chất lượng giảng dạy Sinh thái học ở trường phổ thông là việc làm cấp bách.
    Một số nước trên thế giới từ lâu đã đưa bộ môn Sinh thái học vào dạy ở các trường trung học phổ thông. Ở Việt Nam, môn học này mới được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông từ sau khi nước ta thực hiện cải cách giáo dục (1980). Những tri thức sinh thái học sinh đã được học từ cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở, đến cấp trung học phổ thông những tri thức sinh thái này được tổng hợp và khái quát hoá lại nên nó mang tính trừu tượng cao, đây là phần kiến thức mới và khó không những đối với học sinh mà ngay cả đối với giáo viên phổ thông.
    Các mối quan hệ sinh thái đó nằm trong một hệ thống cấu trúc, các thành phần trong hệ thống đều có quan hệ với nhau về cấu trúc và chức năng. Đây là đặc điểm thuận lợi có thể vận dụng xây dựng bản đồ khái niệm vào thể hiện các mối quan hệ đó.
    Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học Sinh thái học (Sinh học 12)
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm góp phần nâng cao chất lượng dạy học sinh thái học ở trường trung học phổ thông.
    3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    - Phân tích nội dung Sinh thái học (Sinh học 12).




    - Nghiên cứu cơ sở lí thuyết của bản đồ khái niệm.

    - Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm Sinh thái học.

    4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    - Nghiên cứu cơ sở lí thuyết của bản đồ khái niệm.

    - Xây dựng bản đồ khái niệm Sinh thái học cho toàn bộ chương trình và

    bài giảng .

    - Đề xuất quy trình sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học Sinh thái học.

    - Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng.

    5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

    - Đối tượng nghiên cứu: Bản đồ khái niệm Sinh thái học.

    - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Sinh thái học ở trường phổ thông.

    6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

    - Sưu tầm, nghiên cứu và xử lí các tài liệu về bản đồ khái niệm.

    - Truy cập thông tin trên mạng Internet.

    6.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

    Thông qua báo cáo đề cương, xin ý kiến của các giáo viên hướng dẫn giàu kinh nghiệm, tham khảo, chỉnh lí, bổ sung và hoàn thiện đường lối chỉ đạo nghiên cứu.
    6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

    Tiến hành giảng dạy các bài học Sinh thái học đã được xây dựng bản đồ khái niệm và xây dựng được quy trình bài giảng để kiểm nghiệm giả thuyết khoa học.
    7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

    Nếu xây dựng và sử dụng một cách hợp lý bản đồ khái niệm Sinh thái học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh thái học ở trường trung học phổ thông.

    8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương:
    - Chương 1: Cơ sở khoa học của bản đồ khái niệm

    - Chương 2: Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm Sinh thái học ở

    trường trung học phổ thông

    - Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...