Chuyên Đề Xây dựng và quản lý thương hiệu ở Công ty sơn Tổng hợp Hà nội

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xây dựng và quản lý thương hiệu ở Công ty sơn Tổng hợp Hà nội

    [TABLE="width: 100%, align: center"]
    [TR]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"] [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"] lời nói đầu
    Có thể nói chưa bao giờ trong lịch sử kinh doanh, các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý, cá hiệp hội thương mại Việt nam lại trở nên quan tâm một cách đặc biệt đến thương hiệu như trong mấy năm gần đây. "Thương hiệu Việt nam", "sức sống thương hiệu Việt", "tôn vinh thương hiệu Việt" . đã trở thành một xu hướng tất yếu không thể cưỡng lại được khi chúng ta đang xúc tiến thương mại khu vực và thế giới.


    Thực ra, các doanh nghiệp trên thế giới từ lâu đã nhận thức về thương hiệu như một thứ tài sản phi vật thể và vô cùng to lớn. Giá trị gia tăng của thương hiệu không chỉ tạo ra danh tiếng và lợi nhuận mà nó còn làm tăng sức cạnh tranh và thị phần. Đôi khi thương hiệu còn lớn gấp nhiều lần so với giá trị tài sản vật chất.Ví dụ: Hãng Calvin Klein (cK) chuyển nhượng giá trị thương hiệu quần áo thời trang nữ từ 40-50 triệu USD cho Phillips-Van Heusen. Hay như ở Việt nam trước đây một số thương hiệu đã được định giá và chuyển nhượng như kem đánh răng Dạ Lan được hãng Colgate (Mỹ) mua lại với giá 2.9 triệu USD; kem đánh răng P/S cũng được tập đoàn Unilever mua lại với giá trên 5 triệu USD . Việc gây dựng và giữ gìn thương hiệu là một chặng đường dài buộc các doanh nghiệp phải bỏ mồ hôi và trí tuệ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong nước hiện nay tuy đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu song việc tạo dựng và quản lý thương hiệu vẫn còn là một vấn đề mới mẻ. Là một doang nghiệp sản xuất, công ty sơn Tổng hợp Hà nội cũng đang trang bị cho mình một chiến lược tạo dựng thương hiệu " Sơn Đại Bàng" trước những chuyển biến mạnh mẽ của cơ chế thị trường nói chung và thị trường sơn công nghiệp nói riêng. Trước sự cạnh tranh gay gắt nhằm ttranh giành thị trường của các nhá sản xuất , để tiếp tục tồn tại, công ty sơn Tổng hợp Hà nội cần thiết phải duy trì thị trường hiện có và không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sơn công nghiệp của mình bằng cách tạo dựng và khuếch trương thương hiệu "Sơn Đại Bàng".


    Qua một số tài liệu mà em thu thập được về công ty sơn Tổng hợp Hà nội và những kiến thức đã học được, em nghiên cứu vấn đề thương hiệu của công ty với đề tài "Xây dựng và quản lý thương hiệu ở công ty sơn Tổng hợp Hà Nội "


    Đề án gồm 3 phần:


    Phần I: Lý luận chung về thương hiệu và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp


    Phần II: Thực trạng xây dựng và quản lý thương hiệu ở công ty sơn Tổnghợp Hà nội


    Phần III: Giải pháp xây dựng và quản lý thương hiệu ở công ty sơn Tổng hợp Hà nội
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...