Luận Văn Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu Việt Nam: thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 20/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    Lời nói đầu

    Chương I: Cơ sở lý luận về thương hiệu và vấn đề xây dựng phát triển
    thương hiệu cho hàng nông sản

    1. Cơ sở lý luận về thương hiệu:

    1.1. Khái niệm thương hiệu: 8
    1.1.1. Định nghĩa: 8
    1.1.2. Các yếu tố cấu thành thương hiệu: 9
    1.2. Đặc điểm, ý nghĩa và vai trò của thương hiệu: 10
    1.2.1. Đặc điểm: 10
    1.2.2. Ý nghĩa – vai trò: 12

    1.3. Quy trình xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu: 15
    1.3.1. Thiết lập hệ thống thông tin Marketing (MIS): 16
    1.3.2. Xây dựng tầm nhìn và sứ mạng thương hiệu: 16
    1.3.3. Xác định chiến lược và mô hình phát triển thương hiệu: 17
    1.3.4. Định vị thương hiệu: 18
    1.3.5. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu: 19
    1.3.6. Thiết kế và tạo dựng các yếu tố thương hiệu: 20
    1.3.7. Đăng kí bảo hộ các yếu tố thương hiệu: 24
    1.3.8. Quảng bá thương hiệu: 26
    1.3.9. Bảo vệ và phát triển thương hiệu: 28

    2. Vấn đề xây dựng phát triển thương hiệu cho hàng
    nông sản:

    2.1. Hàng nông sản và vai trò ý nghĩa của thương hiệu đối với hàng nông sản:
    29


    2.2. Việc áp dụng xây dựng phát triển thương hiệu hàng nông sản trên thế
    giới: 31

    Chương II: Thực trạng xây dựng và phát triển thương

    hiệu nông sản xuất khẩu Việt Nam

    1. Tổng quan chung về hàng nông sản Việt Nam: 35

    1.1. Tình hình sản xuất chung: 35
    1.2. Tình hình xuất khẩu hiện nay: 39
    1.3. Năng lực cạnh tranh của ngành nông sản xuất khẩu Việt Nam: 47

    2. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam nói chung và thương hiệu nông sản xuất
    khẩu nói riêng:

    2.1. Về tình hình xây dựng, phát triển thương hiệu nông sản: 50
    2.2. Vai trò của thương hiệu trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao năng
    lực cạnh tranh của hàng nông sản nói chung và nông sản xuất khẩu nói riêng:
    54
    3. Phân tích đánh giá một số trường hợp điển hình: 57

    3.1. Thương hiệu Trung Nguyên với chiến dịch xây dựng dòng sản phẩm G7
    57

    3.1.1. Chiến dịch xây dựng dòng sản phẩm G7: 57
    3.1.2. Những kết quả đạt được: 62
    3.1.3. Nhận xét về chiến lược phát triển G7 của cà phê Trung Nguyên: 64
    3.2. Thương hiệu Gạo Sohafarm: 65
    3.2.1. Sự ra đời của gạo Sohafarm: 65
    3.2.2. Xây dựng các yếu tố của thương hiệu gạo Sohafarm: 66
    3.2.3. Hướng đi của gạo Sohafarm: 67
    3.2.4. Kết quả đạt được và đánh giá nhận xét: 67


    Chương III: Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cho
    nông sản xuất khẩu của Việt Nam

    1. Kiến nghị đối với nhà nước:

    1.1. Hỗ trợ trồng trọt, sản xuất các mặt hàng nông sản: 70
    1.2. Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản: 75
    1.3. Tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại cho ngành nông sản: 79
    2. Giải pháp đối với doanh nghiệp:

    2.1. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về xây dựng và phát triển thương
    hiệu cho nông sản: 81
    2.2. Nhóm giải pháp xây dựng và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu nông sản
    VN: 83
    2.2.1. Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm: 83
    2.2.2. Nhóm giải pháp xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh: 85
    2.2.3. Nhóm giải pháp bảo vệ thương hiệu: 87

    Kết luận


    Lời nói đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài:

    Trong nhiều năm gần đây, Việt Nam luôn là một trong các quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu một số mặt hàng nông sản nhiệt đới như: gạo, cà phê, tiêu, điều Hiện nay, trong điều kiện tự do hoá thương mại, và với việc gia nhập WTO, một mặt các nông sản của Việt Nam có nhiều cơ hội để quảng bá và đưa sản phẩm của mình ra thị trường thế giới, mặt khác, thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu nông sản của các nước xuất khẩu khác. Liệu sản phẩm nông sản của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu nông sản nổi tiếng đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường quốc tế như cà phê Starbucks, thực phẩm Heinz hay không? Đó là một vấn đề bức thiết hiện nay. Trên thực tế, hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đều ở dạng thô hoặc sơ chế, và khi xuất khẩu đều phải thông qua các thương hiệu trung gian của nước ngoài. Điều đó làm thương hiệu nông sản của Việt Nam không phát huy được ưu thế nổi trội của mình. Là nước có nền nông nghiệp chiếm hơn 70%, việc thúc đẩy sự phát triển các thương hiệu nông sản là vô cùng cần thiết, bởi muốn cho ngành nông nghiệp phát triển thì sản phẩm nông nghiệp phải có tính cạnh tranh, phải có thương hiệu lớn. Đi cùng với nhưng lợi thế sẵn có của mình là một nước nông nghiệp lâu đời và đã gia nhập WTO, thì nông sản Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, cần phải tạo lập thương hiệu vững chắc cho nông sản Việt Nam để nâng cao năng lực canh tranh với các nước trên thế giới.
    Vì những lý do trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu Việt Nam: thực trạng và giải pháp”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:

    Dựa trên cơ sở lý thuyết, các số liệu thực tế, điều tra, những phân tích và nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sẽ đánh giá tổng hợp về thực trạng của nông sản Việt Nam; làm rõ vai trò thương hiệu đối với hàng nông sản; thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của hàng nông sản nói chung cũng như nông sản xuất khẩu nói riêng hiện nay. Cùng với đó, nhóm nghiên cứu xin được đưa ra những giải pháp để xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

    Đối tượng nghiên cứu: mặt hàng nông sản của Việt Nam xoay quanh các vấn đề về sản xuất, chế biến, xuất khẩu; việc xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản trong thời kì hiện nay.
    Phạm vi nghiên cứu:

    - Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam: gạo, cà phê, hồ tiêu, rau quả
    - Các số liệu tập trung nghiên cứu trong những năm gần đây 2001- 2008.

    4. Phương pháp nghiên cứu:

    Nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, thống kê, phỏng vấn chuyên gia và phân tích số liệu. Ngoài ra còn nghiên cứu và tham khảo lý luận về vấn đề thương hiệu, từ đó kết hợp với thực tiễn để đưa ra những phân tích đánh giá đầy đủ hơn.
    5. Kết cấu của đề tài:

    Ngoài lời nói đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương:

    Chương I: Cơ sở lý luận về thương hiệu và vấn đề xây dựng phát triển thương hiệu cho hàng nông sản
    Chương II: Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản xuất khẩu Việt Nam
    Chương III: Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

    • 27.doc
      Kích thước:
      3.9 MB
      Xem:
      0
    • 27.pdf
      Kích thước:
      1.3 MB
      Xem:
      0
Đang tải...