Thạc Sĩ Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG TỔNG QUAN TÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN
    BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH5
    1. Các sách tham khảo và công trình nghiên cứu về thị trường bán buôn
    điện của một số nước trên thế giới5
    2. Các đề tài, công trình nghiên cứu về thị trường điện Việt Nam 10


    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG, PHÁT
    TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH16
    1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN 16
    1.1.1. Điện năng và vai trò của điện trong nền kinh tế 16
    1.1.2. Khái niệm thị trường và thị trường điện cạnh tranh 18
    1.1.3. Đặc điểm của thị trường điện 27
    1.1.4. Điều tiết của Nhà nước đối với thị trường điện 28
    1.1.5. Tái cấu trúc ngành điện với phát triển thị trường điện cạnh tranh 29
    1.2. CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH 36
    1.2.1. Mô hình thị trường điện độc quyền 37
    1.2.2. Mô hình thị trường phát điện cạnh tranh 38
    1.2.3. Mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh 39
    1.2.4. Mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh 41
    1.3. CẤU TRÚC VÀ CƠ CHẾ VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN
    ĐIỆN CẠNH TRANH
    1.3.1. Cấu trúc của thị trường bán buôn điện cạnh tranh 44
    1.3.2. Các dạng thị trường trong mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh 50
    1.3.3. Giá điện trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh 57
    1.4. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
    CẠNH TRANH CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
    1.4.1. Xây dựng và phát triển thị trường điện của một số nước trên thế giới 61
    1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho phát triển thị trường điện Việt Nam 69
    Kết luận Chương 1 71


    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN HIỆN NAY VÀ SỰ CẦN
    THIẾT PHẢI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
    BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM
    72
    2.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM HIỆN NAY 72
    2.1.1. Quá trình hình thành thị trường điện Việt Nam 72
    2.1.2. Cung, cầu điện năng trong thị trường điện Việt Nam 75
    2.1.3. Mua bán điện trong thị trường điện Việt Nam 78
    2.1.4. Hạ tầng kỹ thuật cho vận hành thị trường điện Việt Nam 84
    2.1.5. Quản lý nhà nước và điều tiết đối thị trường điện Việt Nam 88
    2.2. CẤU TRÚC, CƠ CHẾ VÀ THỰC TẾ VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG
    PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM
    2.2.1. Cấu trúc thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam 90
    2.2.2. Cơ chế vận hành thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam 95
    2.2.3. Tình hình vận hành thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam 98
    2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM HIỆN NAY 103
    2.3.1. Những thành tựu đạt được 103
    2.3.2. Những vấn đề tồn tại 106
    2.4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN
    BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM
    2.4.1. Đa dạng thành phần kinh tế tham gia hoạt động điện lực 115
    2.4.2. Nhu cầu vốn đầu tư để đáp ứng phát triển điện lực 116
    2.4.3. Nâng cao chất lượng và giảm giá thành điện năng 117
    2.4.4. Liên kết và hội nhập hệ thống điện các nước 117
    2.4.5. An ninh năng lượng và phát triển điện lực bền vững 118
    Kết luận Chương 2 119
    CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP CHO XÂY DỰNG
    VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN
    CẠNH TRANH VIỆT NAM
    120
    3.1. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN
    BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM
    120
    3.1.1. Dự báo cung, cầu và truyền tải điện năng trong giai đoạn thị trường
    bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam
    120
    3.1.2. Định hướng xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh
    tranh Việt Nam
    125
    3.1.3. Mục tiêu xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh
    Việt Nam
    127
    3.2. MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT CHO THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH
    TRANH VIỆT NAM
    131
    3.2.1. Hình thành các thành viên thị trường bán buôn điện cạnh tranh thông
    qua tái cấu trúc ngành điện Việt Nam
    132
    3.2.2. Mô hình đề xuất và cơ chế vận hành thị trường bán buôn điện cạnh
    tranh Việt Nam
    151
    3.3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN
    BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM
    159
    3.3.1. Về chính sách và cơ sở pháp lý của Nhà nước 159
    3.3.2. Về xây dựng hạ tầng kỹ thuật 167
    Kết luận Chương 3 171
    KẾT LUẬN 172
    DAMH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
    Thị trường điện (TTĐ) là xu hướng phát triển tất yếu của nhiều nước trên thế
    giới, TTĐ hình thành đảm bảo khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện
    năng cho phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ổn định, an toàn và kinh tế, góp
    phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia. Điều kiện hình
    thành TTĐ không những chỉ phụ thuộc vào chính sách về kinh tế - xã hội của nhà
    nước mà còn được quyết định bởi điều kiện kỹ thuật, công nghệ của HTĐ. Các nước
    trong khu vực ASEAN như Singapo, Philippin, Thái Lan, Malaysia, đã có những
    bước đi tích cực trong việc xây dựng TTĐ cạnh tranh.
    Trên cơ sở đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế của ngành
    điện Việt Nam, tại kết luận số 26-KL/TW ngày 24 tháng 10 năm 2003 của Bộ
    Chính trị về Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành điện lực Việt Nam giai đoạn
    2001 - 2010, định hướng đến năm 2020 đã khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà
    nước là: “Từng bước hình thành TTĐ cạnh tranh trong nước, đa dạng hoá phương
    thức đầu tư và kinh doanh điện, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia,
    không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Nhà nước chỉ giữ
    độc quyền khâu truyền tải điện, xây dựng và vận hành các nhà máy thuỷ điện lớn,
    các nhà máy điện nguyên tử. Tham gia hội nhập và mua bán điện với các nước
    trong khu vực”. Ngày 03 tháng 12 năm 2004, Luật Điện lực đã được Quốc hội nước
    Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua quy định lộ
    trình hình thành và phát triển TTĐ theo thứ tự các giai đoạn: Thị trường phát điện
    cạnh tranh; Thị trường bán buôn điện cạnh tranh; Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
    Với định hướng phát triển TTĐ, ngành điện Việt Nam đang từng bước nghiên
    cứu kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới, kết hợp với những điều
    kiện đặc thù của ngành điện và nền kinh tế Việt Nam để từng bước phát triển TTĐ
    cạnh tranh. Đến nay, Việt Nam đã đưa vào vận hành mô hình thị trường phát điện
    cạnh tranh từ ngày 01/7/2012 dưới dạng thị trường phát điện cạnh tranh một người
    mua, chào giá theo chi phí. Do bởi những hạn chế trong vấn đề như: hầu hết sở hữu


    các NMĐ đều thuộc các Tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước, trong đó EVN chiếm tỷ
    trọng hơn 50%, đơn vị mua điện duy nhất thuộc sở hữu EVN, các vấn đề liên quan
    đến điều độ, vận hành hệ thống, thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam hiện nay
    cơ bản vẫn mang dáng dấp của TTĐ độc quyền, có nhiều hạn chế cần phải khắc phục.
    Cùng với vấn đề trên, do tính tất yếu của việc phát triển TTĐ cạnh tranh trong cơ chế
    thị trường, thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam hiện nay tất yếu sẽ chuyển đổi
    sang các mô hình TTĐ có mức độ cạnh tranh cao hơn, có tính minh bạch hơn như:
    mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh, mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh
    tranh. Qua tìm hiểu, thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến việc nghiên cứu để
    xây dựng, phát triển mô hình TTĐ Việt Nam, tác giả nhận thấy chưa có nghiên cứu
    nào đề cập đến xây dựng, phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh cho Việt
    Nam, là mô hình TTĐ có mức độ cạnh tranh ở cấp cao hơn thị trường hiện nay, do
    vậy nhằm góp phần vào các công trình nghiên cứu của ngành điện đối với việc xây
    dựng và phát triển TTĐ cạnh tranh Việt Nam, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Xây
    dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam” làm Luận án
    tiến sĩ của mình. Tác giả xác định đề tài Luận án là thật sự cần thiết, đảm bảo tính
    khoa học và có thể áp dụng đối với ngành điện Việt Nam trong quá trình xây dựng
    và phát triển TTĐ.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
    - Lý thuyết về TTĐ, đặc điểm TTĐ và điều kiện chuyển đổi, phát triển TTĐ
    của một số nước điển hình trên thế giới theo từng giai đoạn phát triển của TTĐ: Thị
    trường phát điện cạnh tranh; Thị trường bán buôn điện cạnh tranh; Thị trường bán
    lẻ điện cạnh tranh. Đi sâu vào nghiên cứu lý thuyết về mô hình, cơ chế vận hành,
    các dạng TTĐ thứ cấp trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh làm cơ sở cho việc
    xây dựng và phát triển VWEM trong thời gian đến.
    - Phân tích thực trạng của ngành điện Việt Nam, cơ sở pháp lý hình thành
    TTĐ Việt Nam, hiện trạng và định hướng, lộ trình hình thành và phát triển của TTĐ
    Việt Nam trong thời gian đến. Nghiên cứu, phân tích thực trạng vận hành thí điểm
    thị trường phát điện cạnh tranh nội bộ EVN, đồng thời phân tích cơ sở, đặc điểm, cơ
    chế vận hành của VCGM nhằm định hướng việc phát triển mô hình TTĐ cạnh tranh
    giai đoạn bán buôn.
    - Nghiên cứu xây dựng mô hình VWEM trong điều kiện chuyển đổi từ mô
    hình thị trường phát điện cạnh tranh, đồng thời đưa ra các giải pháp để triển khai
    thực hiện công tác chuyển sang mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh phù
    hợp cho Việt Nam trong thời gian đến.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Với mục tiêu nghiên cứu trên, Luận án chọn:
    - Đối tượng nghiên cứu: thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam,
    - Phạm vi nghiên cứu: lãnh thổ quốc gia Việt Nam với số liệu thu thập trong
    giai đoạn 2005 - 2012; giải pháp nghiên cứu và đề xuất cho thời kỳ đến năm 2020.


    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    - Thu thập, kế thừa các tài liệu nghiên cứu liên quan đến việc hình thành và
    phát triển TTĐ của các nước trong khu vực và trên thế giới.
    - Sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: so sánh, phân tích thống kê,
    phân tích tổng hợp, phương pháp thực chứng, phương pháp chuyên gia, phương
    pháp định tính, phương pháp quy nạp, diễn dịch, để thực hiện đề tài nghiên cứu.


    5. Bố cục của Luận án
    Luận án gồm các chương sau:
    Chương Tổng quan tình hình nghiên cứu về thị trường bán buôn điện
    cạnh tranh
    Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng, phát triển thị trường
    bán buôn điện cạnh tranh
    Chương 2. Thực trạng thị trường điện hiện nay và sự cần thiết phải xây
    dựng, phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam
    Chương 3. Đề xuất mô hình và giải pháp cho xây dựng và phát triển thị
    trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam


    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
    - Hệ thống hoá được những vấn đề cơ bản của TTĐ, đặc điểm, nguyên tắc
    hoạt động, điều kiện hình thành, phát triển TTĐ, các hình thức tổ chức TTĐ. Phân
    tích những đặc thù của thị trường bán buôn điện cạnh tranh và tìm hiểu TTĐ của
    một số quốc gia trên thế giới có những nét tương đồng với thực trạng của Việt Nam
    từ đó rút ra được các bài học kinh nghiệm cho việc phát triển TTĐ tại Việt Nam.
    - Đã làm rõ được hiện trạng và xu hướng phát triển của ngành điện Việt
    Nam; tình hình triển khai thực hiện các bước đưa TTĐ vào áp dụng tại Việt Nam.
    Trên cơ sở khoa học và thực tiễn, luận án xác định được những tồn tại, và nguyên
    nhân của những tồn tại hiện nay của ngành điện, TTĐ Việt Nam.
    - Đề xuất xây dựng cơ chế hoạt động cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh
    với những yêu cầu hoạt động, mối quan hệ của từng bộ phận tham gia TTĐ Việt
    Nam cùng các giải pháp đối với ngành điện Việt Nam cho việc xây dựng và phát
    triển VWEM trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...