Luận Văn Xây dựng và phát triển đội ngũ ở các trung tâm giáo dục thường xuyên

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lí do chọn đề tài:

    Giáo dục - đào tạo có vị trí vô cùng quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Giáo dục với chủ thể là đội ngũ nhà giáo là con đường ngắn nhất và khoa học nhất để truyền thụ tri thức cho học sinh một cách cơ bản có hệ thống và hiệu quả. Hệ thống giáo dục nước ta hiện nay có nhiều cấp học, ngành học được xây dựng chặt chẽ và mang tính phát triển; đội ngũ nhà giáo là lực lượng nòng cốt thực hiện mục tiêu giáo dục - đào tạo, là người xây dựng cho học sinh thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ, trang bị tri thức và phương pháp tư duy khoa học, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo. Vì vậy, vai trò của đội ngũ nhà giáo rất quan trọng, công việc của họ sẽ để lại dấu ấn trong tương lai. Khi nói về vai trò của đội ngũ nhà giáo, tại Hội nghị giáo dục ở Úc năm 1993, các đại biểu đã đưa ra nhận định: người giáo viên sẽ là người có trách nhiệm làm thay đổi thế giới. Trong nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Đảng đã khẳng định: “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả”. Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII cũng đã xác định “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh”.

    Sau 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng VIII, trước những cơ hội và thách thức, căn cứ vào yêu cầu mục tiêu mới của giáo dục đào tạo Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định:

    “ Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Đảng ta đã khẳng định “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”.

    Như vậy có thể thấy Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục ở các Trung tâm Giáo dục thường xuyên nói riêng. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, công tác giáo dục đào tạo không chỉ mở rộng về quy mô mà còn phải được nâng cao về chất lượng như kết luận của hội nghị Trung ương 6 khoá IX : Phát triển giáo dục toàn diện, xây dựng nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Đây là điều kiện mang tính quyết định để chúng ta có thể hội nhập và phát triển cùng với sự phát triển của thế giới trong thời đại hiện nay.

    Sau nhiều năm đổi mới cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành giáo dục đã đạt được nhiều thành tích hết sức to lớn và được đánh giá là:“ .đã có bước phát triển mới, góp phần chuẩn bị tiền đề cho những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn của sự nghiệp giáo dục trong thế kỷ 21 vì mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” ( NQ TW 6 khoá IX ).

    Nhưng hiện nay, trong các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, đội ngũ nhà giáo vừa thiếu lại vừa yếu, một bộ phận nhỏ nhà giáo chưa đạt chuẩn đào tạo, một số thiếu năng lực giảng dạy và tinh thần trách nhiệm. Đáng lo ngại là tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đó làm xói mòn phẩm chất của một số nhà giáo gây ảnh hưởng xấu đến uy tín người thầy trong xã hội. Điều đó làm hạn chế việc thực hiện vai trò đào tạo nguồn nhân lực của đội ngũ nhà giáo và là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thực trạng chất lượng đào tạo chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu đặt ra. Ngoài ra, công tác quản lý giáo dục đào tạo ở các cấp, các địa phương và các đơn vị trường học còn nổi lên một vấn đề quan trọng là công tác quản lý xây dựng và phát triển đội ngũ còn có nhiều yếu kém, bất cập. Đây cũng là nội dung cần cải tiến , đổi mới ,,,,,


    MỤC LỤC


    Lý do chọn đề tài

    Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phương pháp, phạm vi nghiên cứu

    PHẦN NỘI DUNG

    CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

    Cơ sở lý luận

    Cơ sở thực tiễn

    Cơ sở phỏp lý

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRUNG TÂM GDTX HIỆN NAY

    Đặc điểm tÌnh hÌnh

    Một số kết quả đạt được trong việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX

    Một số tồn tại hiện nay và những khó khăn thách thức trong công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên các Trung tâm GDTX .

    Một số vấn đề cấp thiết cần giải quyết trong công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX

    Chương III MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN Lí NHẰM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

    Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ giáo viên các cấp chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh về vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ

    Đổi mới cÔng tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa.

    Đổi mới cÔng tác bố trí, sử dụng đội ngũ nhà giáo

    Tạo lập hệ thống động lực cho việc nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quỏ trình đào tạo nguồn nhân lực ở các Trung tâm GDTX

    PHẦN KẾT LUẬN

    Một số kết luận

    Một số kiến nghị



    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...