Tiến Sĩ Xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 15/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN
    i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ iii
    MỞ ĐẦU . 1

    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU 12
    1.1. Quan niệm và vai trò của thương hiệu . 12
    1.2. Đặc tính thương hiệu . 23
    1.3. Mục tiêu của hoạt động xây dựng và quản lý thương hiệu 26
    1.4. Quy trình xây dựng và quản lý thương hiệu 31

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY VIỆT NAM . 54
    2.1. Tổng quan về sự phát triển của các doanh nghiệp may Việt Nam 54
    2.2. Phân tích thực trạng xây dựng và quản lý thương hiệu sản phẩm
    của các doanh nghiệp may Việt Nam . 67
    2.3. Khảo sát, phân tích, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tới cảm nhận của người tiêu dùng Việt Nam với các sản phẩm may của tổng công ty may Việt Tiến . 103
    2.4. Đánh giá tổng quát về thực trạng xây dựng và quản lý thương
    hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp may Việt Nam . 116

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY VIỆT NAM 128
    3.1. Cơ hội, thách thức với các doanh nghiệp may Việt Nam trong
    điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 128
    3.2. Dự báo thị trường và định hướng phát triển các doanh nghiệp may Việt Nam
    3.3. Giải pháp đối với các doanh nghiệp may Việt Nam trong xây
    dựng và quản lý thương hiệu sản phẩm 146
    3.4. Hỗ trợ của nhà nước với các doanh nghiệp may Việt Nam trong
    xây dựng và quản lý thương hiệu . 174

    KẾT LUẬN

    178
    CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN . 180
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 181
    PHỤ LỤC

    . 187
    . 187

    MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài luận án


    Nền kinh tế Việt Nam thực sự đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới với bước ngoặt trọng đại: trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới. Việt Nam đã có thể sánh vai một cách bình đẳng với hơn 150 quốc gia là thành viên của tổ chức này.
    Xác định rõ những hành trang cần có là hoạt động khởi đầu, có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng, ngày nay cạnh tranh đã trở thành không biên giới, thế giới ngày càng phẳng ra và cũng chính vì lẽ đó mà thương hiệu đã trở thành vũ khí cạnh tranh hiệu quả hơn bao giờ hết giúp cho các doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh bền vững.
    Dệt may là ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong nhiều năm qua, ngành dệt may đã có những bước tăng trưởng nhanh chóng, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của đất nước. Từ năm 2000 đến năm
    2008, ngành dệt may Việt Nam là một trong những ngành kinh tế xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu luôn đứng thứ 2 (sau xuất khẩu dầu thô) và đóng góp hơn 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
    Hàng dệt may Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 9 trong top 10 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới nhưng so với nhiều nước châu Á khác thì tốc độ tăng trưởng của hàng dệt may Việt Nam vẫn còn thấp chỉ khoảng 20-30% do hàng gia công nhiều (trong khi đó Trung Quốc là 80%, Indonesia 48%) [72]. Ngành dệt may hiện đang sử dụng khoảng 5% lao động toàn quốc. Bước sang năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn thế giới, tốc độ tăng trưởng của ngành giảm đi, theo ước tính của Bộ Công Thương, kim ngạch của ngành dệt may năm 2009 chỉ đạt mức 9,1- 9,2 tỷ USD (bằng kim ngạch của năm 2008) [63]. Điều đó chứng tỏ rằng, nếu chỉ tập trung vào hoạt động gia công cho các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, giá trị gia tăng của ngành sẽ thấp, đồng thời sẽ bị phụ thuộc hoàn toàn vào các đối tác thuê gia công. Tháng 7 năm 2009, công ty khảo sát thị trường quốc tế (BMI - Business Monitor International) đưa ra đánh giá, Việt Nam vẫn chỉ là nước sản xuất hàng dệt may loại trung bình, có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 36 trong bảng xếp hạng thế giới về giá trị gia tăng mà ngành dệt may mang lại [58].
    Hiện trạng này đòi hỏi các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam cần tích cực nâng cao giá trị xuất khẩu hàng FOB (Free on Board) nhằm giảm tỷ lệ gia công, tăng giá trị xuất khẩu và đây cũng được xem là giải pháp để vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế hiện nay. Đơn hàng FOB đòi hỏi các doanh nghiệp phải trực tiếp tham gia vào các khâu từ nhập nguyên liệu, thiết kế mẫu đến tiêu thụ thành phẩm. Hiện ngành dệt may Việt Nam có chưa đến 50% doanh nghiệp làm hàng FOB nên dù kim ngạch xuất khẩu cao nhưng cơ cấu hàng FOB chỉ chiếm từ 20-30% giá trị đơn hàng, do đó tỷ suất lợi nhuận thu về thấp. Theo thống kê xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong 6 tháng năm 2009 đạt khoảng 4 tỷ USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ. Các nhà nhập khẩu cũng khó khăn hơn trong việc giao đơn hàng, chỉ những doanh nghiệp làm hàng FOB mới có cơ hội nhận đơn hàng còn các doanh nghiệp gia công gặp rất nhiều khó khăn[72].
    Bên cạnh thị trường xuất khẩu, “sân nhà” của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã nhiều năm bị “bỏ ngỏ” để sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may Trung quốc tràn ngập thị trường. Điều đó diễn ra bởi lẽ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không tự sản xuất ra sản phẩm của chính mình mà chỉ tập trung vào hoạt động gia công xuất khẩu.
    Để tồn tại, phát triển chủ động trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp may nói riêng cần phải tìm đường đi nước bước phù hợp và bước đi đầu tiên vô cùng quan trọng đó là xác định những giải pháp hiệu quả nhằm xây dựng và quản lý thương hiệu cho các sản phẩm của mình. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề “Xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
     
Đang tải...