Luận Văn Xây dựng và quảng bá thương hiệu huyện Củ Chi TP.HCM qua sản phẩm du lịch địa phương

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xây dựng và quảng bá thương hiệu huyện Củ Chi TP.HCM qua sản phẩm du lịch địa phương










    MỤC LỤC


    Mục lục .iii Lời mở đầu .xii Chương 1: Lý luận về Marketing địa phương – Những bài học kinh nghiệm xây
    dựng và quảng bá thương hiệu địa phương trên thế giới .01


    1.1 Lý luận về Marketing địa phương .01


    1.1.1 Khái niệm một địa phương 01


    1.1.2 Những quan điểm của Marketing địa phương . 01


    1.1.3 Thị trường mục tiêu của một địa phương 03


    1.1.4 Cách thức marketing địa phương 04


    1.1.5 Nhà marketing địa phương 05


    1.1.6 Qui trình marketing địa phương 06


    1.1.7 Thương hiệu và sản phẩm của địa phương . 07


    1.1.8 Sản phẩm du lịch của một địa phương 09


    1.1.8.1 Khái niệm 09


    1.1.8.2 Thành phần của sản phẩm du lịch . 09


    1.2 Kinh nghiệm xây dựng và quảng bá thương hiệu của các địa phương trên thế giới .10
    1.2.1 Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu du lịch của địa phương 10


    1.2.2 Kinh nghiệm quảng bá hình ảnh địa phương qua sản phẩm du lịch . 13


    Tóm tắt chương 1 .15


    Chương 2: Thực trạng xây dựng sản phẩm du lịch huyện Củ Chi TP Hồ Chí


    Minh .17


    2.1 Tổng quan đặc điểm tự nhiên – kinh tế – xã hội huyện Củ Chi 17


    2.1.1 Nguồn tài nguyên tự nhiên . 17


    2.1.1.1 Vị trí địa lý . 17


    2.1.1.2 Khí hậu . 17


    2.1.1.3 Hệ thống sông ngòi 18


    2.1.2 Nguồn tài nguyên nhân văn 19











    2.1.2.1 Lịch sử hình thành 19


    2.1.2.2 Dân tộc . 20


    2.1.2.3 Tôn giáo . 20


    2.1.2.4 Di tích lịch sử – văn hóa 20


    2.1.2.5 Bảo tàng . 21


    2.1.2.6 Lễ hội . 21


    2.1.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch . 21


    2.1.3.1 Giao thông 21


    2.1.3.2 Khu du lịch . 22


    2.1.3.3 Khu mua sắm . 22


    2.1.3.4 Nguồn nhân lực cho du lịch . 22


    2.1.3.5 Các vấn đề xã hội ảnh hưởng đến du lịch . 23


    2.2 Tình hình và chính sách phát triển du lịch của huyện Củ Chi . 23


    2.2.1 Tình hình phát triển du lịch của huyện Củ Chi . 23


    2.2.2 Tình hình du khách đến tham quan Củ Chi . 25


    2.3 Những định hướng phát triển Củ Chi từ nay đến năm 2010 26


    3.3.1 Củ Chi trong chiến lược phát triển chung của thành phố Hồ Chí Minh . 26


    3.3.2 Một số định hướng lớn trong phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội đến năm 2010 . 26
    3.3.2.1 Trong lĩnh vực kinh tế 26


    3.3.2.2 Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội 27


    Tóm tắt chương 2 .28


    Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 29


    3.1 Nghiên cứu định tính 29


    3.1.1 Mẫu nghiên cứu định tính . 29


    3.1.2 Các bước nghiên cứu định tính 30


    3.1.3 Kết quả nghiên cứu định tính 30


    3.2 Nghiên cứu cứu định lượng 31


    3.2.1 Công cụ thu thập dữ liệu . 32


    3.2.2 Cách thức thu thập dữ liệu 33











    3.2.3 Mẫu nghiên cứu định lượng 33


    3.2.3.1 Mẫu nghiên cứu khách du lịch . 33


    3.2.3.2 Mẫu nghiên cứu lãnh đạo 35


    3.2.4 Các bước nghiên cứu định lượng . 36


    3.2.4.1 Mã hóa dữ liệu . 36


    3.2.4.2 Phân tích thống kê . 37


    Tóm tắt chương 3 .38


    Chương 4: Kết quả nghiên cứu 39


    4.1 Kết quả phân tích nhân tố 39


    4.2 Kết quả nghiên cứu đối với khách du lịch 41


    4.2.1 Tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch địa phương theo quan điểm du khách 41


    4.2.2 Hiện trạng du lịch Củ Chi theo nhận thức của du khách 43


    4.2.3 Ảnh hưởng đặc điểm cá nhân khách khi đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố trong sản phẩm du lịch địa phương 44


    4.2.3.1 Ảnh hưởng của quốc tịch . 44


    4.2.3.2 Ảnh hưởng của độ tuổi . 46


    4.2.4 Quan hệ giữa các đặc điểm cá nhân của du khách . 48


    4.2.4.1 Mối quan hệ giữa quốc tịch và số lần đã đến Củ Chi . 48


    4.2.4.2 Mối quan hệ giữa số lần đã đến Củ Chi và lời hứa quay lại . 48


    4.2.4.3 Mối quan hệ giữa quốc tịch và lời hứa quay lại 49


    4.2.5 So sánh hiện trạng du lịch Củ Chi với yêu cầu của du khách 49


    4.3 Nhận thức của lãnh đạo địa phương và ngành du lịch thành phố Hố Chí
    Minh . 51


    4.3.1 Tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch địa phương theo quan điểm của nhà lãnh đạo . 51


    4.3.2 Hiện trạng du lịch Củ Chi theo quan điểm lãnh đạo 52


    4.3.3 Ảnh hưởng đăïc điểm cá nhân lãnh đạo khi đánh giá tầm quan trọng các yếu tố của sản phẩm du lịch địa phương . 53











    4.3.3.1 Ảnh hưởng của trình độ văn hóa 53


    4.3.3.2 Ảnh hưởng của lĩnh vực công tác . 55


    4.3.3.3 Ảnh hưởng của độ tuổi . 57


    4.3.4 So sánh hiện trạng du lịch Củ Chi với mong muốn của lãnh đạo . 57


    4.4 So sánh quan điểm của khách du lịch với lãnh đạo 59


    4.4.1 So sánh quan điểm du khách với lãnh đạo trong đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch 59


    4.4.2 So sánh quan điểm du khách với lãnh đạo trong đánh giá hiện trạng
    du lịch Củ Chi 61


    4.5 Kênh thông tin du khách biết về Củ Chi .63


    Tóm tắt chương 4 .65


    Chương 5: Những giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu Củ Chi qua sản phẩm du lịch 67


    5.1 Quan điểm xây dựng thương hiệu Củ Chi qua sản phẩm du lịch .67


    5.1.1 Phát triển du lịch Củ Chi trong tổng thể của ngành du lịch Thành phố
    Hồ Chí Minh và Việt Nam 67
    5.1.2 Xây dựng sản phẩm du lịch Củ Chi hướng về khách hàng . 68


    5.2 Những mục tiêu của du lịch Củ Chi đến năm 2010 69


    5.3 Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch Củ Chi 70


    5.3.1 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch Củ Chi . 70


    5.3.1.1 Xây dựng các điểm du lịch nhà vườn, làng nghề truyền thống . 70


    5.3.1.2 Xây dựng những tuyến du lịch trên sông . 70


    5.3.1.3 Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ tại khu địa đạo Củ Chi . 71


    5.3.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Củ Chi . 71


    5.3.2.1 Xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch 71


    5.3.2.2 Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch . 72


    5.3.2.3 Phát triển bản sắc văn hóa – lịch sử, đặc trưng của Củ Chi 72


    5.3.2.4 Xây dựng môi trường xã hội văn minh 73


    5.4 Giải pháp quảng bá thương hiệu Củ Chi qua sản phẩm du lịch .74


    5.4.1 Xác định thị trường mục tiêu của du lịch Củ Chi 74











    5.4.2 Nội dung quảng bá 75


    5.4.3 Phương tiện và kênh quảng bá với các thị trường mục tiêu . 75


    5.4.3.1 Đối với thị trường trong nước . 76


    5.4.1.2 Đối với thị trường ngoài nước 77


    5.5 Kiến nghị 78


    5.5.1 Đối với ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh . 78


    5.5.2 Đối với chính quyền huyện Củ Chi 78


    5.5.3 Đối với các doanh nghiệp du lịch . 79


    5.5.4 Đối với người dân Củ Chi . 79


    Kết luận xviii Tài liệu tham khảo .xix Phụ lục xx




    LỜI MỞ ĐẦU




    Lý do chọn đề tài




    Ngày nay, trong điều kiện của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu rộng, để đạt đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững, giữa các địa phương luôn có sự cạnh tranh với nhau trong các lĩnh vực thu hút nhân tài, thu hút khách du lịch và thu hút các nhà đầu tư, kinh doanh đến với mình. Vấn đề đặt ra là, tại sao có những địa phương luôn gặt hái được những thành công trong những mục tiêu này, còn các địa phương khác thì không?


    Để trả lời câu hỏi này, phải chăng những địa phương thành công đó, họ đã biết xây dựng cho địa phương mình một chương trình marketing thương hiệu thành công. Một điều chắc chắn rằng, những nhà marketing địa phương đã bắt đầu qui trình marketing thương hiệu địa phương bằng việc đánh giá hiện trạng của địa phương (giải phẫu địa phương), để xác định đâu là một sản phẩm đặc thù











    như là một “năng lực cốt lõi” của địa phương mình. Để từ đó họ cùng các nhà hoạch định xây dựng tầm nhìn và mục tiêu cho địa phương. Trên cơ sở đó, các nhà marketing sẽ thiết kế những chiến lược tiếp thị cho địa phương mình.


    Củ Chi là một huyện nằm ở vùng ngoại ô Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm Thành phố hơn 30 km. Huyện Củ Chi nằm trên vùng chuyển tiếp giữa khu vực đất cao miền Đông Nam Bộ với vùng đất thấp của đồng bằng sông Cửu Long, là địa bàn tiếp giáp giữa hai con sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông. Vị trí này, đã tạo nên cho Củ Chi một hệ thống kênh rạch bao quanh chằng chịt với vùng đất trù phú của những vườn cây ăn trái xum xuê, chủng loại phong phú, đa dạng. Củ Chi là cửa ngõ Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, nơi có tuyến đường xuyên Á nối liền thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Tây Ninh và nước bạn Campuchia.


    Hơn thế nữa, trong hai cuộc chiến tranh chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược, Củ Chi đã được biết đến như một vùng đất huyền thoại với những con người có tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Một bằng chứng sống động đó chính là một hệ thống hơn 250km địa đạo nằm sâu trong lòng đất, mà ngày nay còn lưu lại với hai khu di tích địa đạo Bến Dược, Bến Đình. Đó là những công trình kiến trúc độc đáo, một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, nó không chỉ là niềm tự hào của người dân Củ Chi mà còn là niềm tự hào chung của thành phố Hồ Chí Minh.


    Với những nguồn tài nguyên được thiên nhiên ưu đãi và những bản sắc văn hóa – lịch sử của mình, Củ Chi hoàn toàn có thể xây dựng một sản phẩm đặc trưng cho địa phương mình đó là du lịch. Sản phẩm du lịch Củ Chi sẽ trở thành một sản phẩm đặïc thù – một “ năng lực cốt lõi” để quảng bá cho thương hiệu địa phương.











    Tuy nhiên, “ Tương lai phát triển của các địa phương không chỉ tùy thuộc vào vị trí địa, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên. Tương lai phát triển của địa phương còn tùy thuộc vào chuyên môn, kỹ năng đóng góp, phẩm chất của con người và tổ chức tại địa phương”2.


    Do đó, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu Củ Chi thông qua hình ảnh và sản phẩm du lịch đặc trưng là hết sức cần thiết trong quá trình hoạch định chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút du khách. Điều này đã trở nên hết sức cần thiết và bức bách đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của Củ Chi, cũng như góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nơi đây.


    Chia sẻ với những trăn trở của các cấp lãnh đạo địa phương, tác giả mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc thực hiện các mục tiêu nêu trên bằng đề tài “Xây dựng và quảng bá thương hiệu huyện Củ Chi TP Hồ Chí Minh qua sản phẩm du lịch địa phương”.


    Mục tiêu nghiên cứu




    Luận văn theo đuổi các mục tiêu sau đây:




    - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của Marketing địa phương, xác định những yếu tố cấu thành nên một sản phẩm du lịch đặc trưng của một địa phương.


    - Phân tích, đánh giá hiện trạng xây dựng sản phẩm và quảng bá thương hiệu du lịch của huyện Củ Chi.












    2 Kotler.P, M.A. Hamlin, I. Rein, & D.H. Haider, (1993) “Marketing Asian Places, Attracting investment, industry, and tourism to cities, states, and nations”, Singapore: John Wiley & Son (Asia).











    - Đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng sản phẩm và quảng bá thương hiệu du lịch của huyện Củ Chi.


    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu




    - Đối tượng nghiên cứu: với mục tiêu như trên, luận văn tập trung nghiên cứu các đối tượng như sau:


    + Khách du lịch trong và ngoài nước đã đến Củ Chi.




    + Các chuyên gia marketing địa phương.




    + Các chuyên gia quản lý du lịch thành phố Hồ Chí Minh.




    - Phạm vi nghiên cứu




    + Luận văn tập trung nghiên cứu sự đánh giá của khách du lịch trong nước và nước ngoài đối với sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch của huyện Củ Chi.


    + Luận văn nghiên cứu, thu thập, sử dụng số liệu trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2005 cho những giải pháp xây dựng, quảng bá thương hiệu du lịch Củ Chi đến năm 2010.


    + Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu việc xây dựng và quảng bá thương hiệu Củ Chi đến 1 trong 4 thị trường của địa phương, đó là thị trường khách du lịch trong và ngoài nước.


    Những điểm mới của đề tài




    Đề tài nghiên cứu tiếp thị thương hiệu địa phương qua sản phẩm du lịch đặc thù, có khả năng khái quát cho các huyện với đặc điểm tương tự huyện Củ Chi .


    Phương pháp nghiên cứu




    - Thu thập số liệu:











    + Số liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp đã được công bố thông qua các nguồn như: Phòng Thống kê huyện Củ Chi, Cục Thống kê, Sở Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu trên các báo và tạp chí nhằm thống kê lượng du khách đã đến Củ Chi và tình hình đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch của Củ Chi trong thời gian qua.


    + Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập và xử lý theo các phương pháp:


    chuyên gia và phương pháp phỏng vấn trực tiếp.




    Nghiên cứu định tính bằng phương pháp chuyên gia.




    Thông qua các bảng câu hỏi gợi ý thảo luận với nhóm các chuyên gia những người quản lý, lãnh đạo các địa phương, những chuyên gia Marketing để xác định các yếu tố quyết định sự thành công của thương hiệu một địa phương đối với thị trường mục tiêu khách du lịch.


    Nghiên cứu định lượng: Thông qua các bảng câu hỏi được xác định ở bước nghiên cứu định tính tiến hành nghiên cứu định lượng. Bảng câu hỏi được tiến hành điều tra theo mẫu ngẫu nhiên thuận tiện theo các đối tượng khách du lịch trong ngoài nước đến Củ Chi.


    - Công cụ xử lý số liệu:




    Số liệu sau khi điều tra được làm sạch và phân theo mục cần nghiên cứu phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS.


    - Phương pháp nghiên cứu




    Với các mục tiêu khác nhau đã định, đề tài có các phương pháp nghiên cứu cụ thể cho từng mục tiêu:











    + Đối với mục tiêu 1: Bằng phương pháp chuyên gia và nghiên cứu các mô hình lý thuyết để xác định các yếu tố cấu thành nên một sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương.


    + Đối với mục tiêu 2: Nhằm đánh giá thực trạng công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm du lịch địa phương trong thời gian qua, đề tài kết hợp các phương pháp phân tích thống kê, thống kê mô tả và so sánh .


    + Đối với mục tiêu 3: Đề xuất những giải pháp xây dựng sản phẩm và quảng bá thương sản phẩm du lịch của địa phương qua đó xác định các kênh quảng bá thương hiệu đến các thị trường mục tiêu một cách hiệu quả. Đề tài thông qua kết quả phân tích định lượng phát biểu thành lời nói. Bên cạnh đó, đề tài cũng coi trọng phương pháp đúc kết thực tiễn bài học kinh nghiệm từ các địa phương trên thế giới.


    Kết cấu của luận văn




    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 5 chương:


    Chương 1: Lý luận về Marketing địa phương – Những bài học kinh nghiệm xây dựng và quảng bá thương hiệu địa phương trên thế giới.


    Chương 2: Thựïc trạng xây dựng sản phẩm du lịch huyện Củ Chi TP Hồ Chí
    Minh.


    Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.




    Chương 4: Kết quả nghiên cứu.




    Chương 5: Những giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu Củ Chi qua sản phẩm du loch






    .
     
Đang tải...