Thạc Sĩ Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử phần sinh thái học, sinh học 12 (nc) theo hướng tích hợp truyề

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 6/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    1.1. Cơ sở lí luận. .6
    1.1.1. Một số khái niệm có liên quan 6
    1.1.2. Quá trình truyền thông .8
    1.1.3. Quá trình dạy học 13
    1.1.4. Mối quan hệ giữa QTTT và QTDH .28
    1.2. Thực trạng dạy- học Sinh học ở các trường THPT hiện nay .35
    1.2.1. Những hiểu biết của GV về PPDH tích cực 35
    1.2.2. Tình hình trang bị thiết bị dạy học, đặc biệt là máy vi tính, đầu đĩa DVD, tivi,
    radio, máy chiếu, mạng internet 36
    1.2.3. Nhu cầu của GV về các PTDH kĩ thuật số trong dạy học .37
    Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ PHẦN SINH
    THÁI HỌC, SINH HỌC 12 (NC) THEO HƯỚNG TÍCH HỢP TRUYỀN
    THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
    2.1. Các nguyên tắc xây dựng bài giảng điện tử theo hướng THTTĐPT 39
    2.2. Quy trình xây dựng bài giảng điện tử phần STH lớp 12 THPT theo hướng TH
    TTĐPT . 48
    2.3. Một số ví dụ thể hiện phương pháp sử dụng bài giảng đã được thiết kế theo hướng
    TH TTĐPT để tổ chức quá trình dạy - học trên lớp 69
    Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
    3.1. Mục đích thực nghiệm 80
    3.2. Nội dung thực nghiệm 80
    3.3. Kết quả thực nghiệm 80
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    1. Kết luận . 89
    2. Đề nghị 90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
    PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng
    tâm của ngành giáo dục là: “ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công
    tác giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học, bậc học và ngành học ”.
    1.2. Do hệ thống kênh hình của SGK chỉ có những kênh hình “tĩnh” không đáp ứng
    được yêu cầu tìm hiểu những kiến thức khái niệm, quy luật, định luật, quá trình, là
    kiến thức rất trừu tượng, nên HS khó hiểu, khó lĩnh hội được tri thức mới. Cần phải
    có những phương tiện hỗ trợ như: hình ảnh động, phim,
    1.3. Do SGV có những tồn tại: SGV chỉ nêu một số phương tiện như tranh ảnh tĩnh
    có trong SGK; mô hình, dụng cụ thí nghiệm đơn giản theo danh mục trang bị tối
    thiểu của Bộ GD & ĐT. Yếu tố phương pháp trong SGV rất mờ nhạt; chỉ gợi ý về
    PPDH mà không làm sáng tỏ tiến trình thực hiện PP đó như thế nào, đặc biệt ở
    những nội dung khó trong SGK.
    1.4. Do sự phát triển những ứng dụng của CNTT trong dạy học, nhiều nước trên thế
    giới, đặc biệt ở một số nước tiên tiến như Anh, Pháp, Mỹ, Đức đã nghiên cứu và
    đang sử dụng nhiều phần mềm dạy học ở trường phổ thông. Ở nước ta cũng có một
    vài nghiên cứu xây dựng các phần mềm dạy học, nhưng chưa được áp dụng rộng
    rãi ở trường phổ thông.
    1.5. Căn cứ vào yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng đề cao vai trò của người học,
    chống lại thói quen học tập thụ động, bồi dưỡng năng lực tự học giúp cho người học
    có khả năng học tập suốt đời.
    1.6. Căn cứ vào nguyên tắc khi vận dụng PPDH không thể tách rời PTDH. PTDH
    ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới PPDH, đặc biệt là những
    PTDH kĩ thuật số. Giúp người thầy tiến hành bài học không phải bắt đầu bằng giảng
    giải, thuyết trình, độc thoại mà bằng vai trò đạo diễn, thiết kế, tổ chức, kích thích,
    trọng tài, cố vấn, trả lại cho người học vai trò chủ thể, không phải học thụ động
    bằng nghe thầy giảng bài mà học tích cực bằng hành động của chính mình.
    1.7. Sự phát triển các loại phương tiện thiết bị kĩ thuật dạy học sẽ góp phần đổi mới
    các phương pháp dạy học. Những năm gần đây, băng video, PMDH, máy vi tính và
    hệ thống phương tiện đa năng (Multimedia) phát triển rất nhanh, tạo điều kiện cho
    việc cá nhân hoá việc học tập; thầy giáo đóng vai trò người hướng dẫn nhiều hơn.
    Do đó, cần có nhiều nghiên cứu xây dựng và sử dụng phương tiện dạy học, đặc biệt
    là PTDH kĩ thuật số.
    1.8. Chương trình Sinh học lớp 12 NC mới được chính thức triển khai đại trà từ
    năm học 2008 – 2009. Trong đó, kiến thức phần STH là kiến thức trừu tượng gây
    khó khăn trong quá trình giảng dạy của GV và sự tiếp thu kiến thức của HS. Do đó,
    cần có những nghiên cứu về giảng dạy phần STH nhằm nâng cao chất lượng dạy
    học bộ môn.
    Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử phần
    STH, Sinh học 12 (NC) theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Sưu tầm và gia công sư phạm bộ tư liệu ở dạng kĩ thuật số để thiết kế và sử
    dụng bài giảng điện tử phần STH lớp 12 (NC) theo hướng TH TTĐPT nhằm nâng
    cao chất lượng dạy học bộ môn.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể: GV và HS của một số trường THPT
    3.2. Đối tượng: Bộ tư liệu kĩ thuật số và bài giảng điện tử phần STH 12 NC theo
    hướng TH TTĐPT.
    4. Giả thuyết khoa học
    Nếu xây dựng được cơ sở lí luận dạy học theo hướng TH TTĐPT và bộ tư
    liệu ở dạng kĩ thuật số để thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử phần STH 12 (NC)
    theo hướng TH TTĐPT thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
    - Nghiên cứu đồng thời 2 quá trình: QTTT và QTDH. Xác định mối liên hệ giữa
    2 quá trình này để vận dụng vào xây dựng bài giảng điện tử phần STH 12 NC
    theo hướng TH TTĐPT.
    - Nghiên cứu, xác định vị trí vai trò của PTDH (đặc biệt là PTDH kĩ thuật số)
    trong lý luận dạy học nói chung và trong dạy học STH nói riêng.
    5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài.
    Điều tra cơ bản bằng phiếu trắc nghiệm về các nội dung sau:
    - Những hiểu biết của GV về PPDH tích cực.
    - Tình hình trang bị thiết bị dạy học, đặc biệt là máy vi tính, đầu đĩa DVD, tivi,
    radio, máy chiếu, mạng internet .
    - Nhu cầu của GV về các PTDH kĩ thuật số trong dạy học Sinh học.
    5.3. Xác định hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo quá trình xây dựng bộ tư
    liệu kĩ thuật số và bài giảng điện tử phần STH lớp 12 NC theo hướng
    THTTĐPT.
    5.4. Sưu tầm và xây dựng (gia công sư phạm và gia công kĩ thuật) hệ thống tư liệu ở
    dạng kĩ thuật số để thiết kế bài giảng điện tử phần STH lớp 12 (NC) theo
    hướng TH TTĐPT.
    5.5. Thiết kế giáo án kịch bản để chỉ định việc nhập liệu thông tin (văn bản, ảnh
    tĩnh, ảnh động, file phim) vào PMCC (Powerpoint) hình thành bài giảng điện
    tử theo hướng TH TTĐPT.
    5.6. Xây dựng trang Web bằng phần mềm MS. FrontPage để quản lý hệ thống tư
    liệu, kịch bản giáo án và bài giảng điện tử.
    5.7. Thực nghiệm sư phạm và phân tích kết quả thực nghiệm để chứng minh tính
    khả thi của đề tài.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    - Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
    của Nhà nước trong công tác giáo dục; các công trình nghiên cứu trong và ngoài
    nước có liên quan đến đề tài.
    - Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK phần STH 12 NC làm cơ sở cho việc
    sưu tầm, xây dựng các tư liệu kĩ thuật số phù hợp với nội dung dạy học.
    6.2. Phương pháp chuyên gia
    Gặp gỡ và trao đổi với những người giỏi về lĩnh vực mình nghiên cứu, lắng
    nghe sự tư vấn và giúp đỡ của các chuyên gia để giúp định hướng cho việc triển
    khai và nghiên cứu đề tài.
    6.3. Phương pháp điều tra cơ bản
    - Điều tra những hiểu biết của GV về PPDH tích cực.
    - Điều tra về tình hình trang bị thiết bị dạy học, đặc biệt là máy vi tính, đầu đĩa
    DVD, tivi, radio, máy chiếu, mạng internet .
    - Điều tra nhu cầu của GV về các PTDH kĩ thuật số trong dạy học Sinh học.
    6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
    - Thực nghiệm thăm dò để rút kinh nghiệm trong khi thiết kế bài giảng.
    - Thực nghiệm chính thức: Giảng dạy một số tiết để kiểm tra hiệu quả của việc
    xây dựng bài giảng điện tử phần STH lớp 12 NC theo hướng TH TTĐPT.
    6.5. Phương pháp thống kê toán học
    Phân tích và xử lý kết quả thực nghiệm bằng phần mềm Microsoft Excel
    thông qua các tham số của toán thống kê – xác suất.
    7. Những đóng góp mới của luận văn
    8. Cấu trúc của luận văn
    Luận văn gồm:
    Mở đầu
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
    Chương 2: Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử phần STH, Sinh học 12 (NC)
    theo hướng TH TTĐPT.
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
    Kết luận và đề nghị
     
Đang tải...