Tiểu Luận Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT

    1. Cơ sở lý luận.
    Nhiệm vụ nhà trường phổ thông là đào tạo ra nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại mới, vì thế không được phép tạo ra những "sản phẩm phế phẩm" mà phải là những con người nhân văn, con người công nghệ, có khả năng thích ứng cao phù hợp với những đòi hỏi của giai đoạn phát triển mới của đất nước. Muốn thực hiện được điều đó phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố cấu thành trong đó đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, là lực lượng nòng cốt biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực.
    Hiệu quả và sản phẩm lao động sư phạm của người giáo viên là chất lượng thực hiện mục tiêu đào tạo. Nó được biểu hiện cụ thể ở nhân cách của người học sinh: trình độ được giáo dục, trình độ lĩnh hội các kiến thức khoa học, Bởi lẽ một tác động của người thầy đến học sinh nhằm hình thành nhân cách và phát triển toàn diện học sinh. Vì vậy giáo viên THPT càng nhận thấy rõ vị trí, vai trò của mình trong nhà trường, là nhân tố quyết định đến việc tạo ra sản phẩm con người trong hoạt động lao động dạy học.
    Đội ngũ nhà giáo phải có đủ sức, đủ tài để chấn hưng nền giáo dục nước nhà, là những người có năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao. Đội ngũ giáo viên THPT là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, đảm bảo mọi thành công của chủ trương đổi mới giáo dục, đồng thời là người trực tiếp thực hiện mục tiêu của giáo dục THPT.
    Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên không những chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành giáo dục nói chung và nhu cầu phát triển của giáo dục THPT nói riêng, và mỗi trường THPT muốn phát triển trước hết phải có một đội ngũ giáo viên giỏi, còn là sự đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân, giáo viên, đáp ứng nhu cầu của học sinh. Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: "Đối với mình: luôn luôn cầu tiến bộ, không tiến bộ tức là ngừng lại", "Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, đã biết hết rồi ".
    Vì lẽ đó càng khẳng định tầm quan trọng của công tác xây dựng và phát triển đội ngũ trong trường THPT là khâu trọng tâm trong chiến lược phát triển giáo dục từ 2005 đến 2010.
    2. Cơ sở pháp lý.
    Xây dựng và phát triển đội ngũ là thực hiện quan điểm về "giáo dục là quốc sách" và thực hiện nghị quyết Trung ương IV, khoá 8: "Khâu then chốt đó thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục và chính trị, đạo đức và nâng cao năng lực chuyên môn".
    Điều lệ trường phổ thông "Nhà giáo phải có trách nhiệm rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng chất lượng và hiệu quả giảng dạy, giáo dục".
    Quyết định số 6/2006/QĐ-BNV thực hiện qui định về bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo chưa đạt chuẩn.
    Chỉ thị số 40/CT-TW của Ban Bí thư ra ngày 15/06/2004 "phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là mọt trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng".
    Muốn nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THPT, đội ngũ cán bộ quản lý đặc biệt là hiệu trưởng phải quan tâm tới công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Phải đảm bảo kết hợp hài hoà giữa yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài, thực hiện yêu cầu lâu dài là sự đảm bảo vững chắc cho tương lai của từng giáo viên và cả đội ngũ của trường nói riêng, cả ngành học nói chung. Đó cũng chính là vai trò quản lý và ý thức trách nhiệm của người quản lý trong công tác bồi dưỡng. Trên cơ sở đó mỗi cá nhân có kế hoạch bồi dưỡng cho mình, xem đó là mục tiêu phấn đấu, là chương trình hành động, đồng thời là một chỉ tiêu thi đua của các cá nhân. Đó là nhu cầu, mục đích sống của bản thân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...