Chuyên Đề Xây dựng và phát triển thương hiệu mây tre nứa ghép Cát Đằng

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ?Lời mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hiện nay, Việt Nam có khoảng 2.000 làng nghề với các nhiều loại sản
    phẩm khác nhau trong đó chủ yếu là các làng nghề sản xuất các sản phẩm
    thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có một số làng nghề hoạt động
    mang lại hiệu quả kinh tế cao như gốm Bát Tràng, làng đá mỹ nghệ Non
    Nước, làng lụa Vạn Phúc (Hà Tây) và cái tên không thể không nhắc tới đó
    là làng mây tre nứa ghép Cát Đằng - một sản phẩm thủ công mỹ nghệ giàu
    tính dân tộc.
    Đã rất nhiều năm trôi qua kể từ ngày sản phẩm mây tre nứa Cát Đằng
    đến được với người dân Việt Nam. Người dân Cát Đằng tự hào biết bao khi
    sản phẩm mây tre đan của họ đã cùng cả dân tộc Việt Nam trải qua bao
    thăng trầm của lịch sử, nhưng nghề mây tre nứa ghép vẫn được giữ gìn, lưu
    truyền từ đời này qua đời khác và ngày một phát triển. Sản phẩm mây tre
    nứa hiện đang được khách nước ngoài ưa chuộng không chỉ ở độ tinh xảo,
    thẩm mỹ, mà trên mỗi sản phẩm thể hiện được nét văn hoá riêng của Cát
    Đằng. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, “tự thân vận động” và các
    doanh nghiệp thiếu liên kết, thiếu thông tin về thị trường đang dần thu
    hẹp làng nghề. Hướng đi nào cho làng nghề Cát Đằng hiện nay để xây dựng
    và phát triển thương hiệu vững mạnh trong quá trình hội nhập WTO. Đây là
    một câu hỏi lớn đặt ra cho người dân Cát Đằng nói chung và cho các nhà
    kinh tế nói riêng.
    Với những lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng và phát triển
    thương hiệu mây tre nứa ghép Cát Đằng
    ” để phần nào đó góp tiếng nói cho
    việc giữ gìn một nét văn hoá truyền thống Việt Nam cũng như làm giàu cho
    người dân Cát Đằng bằng chính sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống
    của quê hương mình.


    2. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình hình thành, quy mô sản xuất và
    tình hình xuất khẩu, xây dựng và phát triển thương hiệu mây tre nứa trong
    những năm qua từ đó hoạch định những giải pháp cụ thể để xây dựng và phát
    triển thương hiệu mây tre nứa ghép Cát Đằng trong những thời gian tới.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Đi sâu nghiên cứu làng nghề Cát Đằng, sản phẩm mây tre nứa Cát
    Đằng qua các giai đoạn (sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mây tre nứa ghép, mẫu
    mã, chất lượng, quy cách, giá cả của các sản phẩm ) đặc biệt là việc xây
    dựng và phát triển thương hiệu của mây tre nứa ghép Cát Đằng.
    4. Mục đích nghiên cứu
    Đề tài đưa ra nhằm mục đích:
    - Phân tích thực trạng sản xuất và tình hình tiêu thụ của mặt hàng mây
    tre nứa ghép với thị trường trong nước và quốc tế, những cơ hội và thách thức
    khi xuất khẩu mặt hàng trong thời gian tới.
    - Phân tích thực trạng xây dựng và phát triển của thương hiệu mây tre
    nứa ghép Cát Đằng trong thời gian qua, những kết quả và tồn tại của việc
    phát triển thương hiệu này qua đó đề ra những giải pháp xây dựng thương
    hiệu mây tre nứa ghép Cát Đằng không chỉ là thương hiệu nổi tiếng trong
    nước mà còn mở rộng, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên
    trường quốc tế.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp dẫn giải
    quy nạp, phương pháp thống kê. Các số liệu được lấy dựa trên các thống kê
    kinh tế xã hội của xã Yên Tiến, huyện ý Yên và các số liệu lấy trực tiếp của
    các doanh nghiệp sản xuất.


    Đặc biệt đề tài được nghiên cứu và thực hiện qua quá trình nhóm tác
    giả thực tế ngay tại làng nghề Cát Đằng, các hộ gia đình sản xuất và các
    doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mây tre nứa ghép Cát Đằng, phỏng vấn
    trực tiếp và lấy ý kiến khách quan của những cá nhân và tổ chức có liên
    quan. Do đó, những tư liệu, tình hình, thực trạng của làng nghề Cát Đằng
    đảm bảo được tính chân thực.
    6. Bố cục đề tài
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, và danh mục, tài liệu tham khảo đề tài
    gồm có 3 chương như sau:
    Chương I: Tổng quan về thương hiệu và mặt hàng mây tre nứa ghép Việt
    Nam
    Chương II: Thực trạng sản xuất và tiêu thụ mây tre nứa ghép Cát Đằng
    Chương III: Xây dựng và phát triển thương hiệu mây tre nứa ghép Cát Đằng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...