Luận Văn Xây dựng và lựa chọn hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm khách quan dùng để phát huy tính tích c

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: MỞ ĐẦU
    I. Lý do chọn đề tài
    Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập
    với cộng đồng quốc tế. Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, đổi mới
    nền giáo dục là trọng tâm của sự phát triển. Nhân tố quyết định thắng lợi của
    công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế là con người. Công
    cuộc đổi mới này đòi hỏi nhà trường phải tạo ra những con người lao động năng
    động, sáng tạo làm chủ đất nước, tạo nguồn nhân lực cho một xã hội phát triển.
    Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 4 ( khoá VII) đã xác định: phải
    khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để
    bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
    Định hướng này đã được pháp chế hoá trong luật Giáo dục điều 24.2,
    trong Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT: Phương pháp giáo dục phổ thông
    phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp
    với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp
    học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn
    luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem
    lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
    Đổi mới phương pháp học tập nhằm phát huy tối đa sự sáng tạo và
    năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thí nghiệm, ngoại
    khoá, làm chủ kiến thức tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay . Chính vì thế
    trong thời gian gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích giáo viên sử
    dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm hoạt động hoá người học.
    Năm học 2008 -2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trên phạm vi
    toàn quốc chương trình sách giáo khoa lớp 12 mới THPT và năm học với
    2
    nhiệm vụ được xác định là “Năm học đẩy mạnh công nghệ thông tin, xây
    dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
    Trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, nhiệm vụ quan trọng của
    giáo dục là phát triển tư duy cho học sinh ở mọi bộ môn, trong đó có bộ môn
    hoá học. Hoá học là môn khoa học thực nghiệm và lý thuyết, vì thế bên cạnh
    việc nắm vững lý thuyết, người học cần phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo
    mọi vấn đề thông qua hoạt động thực nghiệm, thực hành giải bài tập.
    Một trong những phương pháp dạy học tích cực là sử dụng bài tập hoá học
    trong hoạt động dạy và học ở trường phổ thông. Bài tập hoá học đóng vai trò
    vừa là nội dung vừa là phương tiện để chuyển tải kiến thức, phát triển tư duy
    và kỹ năng thực hành bộ môn một cách hiệu quả nhất. Bài tập hoá học không
    chỉ củng cố nâng cao kiến thức, vận dụng kiến thức mà còn là phương tiện để
    tìm tòi, hình thành kiến thức mới. Rèn luyện tính tích cực, trí thông minh sáng
    tạo cho học sinh, giúp các em có hứng thú học tập, chính điều này đã làm cho
    bài tập hoá học ở PT giữ một vai trò quan trọng trong việc dạy và học hoá
    học, đặc biệt là sử dụng hệ thống bài tập để phát huy tính tích cực của học
    sinh trong quá trình dạy học.
    Đã có nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu các vấn đề về bài tập hoá
    học và cũng có nhiều công trình được áp dụng ở mức độ khác nhau. Tuy
    nhiên hệ thống bài tập hoá học lớp 12 NC phần hóa học hữu cơ và việc
    nghiên cứu sử dụng chúng để phát huy tính tích cực của học sinh vẫn còn là
    cái mới. Với mong muốn tìm hiểu và sử dụng hiệu quả các bài tập hoá học
    nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trung học phổ thông, tôi đã lựa chọn đề
    tài “Xây dựng và lựa chọn hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm khách
    quan dùng để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học phần hoá
    học hữu cơ lớp 12 nâng cao trường THPT”
    3
    Đây là hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm dùng để hình thành khái
    niệm mới, củng cố kiến thức, nâng cao kiến thức rèn kỹ năng tư duy logic và
    để kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh trên lớp.
    II. Mục đích nghiên cứu
    - Nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực áp dụng trong môn hóa học.
    -Thiết kế, xây dựng và tuyển chọn hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm
    thuộc chương trình hoá học lớp 12 nâng cao dùng để phát huy tính tích cực
    của học sinh trong dạy học phần hoá học hữu cơ lớp 12 NC trường THPT
    và dùng để củng cố, nâng cao kiến thức, đánh giá kết quả học tập của học
    sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hoá học trong giai đoạn hiện nay.
    III. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận của các phương pháp dạy học tích cực.
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận về bài tập hóa học:
    + Trắc nghiệm tự luận.
    + TNKQ.
    - Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo khoa hoá
    học lớp 12 nâng cao.
    - Tuyển chọn xây dựng hệ thống bài tập tự luận và TNKQ dạng nhiều
    lựa chọn theo chương trình hoá học lớp 12 NC dùng để phát huy tính tích
    cực của học sinh.
    - Nghiên cứu sử dụng hệ thống bài tập trên để phát huy tính tích cực
    của học sinh trong quá trình dạy học hóa học lớp 12NC.
    - Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả của hệ thống bài tập đã
    xây dựng.
    - Xử lý kết quả thực nghiệm bằng toán học thống kê.
    IV. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học ở trường THPT.
    - Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập hoá học phần hữu cơ lớp 12
    NC nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
    4
    V. Giả thuyết khoa học
    Nếu giáo viên nắm được nội dung phương pháp dạy học tích cực thì sẽ
    biết cách thiết kế và sử dụng bài tập tự luận và TNKQ trong giảng dạy một
    cách có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học hóa học, phát
    triển tư duy, trí thông minh, phát huy tính tích cực của học sinh đáp ứng yêu
    cầu cao về chất lượng học tập.
    VI. Phương pháp nghiên cứu
    a. Nghiên cứu lý luận
    - Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và
    đào tạo có liên quan đến đề tài.
    - Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học, tâm lý học, giáo dục học
    và các tài liệu liên quan đến đề tài.
    - Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa hoá học THPT đặc biệt là
    chương trình hoá học lớp 12 NC phần hóa học hữu cơ.
    - Căn cứ vào nhiệm vụ đề tài, dựa trên chương trình hoá học 12 nâng
    cao, dựa trên cơ sở lý thuyết về câu hỏi TN để xây dựng hệ thống bài tập tự
    luận và TNKQ nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS khi học phần
    hóa học hữu cơ lớp 12 NC.
    b. Nghiên cứu thực tiễn
    Thăm dò trao đổi ý kiến với các giáo viên dạy hoá THPT về nội dung,
    hình thức diễn đạt, số lượng câu hỏi tự luận và TNKQ của mỗi bài học và sử
    dụng trong quá trình dạy học.
    c. Thực nghiệm sư phạm
    - Đánh giá hiệu quả sử dụng hệ thống bài tập tự luận và TN để phát
    huy tính tích cực của học sinh trong học tập.
    - Xử lý kết quả thực nghiệm bằng toán học thống kê.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...