Luận Văn Xây dựng và phát triển VHDN tại công ty cổ phần thế giới số Trần Anh

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do lựa chọn đề tài
    Toàn cầu hóa và xu thế hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Trong tình hình đó, để hòa nhập và phát triển thành công buộc các quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng phải tìm cho mình con đường và cách thức hội nhập đúng đắn. Để làm được điều này, việc quan trọng là cần nắm bắt được những yếu tố cơ bản trong hội nhập, để bắt kịp và phát triển theo xu thế chung của thời đại. Không chỉ là vấn đề về thể chế chính trị, kinh tế hay sự thay đổi của khoa học kỹ thuật mà còn là vấn đề nhận thức, quan điểm, phong cách, tựu trung lại là vấn đề văn hóa và sự phát triển trong ý thức hệ của toàn xã hội.
    Xu thế phát triển chung hiện nay của nền kinh tế thế giới là đang tiến dần đến tầm cao của nền kinh tế tri thức, ở nơi đó VH được coi trọng hơn bao giờ hết. Xu thế mới tạo ra một sân chơi mới, với những luật lệ mới và những thành viên có thể đáp ứng được luật chơi. Đó là những doanh nghiệp đã xây dựng văn hóa đủ mạnh để tự tin hòa nhập và phát triển bền vững.
    Một chân lý được giới kinh doanh thừa nhận là, doanh nghiệp sẽ không thể có sự nghiệp lâu dài,bền vững nếu không xây dựng được cho mình một môi trường văn hóa đặc thù. VHDN là tài sản vô hình, một vũ khí cạnh tranh sắc bén của DN. Một nền VH tích cực sẽ giúp thu hút và gìn giữ nhân tài, gắn kết các thành viên trong DN, khơi dậy niềm tin, niềm tự hào về DN, tạo sự ổn định và giảm bớt rủi ro trong kinh doanh, Tóm lại, VHDN là chìa khóa cho sự phát triển bền vững cho DN. Chính vì vậy, việc xây dựng VHDN là đòi hỏi cấp bách hiện nay và là điều đầu tiên mà DN cần lưu tâm tới. Xây dựng và phát triển VHDN đang trở thành một xu hướng trên thế giới và được nâng lên tầm chiến lược trong nhiều DN và tập đoàn kinh tế hiện nay.
    Tuy nhiên, ở Việt Nam, khái niệm VHDN còn khá mới mẻ. Thực tế cho thấy, hầu hết các DN ở nước ta còn chưa có sự nhận thức đúng đắn về VHDN, chưa thấy được tầm quan trọng và sức mạnh của VHDN. Việt Nam đang trên đường hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong dòng chảy sôi động của nền kinh tế thị trường, để tồn tại buộc các DN phải chọn cho mình con đường phát triển phù hợp. Xác định VHDN là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển bền vững của DN, vấn đề đặt ra cho các DN là phải xây dựng cho mình một nền VHDN lành mạnh, tạo được lợi thế cạnh tranh cho DN trên bước đường phát triển của mình.
    Với những lập luận đó, em quyết định chọn đề tài “Xây dựng và phát triển VHDN tại công ty cổ phần thế giới số Trần Anh” làm chuyên đề thực tập cho mình với hi vọng hiểu biết thêm về VHDN và tầm quan trọng của VHDN đối với sự phát triển của DN.
    2. Mục đích của đề tài nghiên cứu
     Làm rõ các yếu tố của VH và VHDN.
     Tác động của VH tới DN.
     Thực trạng xây dựng và phát triển VHDN tại công ty cổ phần thế giới số Trần Anh.
     Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn việc xây dựng và phát triển VHDN tại công ty.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
     Đối tượng: Văn hóa DN, xây dựng và phát triển VHDN.
     Phạm vi : Công ty cổ phần thế giới số Trần Anh.
    4. Phương pháp nghiên cứu
     Đề tài sử dụng một số phương pháp sau:
     Phương pháp tổng hợp
     Phương pháp phân tích
     Phương pháp khảo sát thực tiễn
     Và một số phương pháp khác
    5. Kết cấu đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài được chia làm 3 chương như sau:
    Chương I : Những vấn đề lý luận cơ bản về VHDN
    Chương II : Thực trạng vấn đề xây dựng và phát triển VHDN tại công ty cổ phần thế giới số Trần Anh.
    Chương III : Một số giải pháp để nâng cao việc xây dựng và phát triển VHDN tại công ty cổ phần thế giới số Trần Anh.
    Môc lôc
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 4
    I. Một số khái niệm cơ bản 4
    1. Văn hóa 4
    2. Văn hóa doanh nghiệp 5
    2.1. Các khái niệm 5
    2.2. Các cấp độ của VHDN 6
    II. Các biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp 7
    1. Cấp độ 1 - Những giá trị văn hóa hữu hình 7
    1.1. Kiến trúc đặc trưng và diện mạo doanh nghiệp 7
    1.2. Lễ kỷ niệm, lễ nghi và các sinh hoạt văn hóa 7
    1.3. Ngôn ngữ, khẩu hiệu 8
    1.4. Biểu tượng, bài hát truyền thống, đồng phục 9
    2. Cấp độ 2 - Những giá trị được tuyên bố 9
    2.1. Tầm nhìn 9
    2.2. Sứ mệnh và các giá trị cơ bản 10
    2.3. Mục tiêu chiến lược 10
    3. Cấp thứ 3 – Các giá trị ngầm định 10
    3.1. Ngầm định về quan hệ giữa con người với môi trường 10
    3.2. Ngầm định về quan hệ giữa con người với con người 11
    3.3. Ngầm định về bản chất con người 11
    3.4. Ngầm định về bản chất hành vi con người 11
    3.5. Ngầm định về bản chất sự thật và lẽ phải. 12
    III. Vai trò của văn hóa với sự phát triển của doanh nghiệp 12
    1. Thu hút và gìn giữ nhân tài cho doanh nghiệp 12
    2. VHDN tăng tính nhất quán của hành vi 13
    3. VH tạo động lực làm việc 13
    4. Tạo sự khác biệt, lợi thế cạnh tranh và sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp 14
    5. VHDN thúc đẩy sự sáng tạo 14
    6. VH tiêu cực là yếu tố kìm hãm sự phát triển 14
    IV. Sự cần thiết phải xây dựng và phát triển VHDN tại công ty cổ phần thế giới số Trần Anh 15
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI SỐ TRẦN ANH 17
    I. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 17
    1. Giới thiệu về công ty 17
    2. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 18
    3. Các thành tích mà doanh nghiệp đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác xã hội. 20
    II. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại công ty 21
    1. Các yếu tố bên ngoài 21
    1.1 Văn hóa dân tộc 21
    1.2. Các giá trị văn hóa học hỏi từ bên ngoài 24
    1.3 Văn hóa cá nhân 24
    2. Những yếu tố thuộc về công ty 25
    2.1.Tầm nhìn, sứ mệnh 25
    2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban. 26
    2.3. Quan điểm, phong cách, triết lý quản lý của người lãnh đạo 30
    2.4.Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh và lao động trong ngành 32
    2.5.Thị trường và khách hàng. 35
    III. Thực trạng xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần thế giới số Trần Anh. 36
    1. Vài nét về VHDN Việt Nam trong nền kinh tế thị trường 36
    2.Văn hóa công ty cổ phần thế giới số Trần Anh. 38
    2.1. Các giá trị hữu hình 38
    2.1.1 Kiến trúc, cơ sở hạ tầng 38
    2.1.2 Logo và khẩu hiệu: 39
    2.1.3 Các chuẩn mực hành vi 40
    2.1.4 Các lễ nghi và sinh hoạt văn hóa. 43
    2.2 Các giá trị được tuyên bố 44
    2.2.1 Tầm nhìn 44
    2.2.2 Sứ mệnh 44
    2.3 Các ngầm định 45
    3. Nhận thức về VHDN của cán bộ nhân viên trong công ty 47
    4. Các mặt hạn chế 50
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VHDN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI SỐ TRẦN ANH. 53
    1.Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 53
    1.1 Mục tiêu và kế hoạch kinh doanh năm 2008 53
    1.2 Mục tiêu phấn đấu của công ty trong dài hạn 53
    1.3 Định hướng phát triển của công ty 53
    2. Đề xuất một số giải pháp 54
    2.1 Kiến nghị với Nhà nước 54
    2.1.1 Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý 54
    2.1.2 Nâng cao nhận thức và tập trung sức mạnh tập thể của toàn giới DN và cộng đồng xã hội trong xây dựng VHDN. 55
    2.1.3 Cung cấp thông tin, hỗ trợ tư vấn và đào tạo cho DN kiến thức, kỹ năng về xây dựng VHDN. 55
    2.2 Giải pháp với công ty 55
    2.2.1 Tổ chức các buổi tọa đàm tuyên truyền về VHDN 55
    2.2.2 Chấn chỉnh lại thái độ và phong cách làm việc 56
    2.2.3 Về phía ban lãnh đạo 56
    2.2.4 Cơ cấu lại một số chính sách nhân sự của công ty 58
    2.2.5 Định hướng tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa mới 58
    KẾT LUẬN 59
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...