Luận Văn Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử chương II- phần Di truyền học- Sinh học 12 theo hướng tích hợp

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử chương II- phần Di truyền học- Sinh học 12 theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài.

    1.1. Xuất phát từ những yêu cầu có tính pháp lư nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
    Luật giáo dục nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua tháng 12 năm 1998 tại mục 2 trong điều 4 đă nêu rơ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học , môn học, cần phải bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
    Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 đă chỉ rơ nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục là: “ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học, bậc học và ngành học”. [3]
    Chỉ thị số 29/2001/CT Bộ giáo dục và đào tạo đă đưa ra mục tiêu cụ thể:
    " Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo theo hướng sử dụng CNTT như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giáo dục, học tập ở tất cả các môn học" [4]
    1.2. Xuất phát từ những hạn chế khách quan của Sách giáo khoa và Sách giáo viên hiện nay.
    - Do hệ thống kờnh hỡnh của sách giáo khoa chỉ có những kờnh hỡnh “tĩnh” không đáp ứng được yêu cầu t́m hiểu những kiến thức khái niệm, quy luật, cơ chế, quỏ trỡnh, là những kiến thức rất trừu tượng, nên học sinh rất khó hiểu, khó lĩnh hội được tri thức mới. V́ vậy, cần phải có thêm những phương tiện hỗ trợ như: h́nh ảnh động, phim,
    - Sách giáo viên rất mờ nhạt về yếu tố phương pháp do chỉ sử dụng một số phương tiện như tranh ảnh tĩnh có trong SGK; các mô h́nh, dụng cụ thí nghiệm đơn giản theo danh mục trang bị tối thiểu của Bộ GD & ĐT; nờn cỏc phương pháp trong SGV sử dụng chỉ là sự gợi ư về phương pháp dạy học (PPDH) mà không làm sáng tỏ tiến tŕnh thực hiện phương pháp đó như thế nào, đặc biệt ở những nội dung khó trong SGK.
    1.3. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới PPDH.
    Đổi mới PPDH ở trường phổ thông là vấn đề thời sự, bức xúc, vừa cấp bách, vừa cơ bản - một đ̣i hỏi lớn của thực tiễn giáo dục phổ thông và cũng là vấn đề trung tâm của khoa học phương pháp dạy học nói riêng, khoa học sư phạm nói chung. Vấn đề này được quan tâm không chỉ ở nước ta, mà cả trên phạm vi toàn thế giới, với yêu cầu mới về phát triển con người
    Yêu cầu đổi mới PPDH cần đề cao vai tṛ của người học, chống lại thói quen học tập thụ động, bồi dưỡng năng lực tự học giúp cho người học có khả năng học tập suốt đời.
    1.4. Xuất phát từ nguyên tắc vận dụng PPDH không thể tách rời PTDH.
    Khi bàn đến phương pháp dạy học, tuy có nhiều cách hiểu khác nhau song tất cả đều hướng đến tính mục tiêu của quá tŕnh dạy học và vai tṛ của giáo viên và học sinh trong quá tŕnh dạy học. Bên cạnh đó, một yếu tố không thể thiếu đảm nhiệm vai tṛ trung gian của quá tŕnh dạy học đú chớnh là phương tiện dạy học.
    Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, các kiến thức Sinh học cần được h́nh thành bằng phương pháp quan sát và thí nghiệm. V́ vậy PTDH đặc biệt là PTDH kĩ thuật số trong thời đại phát triển CNTT rất quan trọng đối với việc đổi mới PPDH cũng như việc thực hiện các PPDH tích cực. PTDH được sử dụng như là nguồn dẫn tới kiến thức mới bằng con đường quan sát, t́m ṭi, khám phá. Chức năng của PTDH là giúp người thầy tiến hành bài học không phải bắt đầu bằng giảng giải, thuyết tŕnh, độc thoại, mà bằng vai tṛ đạo diễn, thiết kế, tổ chức, kích thích, trọng tài, cố vấn, trả lại cho người học vai tṛ chủ thể, không phải học thụ động bằng nghe giảng, mà học tích cực bằng hành động của chính bản thân ḿnh.
    1.5. Xuất phát từ sự phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt là CNTT.
    Cuối thế kỷ XX, các phát minh về máy tính, video, công nghệ thông tin (CNTT) đă ảnh hưởng sâu sắc lên mọi lĩnh vực của đời sống xă hội, trong đó có giáo dục. Các phương tiện truyền thông cùng với hệ thống Internet nối mạng toàn cầu đang làm thay đổi cách tiếp cận tri thức của con người. Điều đó dẫn đến phải thay đổi phương pháp dạy học chuyển từ việc dạy chữ sang dạy cách t́m kiếm, thu nhận và xử lư thông tin để đạt mục tiêu giáo dục.
    Nhiều nước trên thế giới đă và đang thực hiện mạng cung cấp thư viện tư liệu điện tử, bài giảng điện tử mẫu, giáo tŕnh điện tử, các phần mềm dạy học, để GV khai thác sử dụng trong giảng dạy như: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Hoa Kỳ, . Ở nước ta cũng có một vài nghiên cứu xây dựng các phần mềm dạy học, nhưng chưa được áp dụng rộng răi ở trường phổ thông.
    Những năm gần đây, băng video, PMDH, máy vi tính và hệ thống phương tiện đa năng (Multimedia) phát triển rất nhanh, tạo điều kiện cho việc cá nhân hoá việc học tập. Do đó, cần có nhiều nghiên cứu xây dựng và sử dụng phương tiện dạy học, đặc biệt là PTDH kĩ thuật số.
    1.6. Xuất phát từ đặc điểm chương tŕnh và SGK sinh học 12
    Chương tŕnh Sinh học lớp 12 mới được chính thức triển khai đại trà từ năm học 2008 – 2009. Trong đó, kiến thức phần tính quy luật của hiện tượng di truyền có nội dung rất trừu tượng, gây khó khăn trong quá tŕnh giảng dạy của GV và sự tiếp thu kiến thức của HS. Do đó, cần có những nghiên cứu về giảng dạy chương II - phần Di truyền học, Sinh học 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
    V́ vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử chương II- phần Di truyền học- Sinh học12 theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện”.
    2. Mục đích nghiên cứu.
    Sưu tầm và gia công sư phạm bộ tư liệu ở dạng kĩ thuật số để thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử nội dung kiến thức chương II - phần Di truyền học- Sinh học 12 theo hướng TH TTĐPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
    3.1. Khách thể: GV và HS của một số trường THPT
    3.2. Đối tượng: Bộ tư liệu kĩ thuật số và bài giảng điện tử chương II - phần Di truyền học, Sinh học 12 theo hướng TH TTĐPT.
    4. Giả thuyết khoa học.
    Nếu xây dựng được cơ sở lí luận dạy học theo hướng TH TTĐPT và bộ tư liệu ở dạng kĩ thuật số để thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử chương II- phần DTH- Sinh học 12 theo hướng TH TTĐPT th́ sẽ nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    5.1. Nghiên cứu cơ sở lư luận của đề tài.
    - Nghiên cứu đồng thời 2 quá tŕnh: QTTT và QTDH. Xác định mối liên hệ giữa 2 quá tŕnh này để vận dụng vào xây dựng bài giảng điện tử chương II - phần DTH- Sinh học 12 theo hướng TH TTĐPT.
    - Nghiên cứu, xác định vị trí vai tṛ của PTDH (đặc biệt là PTDH kĩ thuật số) trong lư luận dạy học nói chung và trong dạy học chương II - phần DTH- Sinh học 12 nói riêng.
    5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài.
    - T́nh h́nh sử dụng tài liệu hướng dẫn dạy học hiện nay.
    - T́nh h́nh trang bị và sử dụng PTDH
    - T́nh h́nh ứng dụng CNTT trong QTDH
    - Thực trạng hiểu biết và vận dụng các PPTC của GV hiện nay
    5.3. Xác định hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo quá tŕnh xây dựng bộ tư liệu kĩ thuật số và bài giảng điện tử chương II - phần DTH- Sinh học 12 theo hướng THTTĐPT.
    5.4. Sưu tầm và xây dựng (gia công sư phạm và gia công kĩ thuật) hệ thống tư liệu ở dạng kĩ thuật số để thiết kế bài giảng điện tử chương II - phần DTH- Sinh học 12 theo hướng TH TTĐPT.
    5.5. Thiết kế giáo án kịch bản để chỉ định việc nhập liệu thông tin (văn bản, ảnh tĩnh, ảnh động, file phim) vào PMCC (Powerpoint) h́nh thành bài giảng điện tử theo hướng TH TTĐPT.
    5.6. Xây dựng trang Web bằng phần mềm MS. FrontPage để quản lư hệ thống tư liệu, kịch bản giáo án và bài giảng điện tử.
    5.7. Thực nghiệm sư phạm và phân tích kết quả thực nghiệm để chứng minh tính khả thi của đề tài.
    6. Phương pháp nghiên cứu.
    6.1. Phương pháp nghiên cứu lư thuyết.
    - Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác giáo dục; các công tŕnh nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
    - Nghiên cứu nội dung, chương tŕnh SGK chương II - phần DTH- Sinh học 12 làm cơ sở cho việc sưu tầm, xây dựng các tư liệu kĩ thuật số phù hợp với nội dung dạy học.
    6.2. Phương pháp chuyên gia:
    Gặp gỡ và trao đổi với những người giỏi về lĩnh vực ḿnh nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn và giúp đỡ của các chuyên gia để giúp định hướng cho việc triển khai và nghiên cứu đề tài.
    6.3. Phương pháp điều tra cơ bản:
    - Điều tra t́nh h́nh sử dụng các tài liệu hướng dẫn dạy học.
    - Điều tra t́nh h́nh trang bị và sử dụng PTDH trong dạy học Sinh học
    - Điều tra t́nh h́nh ứng dụng CNTT trong QTDH
    - Điều tra thực trạng hiểu biết và vận dụng các PPTC của GV.
    - Điều tra về thái độ học tập của HS
    6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
    - Thực nghiệm thăm ḍ để rút kinh nghiệm trong khi thiết kế bài giảng.
    - Thực nghiệm chính thức: Giảng dạy một số tiết để kiểm tra hiệu quả của việc xây dựng bài giảng điện tử chương II - phần DTH- Sinh học 12 theo hướng TH TTĐPT.
    6.5. Phương pháp thống kê toán học:
    Phân tích và xử lư kết quả thực nghiệm bằng phần mềm Microsoft Excel thông qua các tham số của toán thống kê – xác suất.
    7. Những kết quả nghiên cứu và đóng góp mới của luận văn.
    7.1. Bước đầu xây dựng được cơ sở lí luận dạy học theo hướng TH TTĐPT và vận dụng vào dạy học chương II - phần DTH- Sinh học 12
    7.2. Xác định hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo quá tŕnh xây dựng bài giảng điện tử theo hướng TH TTĐPT nói chung và vận dụng vào việc xây dựng bài giảng điện tử chương II - phần DTH- Sinh học 12
    7.3. Xây dựng bộ tư liệu kĩ thuật số và bài giảng điện tử chương II - phần DTH- Sinh học 12 theo hướng TH TTĐPT, khắc phục những hạn chế hệ thống kờnh hỡnh “tĩnh” của SGK; và hạn chế về yếu tố PPDH rất mờ nhạt của SGV.
    7.4. Thiết kế trang Web bằng phần mềm MS. FrontPage để quản lư hệ thống tư liệu Multimedia, kịch bản giáo án và bài giảng điện tử.
    7.5. Xác định được quy tŕnh sử dụng bài giảng điện tử theo hướng TH TTĐPT để tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong giảng dạy chương II - phần DTH- Sinh học 12.
    8. Cấu trúc của luận văn:
    Luận văn gồm 3 phần: ngoài phần mở đầu và phần kết luận; phần kết quả nghiên cứu gồm có 3 chương:
    - Chương 1: Cơ sở lư luận và thực tiễn của đề tài.
    - Chương 2: Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử chương II- phần Di truyền học- Sinh học 12 theo hướng TH TTĐPT.
    - Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...