Đồ Án Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn trên phạm vi toàn quốc

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ ÁN
    XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CHUỖI
    CUNG CẤP THỰC PHẨM AN TOÀN TRÊN PHẠM VI TOÀN QUỐC


    –––––––––––––––––––––




    PHẦN MỞ ĐẦU




    1. Cơ sở và sự cần thiết xây dựng đề án.


    1.1. Tình hình chung về sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản trong thời gian qua.
    Ở Việt Nam, sản xuất thực phẩm nông lâm thủy sản là một lĩnh vực hết sức quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, dân số nông thôn chiếm đến 60,7% dân số quốc gia, ngành nông lâm thủy sản giải quyết công ăn việc làm cho 56,8% người trong độ tuổi lao động và đóng góp đến 20,9% GDP quốc gia, thu lại lợi nhuận thông qua kim ngạch xuất khẩu và phát triển nền sản xuất hàng hóa bền vững. Vì vậy, bất kỳ tác động nào của việc sản xuất nông nghiệp và nông thôn đều gây ra những ảnh hưởng lớn lao và lâu dài đến toàn bộ nền kinh tế.
    Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đã phát triển toàn diện và đạt được nhiều thành tựu quan trọng cả về năng suất và sản lượng. Nhiều loại nông sản, thủy sản cũng đã phát triển nhanh và trở thành những mặt hàng xuất khẩu như: thủy sản, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, cao su, rau quả. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn thứ nhất thế giới và hiện giờ cà phê là mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, thủy sản Việt Nam cũng đã có mặt ở trên 110 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.


    Sản xuất nông nghiệp tăng mạnh cung cấp nguồn hàng nhiều và đều đặn cho thị trường trong nước và giúp cho người tiêu dùng trong nước có thể tiếp cận thực phẩm đa dạng, nhiều và rẻ. Thành công vượt bậc trong ngành nông nghiệp không chỉ giúp Việt Nam tăng GDP trên 8% mà còn giúp giảm đói nghèo
    Việc gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển thị trường sản phẩm mới như cà phê, hạt điều, rau, chè, trái cây nhiệt đới và sản phẩm thịt lợn. Những mặt hàng này được sản xuất ở Việt Nam rẻ hơn nhiều so với những nước láng giềng ASEAN. Nhưng, giá




    2









    thành vận chuyển tương đối cao và chi phí xử lý sau thu hoạch đã làm tăng giá thành sản phẩm, làm giảm tính cạnh tranh của nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam trong thị trường khu vực.
    Số liệu thống kê về tình hình sản xuất và xuất khẩu nông lâm thủy sản 5 năm qua (2007 - 2011).


    Đối tượng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011



    Sản xuất
    (ngàn tấn)

    Kinh ngạch XK


    (triệu USD)

    Sản xuất
    (ngàn tấn)

    Kinh ngạch XK


    (triệu USD)

    Sản xuất


    (ngàn tấn)

    Kinh ngạch XK


    (triệu USD)

    Sản xuất
    (ngàn tấn)

    Kinh ngạch XK


    (triệu USD)

    Sản xuất
    (ngàn tấn)

    Kinh ngạch XK


    (triệu USD)




    Sản phẩm nông sản có nguồn gốc thực vật

    6.967,60 6288,07 74553,4 8.919,0 72902,2 8.017,0 93105,5 10.518,0 98816,5 14.023,0




    Sản phẩm nông sản có nguồn gốc động vật

    3.295,026 - 3552,934 - 3766,909 - 3900,0 - 4250,0 -




    Sản phẩm thủy sản

    4.16 ,0 3.766,0 4.582,0 4.510,0 4.846,0 4.207,0 5.143,0 5.016,0 5457,0 6.077,0




    (Nguồn trích dẫn: Kết quả thực hiện hàng năm của ngành nông nghiệpcủa Trung tâm







    Formatted: Font: 10 pt

    Tin học và thống kê Bộ Nông nghiệp và PTNT)


    1.2. Hiện trạng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;


    An toàn thực phẩm là một vấn đề hết sức quan trọng trong đồi sống xã hội và là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nước Việt Nam từ lâu đã đặc biệt quan tâm và coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế-xã hội, an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường đồng thời ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên chỉ đạo và đưa ra các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Việc sản xuất sản phẩm nông lâm thủy sản không đảm bảo an toàn là đi song hành với việc sản xuất không bền vững và phát triển.
    Trong những năm gần đây, bên cạnh việc phát triển và thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa nông lâm thủy sản như đã nêu ở trên thì cũng đã phát hiện những vụ việc về thực phẩm không đảm bảo an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất trong sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư, suy thận thậm chí dẫn đến tử vong. Sản xuất và sử dụng thực phẩm không an toàn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, khả năng lao động, chất lượng cuộc sống của con người hàng ngày và lâu dài. Không đảm bảo an toàn thực phẩm còn làm giảm khả năng tiếp cận thị trường cho các mặt hàng nông sản có giá trị cao mà Việt Nam có tiềm năng.

    Formatted: Font: 10 pt, Vietnamese
    (Vietnam)


    Formatted: Font: 11 pt, Vietnamese (Vietnam)
    Formatted: Vietnamese (Vietnam)


    Formatted: Font: 10 pt, Vietnamese (Vietnam)

    Nhiều thị trường xuất khẩu lớn đã bị bỏ lỡ và rủi ro cao trong việc nắm giữ thị trường nội địa trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.


    Trước sự phát triển không ngừng của đời sống sản xuất; tốc độ gia tăng dân số, đô thị hóa mạnh mẽ; và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng và thị trường quốc tế thì vấn đề quản lý, kiểm soát và đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như an toàn thực phẩm nông sản càng được đặt ra hết sức cấp bách, đòi hỏi phải có chiến lược đồng bộ, mang tính định hướng chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát hữu hiệu hoạt động sản xuất nông sản thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế ngành nông nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp.
    Số liệu kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản sản xuất kinh doanh trong nước được các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện năm 2011 cho thấy:
    * Kết quả kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện sản xuất an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản trong thời gian qua theo Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT cho thấy, tỷ lệ cơ sở xếp loại C (không đạt) cao, chiếm trung bình trên 50 % số cơ sở sản xuất, kinh doanh được kiểm tra.
    * Kết quả phân tích một số chỉ tiêu về an toàn thực phẩm:


    - Tỷ lệ mẫu rau quả chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép là 4,43% (năm 2010 là 8,6%);


    - Tỷ lệ mẫu thủy sản nhiễm hooc môn vượt quá giới hạn cho phép là 1,38 % (năm 2010 là 4,3%);
    - Tỷ lệ mẫu thịt nhiễm hóa chất cấm, kháng sinh, hooc môn vượt quá giới hạn cho phép là 0,36% (năm 2010 là 1,19%).
    Qua số liệu thống kê nêu trên cho thấy, tình hình an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản từng bước đã được cải thiện, tuy nhiên, tỷ lệ mẫu vi phạm một số mặt hàng còn tương đối cao, chưa đáp ứng yêu cầu của người tiêu dung và thị trường. Một trong những nguyên nhân tồn tại như nêu trên đó là việc kiểm soát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản chưa thật sự theo chuỗi giá trị sản phẩm, chưa thiết lập được nhiều các mô hình liên kết sản xuất từ trạng trại đến sản xuất sản phẩm cuỗi cùng và áp dụng các nguyên tắc kiểm soát nguy cơ về an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm.


    1.3. Hiện trạng về chuỗi sản xuất nông lâm thủy sản ở Việt Nam


    Khái niệm về quản lý và kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi đã được Việt Nam tiếp cận và triển khai thí điểm ở một số địa phương với 1 số nhóm ngành hàng chủ lực và trọng điểm. Tuy nhiên, quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ, quy mô nhỏ cho nên chưa tác

    động nhiều đến cộng đồng. Từ đó, không có được những kết quả mang tính đột phá, nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng và doanh nghiệp đối với chuỗi thực phẩm an toàn còn nhiều hạn chế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...