Luận Văn Xây dựng và phát triển thương hiệu giáo dục đại học tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    Đề tài nghiên cứu gồm có 3 phần chính:
    Chương I: Khái quát chung
    Chương II: Tình hình xây dựng thương hiệu giáo dục đại học ở Việt Nam
    Chương III: Giải pháp phát triển thương hiệu giáo dục đại học ở Việt
    Nam
    Trong chương I, nhóm đi sâu nghiên cứu các khái niệm cơ bản có liên quan
    đến đề tài nghiên cứu như khái niệm về thương hiệu, thương hiệu dịch vụ, thương
    hiệu giáo dục và yếu tố cấu thành đồng thời liên kết các khái niệm với nhau để thấy
    được mối liên hệ giữa thương hiệu giáo dục đại học và một thương hiệu dịch vụ thông
    thường. Cũng trong chương I, nhóm trình bày sự cần thiết tất yếu phải xây dựng
    thương hiệu giáo dục đại học ở Việt Nam.
    Chương II là những phân tích đánh giá về thực trạng việc xây dựng thương
    hiệu giáo dục đại học ở Việt Nam thông qua 4 yếu tố: Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất,
    chương trình giảng dạy và vấn đề quản lý định hướng giáo dục. Thông qua đó, nhóm
    đề xuất các giải pháp hoàn thiện từng yếu tố nhằm mục đích xây dựng được hệ thống
    trường đại học có chất lượng tạo tiền đề cho việc phát triển thương hiệu giáo dục đại
    học Việt Nam và tập trung áp dụng chủ yếu với các trường đại học thuộc nhóm trường
    trọng điểm.
    Chương III là nhóm các giải pháp nhằm phát triển và duy trì thương hiệu giáo
    dục đại học ở Việt Nam. Các giải pháp được đưa ra trên cơ sở việc xây dựng hệ thống
    các trường đại học có chất lượng đã hoàn tất ở chương II nhằm mục đích quảng bá,
    tạo chỗ đứng của dịch vụ giáo dục đại học Việt Nam trong lòng người dân Việt cũng
    như cộng đồng quốc tế. Các nhóm giải pháp có sự đan xen lồng ghép và được áp dụng
    trong cả ngắn hạn và dài hạn.
    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG 2
    1. Thương hiệu 2
    1.1. Khái niệm .2
    1.2. Các yếu tố cấu thành .4
    2. Thương hiệu dịch vụ .8
    2.1. Khái niệm .8
    2.2. Những yếu tố cấu thành 9
    3. Thương hiệu giáo dục đại học 12
    3.1. Khái niệm .12
    3.2. Các yếu tố cấu thành .14
    4. Sự cần thiết xây dựng thương hiệu giáo dục đại học ở Việt Nam .19
    4.1. Nhu cầu nâng cao vị thế đất nước 20
    4.2. Nhu cầu tự khẳng định của các trường đại học trong bối cảnh hội nhập .21
    4.3. Nhu cầu của thị trường lao động .22
    4.4. Những lợi ích kinh tế mà thương hiệu giáo dục đại học đem lại .22
    CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở
    VIỆT NAM 24
    1. Nguồn nhân lực .26
    1.1. Thiếu hụt nguồn nhân lực và những lý do .26
    1.2. Sự không đồng nhất giữa trình độ chuyên môn và khả năng sư phạm 28
    1.3. Giải pháp đề xuất 29
    2. Cơ sở vật chất .35
    2.1 Tiêu chí đánh giá vẫn trên đà hoàn thiện .36
    2.2 Chất lượng cơ sở vật chất của các trường đại học trọng điểm còn nhiều bất
    cập. 38
    2.3. Giải pháp khắc phục .43
    3. Chương trình giảng dạy: .45
    3.1. Chương trình học nặng tính lý thuyết, ít thực tiễn và sáng tạo 45
    3.2. Chương trình học mang nặng tính hình thức và thụ động 47
    3.3. Nhập khẩu giáo dục quá mức .49
    3.4. Giải pháp khắc phục .50
    4. Quản lý và định hướng giáo dục 52
    4.1. Cơ chế đánh giá giáo dục chưa phù hợp .52
    4.1.1. Chế tài thi cử chưa phản ánh đúng thực lực sinh viên .53
    4.1.2. Cơ hội việc làm không theo năng lực .54
    4.1.3 Giải pháp đề xuất: .55
    4.2. Vấn đề chuyên môn hóa trong giáo dục đại học còn yếu .59
    4.2.1. Thực trạng 59
    4.2.2. Giải pháp đề xuất: 60
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
    Ở VIỆT NAM .62
    1. Tạo dựng hình ảnh và truyền thông thương hiệu 63
    1.1.Tạo dựng hình ảnh .63
    1.2. Quảng bá thương hiệu dưới nhiều hình thức .67
    1.3. Đẩy mạnh quan hệ công chúng 69
    2. Từng bước giành ưu thế trong các mô hình liên kết đào tạo. 70
    3. Chính sách ưu đãi cho giáo dục đại học 72
    4. Quản lý và đa dạng hóa giáo dục phù hợp với yêu cầu của thực tiễn: 74
    5. Giữ vững nguyên tắc trung thực để duy trì thương hiệu 77
    KẾT LUẬN CHUNG .80
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...