Luận Văn Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp cùa các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập vào

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ?Mục lục
    danh mục chữ viết tắt .
    mục lục .
    lời nói đầu .
    Chương I: Tổng quan về văn hoá doanh nghiệp . 1
    I. Một số khái niệm cơ bản . 1
    1. Văn hoá . 1
    2. Văn hoá kinh doanh . 2
    3 Văn hoá doanh nghiệp . 4
    3.1. Khái niệm về văn hoá doanh nghiệp . 4
    3.2. Các bộ phận cấu thành văn hoá doanh nghiệp . 6
    3.3. Quá trình hình thành văn hóa doanh nghiệp . 8
    II. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp . 10
    1. VHDN giữ vai trò trong việc xây dựng và củng cố hình ảnh DN . . 11
    2. VHDN góp phần định hướng cho hoạt động của DN . . 11
    3. VHDN giúp DN khai thác tối đa nguồn nhân lực . . 12
    4. VHDN là cơ sở điều chỉnh hài hoà các mối quan hệ trong DN . . 13
    III. Các yếu tố tác động lên văn hoá doanh nghiệp . . 14
    1. Yếu tố vĩ mô . . 14
    1.1. Văn hoá dân tộc . 14
    1.2. Nhà nước . . 17
    2. Yếu tố vi mô . . 18
    2.1. Chủ thể . . 18
    2.2. Khách thể . 20
    Chương II. Thực trạng việc xây dựng văn hoá doanh
    nghiệp ở các doanh nghiệp Việt Nam . 22
    I. Giai đoạn trước đổi mới (trước năm 1986) . 22
    1. Thời kỳ phong kiến . 22
    2. Đầu thế kỷ XX đến năm 1975 . . 23
    3. Thời kỳ từ năm 1975 đến năm 1986 . 24
    II. Giai đoạn sau đổi mới (từ năm 1986 đến nay) . . 25
    1. Về mặt nhận thức . . 25



    1.1. Nhận thức của người lãnh đạo về văn hoá doanh nghiệp . 25
    1.2. Nhận thức của người lao động trong doanh nghiệp về VHDN . 28
    1.3. Nhận thức của sinh viên về văn hoá doanh nghiệp . 31
    2. Thực trạng văn hoá doanh nghiệp ở các doanh nghiệp Việt Nam . 33
    2.1. Doanh nghiệp nhà nước . 37
    2.2. Doanh nghiệp tư nhân . . 41
    Chương III. Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển vhdn ở các doanh
    nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế tri thức . 44
    I. Bài học kinh nghiệm . 44
    1. VHDN của LG-thứ nhân sâm tuyệt vời cho mọi thành công . . 44
    1.1. Xây dựng một nền văn hoá luôn sáng tạo giá trị vì khách hàng . . 45
    1.2. Thu hút những nhân tài trẻ tuổi . 46
    1.3. Đề cao vai trò người lãnh đạo . . 46
    2. Intel với nền văn hoá không hình thức . . 47
    2.1. Xây dựng một môi trường đạo đức về lao động . . 47
    2.2. Sự kết hợp hài hoà giữa tập trung và phân quyền . 48
    2.3. Lãnh đạo hay những huấn luyện viên lý tưởng? . . 48
    3. Công ty gạch Đồng Tâm-từ Đồng tâm đến đồng Tâm . . 49
    3.1. Phương châm“Cứ đi thẳng, cứ làm đúng, làm tốt sẽ thành công” . . 49
    3.2. Xây dựng nền văn hoá hướng vào con người . 50
    3.3. Một nhà lãnh đạo nói những điều mình nghĩ và làm những điều
    mình nói . 51
    4. Công ty cà phê Trung Nguyên . 52
    4.1. Xây dựng phong cách Trung Nguyên . . 52
    4.2. Xây dựng hàng rào ý thức bắt đầu từ chính nhân viên: Người Việt
    dùng hàng Việt . . 53
    4.3. Nền văn hoá kế thừa . . 54
    5. Bài học kinh nghiệm . 55
    II. Một số giải pháp xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp ở
    các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay . 57
    1. Về phía nhà nước . . 57
    1.1 Hoàn thiện môi trường pháp luật cho kinh doanh . 57
    1.2 Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp . 59
    1.3 Hỗ trợ DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để
    các DN có cơ hội xây dựng văn hoá DN . . 61



    2. Về phía Doanh nghiệp . 62
    2.1. Về phía quản trị doanh nghiệp . . 63
    2.2. Xây dựng một mô hình VHDN tích cực, hướng vào con người . . 64
    2.3. Xây dựng và phát triển triết lý kinh doanh bền vững . 65
    2.4. Nâng cao ý thức về VHDN cho mọi thành viên trong DN . . 69
    2.5. Kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng VHDN . 70
    Kết luận . . 71
    Tài liệu tham khảo . . 72
    Phụ lục . 74




    Lời mở đầu
    Thuật ngữ văn hoá doanh nghiệp (VHDN) ngày càng được đề cập đến nhiều
    hơn trong những năm gần đây. Trên thế giới, không chỉ trong các doanh nghiệp
    (DN) mà tại các trường Đại học lớn ở các nước Âu, Mỹ như Anh, Pháp, Mỹ,
    Australia và cả các nước Châu á như Singapore, Hàn Quốc đều được học về vấn
    đề này. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đưa ra những công trình lớn về VHDN như
    Hofstede (Mỹ), Usunier (Pháp) . Đặc biệt vào cuối thế kỷ XX, khi khuynh hướng
    quản trị hướng tới lợi nhuận (Profit oriented management) liên tiếp gặp phải thất
    bại, nên buộc phải lùi bước nhường chỗ cho phong cách quản trị hướng tới con
    người (People oriented management) thì những vấn đề như văn hoá kinh doanh
    (Business culture), văn hoá doanh nghiệp (Cooporate culture), đạo đức kinh doanh
    (Business ethic) được quan tâm nhiều hơn.
    Ngày nay, rõ ràng không phải ngẫu nhiên mà VHDN được xếp vào một
    trong bốn nguồn lực chính của một DN bên cạnh nguồn nhân lực, vật lực và tài lực
    như nhà nghiên cứu người Nhật U. Waykaki đã từng nhận định: “Nguồn tài sản
    trong kinh doanh của doanh nghiệp hiểu theo nghĩa rộng, ngoài con người, tiền
    vốn, vật tư, hàng hoá, còn bao gồm những nguồn tài sản mà mắt thường không
    nhìn thấy nhưng có tác dụng cực kỳ to lớn. Nguồn tài sản vô hình đó là phong thái
    hay văn hoá doanh nghiệp, mà cốt lõi của phong thái chính là triết lý kinh
    doanh ”. Vị trí quan trọng của nguồn lực thứ tư này đang dần được khẳng định rõ
    nét. Bởi lẽ VHDN - sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen,
    truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà DN làm ra trong quá trình sản
    xuất kinh doanh - tạo nên cái bản sắc riêng của mỗi DN, qua đó giúp DN xây dựng
    và củng cố hình ảnh của mình. Nó chính là những giá trị vô hình góp phần định
    hướng cho hoạt động của DN, giúp DN khai thác tối đa các nguồn lực, là cơ sở
    điều chỉnh hài hoà các mối quan hệ trong DN. Theo kinh nghiệm thực tế của nhiều
    DN trên thế giới cho thấy thiếu đi yếu tố văn hoá thì DN khó có thể đứng vững và
    tồn tại được.
    ở Việt Nam, từ khi Nhà nước ta tiến hành chính sách đổi mới, chuyển từ nền
    kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường, các hoạt động kinh
    doanh của DN Việt Nam phát triển ngày càng phong phú. Tuy nhiên, trong quá
    trình đó các DN nước ta đã bộc lộ nhiều thiết sót quan trọng, một trong những số



    đó là sự coi nhẹ và chưa ý thức đầy đủ về vai trò của VHDN, nhiều người vẫn coi
    VHDN là lĩnh vực đứng ngoài kinh tế. Trước tình hình đó, để giúp DN có nhận
    thức đúng đắn về vấn đề này thì tháng 5/1995, Trung tâm khoa học xã hội và nhân
    văn quốc gia phối hợp với uỷ ban Unesco Việt Nam đã tổ chức cuộc hội thảo khu
    vực Châu á - Thái Bình Dương về chủ đề “Văn hoá doanh nghiệp” với sự tham gia
    của nhiều đại biểu từ các nước trong khu vực. Nhưng cuộc hội thảo này mới dừng ở
    mức độ gợi mở, đưa ra một số quan niệm về VHDN, phân tích ở góc độ này hay
    góc độ khác những vấn đề về vai trò của văn hoá với DN mà chưa cụ thể ở từng
    quốc gia. Vì vậy để cụ thể hóa ảnh hưởng to lớn của VHDN đối với các DN Việt
    Nam trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế tri thức, đặc biệt khi cuộc cách mạng số
    hoá đang bùng nổ với việc phát triển và ứng dụng thương mại điện tử trong các
    DN, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài: “ Xây dựng và phát triển văn hoá doanh
    nghiệp cùa các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế
    tri thức”.
    1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
    - Là những quan niệm, cách hiểu về văn hoá, về văn hoá kinh doanh, về VHDN,
    về vai trò của VHDN, và các yếu tố tác động đến VHDN qua đó đưa ra những giải
    pháp nhằm xây dựng và phát triển VHDN ở Việt Nam.
    - 400 Sinh viên thuộc 6 trường ĐH thuộc khối ngành kinh tế (ĐH Ngoại Thương,
    ĐH Công Đoàn - Khoa QTKD, ĐH Quốc Gia - Khoa Kinh tế, ĐH Kinh tế, ĐHDL
    Phương Đông - Khoa Tài chính , ĐH Ngoại Ngữ- Khoa QTKD) và 500 nhân viên
    tại 27 DN đóng trên địa bàn Hà Nội, Hà Tây.
    Phạm vi nghiên cứu:
    - Phân tích và học hỏi kinh nghiệm của một số DN trên thế giới cũng như ở Việt
    Nam trong việc thiết lập và truyền bá VHDN.
    2. Thời gian nghiên cứu:
    - Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3 - 8/2005
    3. Mục tiêu nghiên cứu :
    + Tìm hiểu về VHDN.



    + Mô tả kiến thức, thực hành văn hoá trong DN ở Việt Nam và nhân thức của SV
    các ngành kinh tế về VHDN. Khẳng định sự cần thiết khách quan của VHDN tại
    các DN nước ta
    + Xác định các yếu tố tác động đến VHDN ở Việt Nam.
    + Đánh giá một cách khách quan thực trạng VHDN ở Việt Nam trên cơ sở đó đề
    xuất một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường văn hoá doanh nghiệp ở Việt
    Nam trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế tri thức.
    4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp sau
    đây sẽ được sử dụng:
    o Phương pháp điều tra xã hội học thông qua việc thiết kế mẫu điều tra (phụ
    lục 1, 2), nhằm thu được những thông tin từ khách thể về nhận thức, hành vi có liên
    quan đến tri thức và phạm vi nghiên cứu. Trên cơ sở đó tập hợp, phân tích làm cơ
    sở lập luận cho đề tài của mình.
    o Phương pháp thống kê, phương pháp đối chiếu - so sánh, phương pháp
    phân tích tổng hợp, phương pháp quan sát . Đồng thời có kế thừa những kết quả
    nghiên cứu khác của các tác giả trong và ngoài nước.
    5. Vấn đề đạo đức nghiên cứu :
    - Đối tượng điều tra được giải thích cặn kẽ mục đích của cuộc điều tra, để hợp tác
    trong việc cung cấp thông tin. Thông tin thu được từ những người tham gia nghiên
    cứu đều được giữ bí mật.
    5. Những đóng góp của đề tài
    - Hệ thống hoá và góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về VHDN
    - Phân tích thực trạng, đánh giá những thành công cũng như những tồn tại cần
    khắc phục trong việc xây dựng VHDN ở các DNVN.
    - Đề xuất một số giải pháp cần thiết nhằm xây dựng và phát triển VHDN ở các
    DN Việt Nam trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế tri thức.
    6. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và một số phụ lục, nội
    dung đề tài được chia làm ba chương:
    Chương I: Tổng quan về văn hoá doanh nghiệp
    Chương II: Thực trạng văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam


    Chương III: Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp ở
    các DNVN
    Đề tài này còn rất mới mẻ, dù đã tham khảo rất nhiều tài liệu nhưng do thời
    gian và trình độ còn hạn chế nên đề tài chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, nhóm
    nghiên cứu rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thầy cô để nghiên cứu
    được hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...