Luận Văn Xây dựng và đánh giá một số dụng cụ kỹ thuật đo lường

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Ác Niệm, 10/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    Công nghệ đo lường là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển kinh tế xã hội, làm cơ sở thống nhất hoá các chuẩn mực và tiêu chuẩn trong hệ thống quản lý chất lượng tiến tới ký kết các hiệp ước thừa nhận lẫn nhau đang là xu thế phát triển tất yếu của thời đại. phát triển kỹ thuật và công nghệ đo lường là nhiệm vụ bức thiết đối với mỗi quốc gia trong bối cảnh hiện nay, góp phần tăng cường giao lưu sản phẩm hàng hoá và thúc đẩy quá trình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ.
    Cùng với sự phát triển củacác ngành khoa học điện tử, tin học v.v kỹ thuật đo lường không ngừng được phát triển và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng và mở rộng qui mô đào tạo.
    Việt Nam là một trong những nước đang phát triển có nền kinh tế lạc hậu, do vậy việc đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật đo lường và các ngành khoa học công nghệ mũi nhọn là việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cấp bách mang tính chiến lược trong việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá nước nhà góp phần tăng cường sự quản lý của nhà nước về tiêu chuẩn chất lượng trong toàn bộ nền kinh tế–xã hội, theo hệ thống tiêu chuẩn đo lường chất lượng thống nhất trên toàn lãnh thổ.
    Trong hệ thống các Trường Đại học của cả nước, Trường Đại Học nông nghiệp I Hà Nội có nhiệm vụ đào tạo cán bộ kỹ thuật và triển khai nghiên cứu khoa học kỹ thuật công nghệ góp phần đáp ứng nhu cấu phát triển nông nghiệp và hiện đại hoá nông thôn Việt Nam, tiến tới hoà nhập khu vực và quốc tế. Trước vận hội mới và thách thức mới của thời đại đòi hỏi trường phải có những bước nhảy vọt trong khoa học kỹ thuật công nghệ giáo dục và đào tạo, trong đó cần bổ xung và nâng cấp chiều sâu hệ thống trang thiết bị đo lường cơ điện nông nghiệp. Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành không ngừng nâng cao chất lượng là mục tiêu đào tạo của nhà trường. Công tác đo lường thí nghiệm là nhu cầu tất yếu để tồn tại và phát triển của trường trong thời gian hiện nay và trong tương lai.
    Trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các cơ sở thực hành đo lường, dựa vào các tài liệu có liên quan, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, Thạc Sĩ Ngô Trí Dương trong quá trình thực hiện đề tài.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo, Thạc Sỹ Ngô Trí Dương trong quá trình thực hiện đề tài.
    Chân thành cảm ơn cán bộ phòng quản lý chất lượng nhà nước, các bạn sinh viên đồng nghiệp Trường Đại Học nông nghiệp I đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành bản luận văn này.

    Mục lục
    Mở đầu 1
    Chương I. Cở Sở Lý LUậN Về Kỹ THUậT ĐO LƯờNG
    1.1. Khái quát chung
    1.2. Vai trò, vị trí đo lường
    1.3. Hiện trạng trang thiết bị đo lường cơ điện
    1.4. Kết luận
    1.5. Hệ thống đơn vị đo lường và dẫn suất chuẩn
    1.6. Mô hình quá trình đo lường
    1.7. Mô hình hệ thống thông tin đo lường
    1.8. Cấu trúc cơ bản của dụng cụ đo
    1.9. Phương pháp đo
    1.10. Sai số của phép đo và gia công kết quả đo
    Chương II. xây dựng cơ sở lý thuyết phòng kỹ thuật đo lường
    2.1. Lựa chọn trang thiết bị đo lường cơ điện
    2.2. Tổ chức quản ký sử dụng trang thiết bị phòng kỹ thuật đo lường
    2.3. Tiêu chuẩn của phòng thí nghiệm kỹ thuật đo lường
    2.4. Nội quy, quy định của phòng kỹ thuật đo lường
    Chương III. đánh và hiệu chỉnh dụng cụ đo lường thí nghiệm kỹ thuật đo lường
    3.1. Khái quát chung
    3.2. Đo các đại lượng điện
    3.3. Đo lường ứng dụng thực nghiệm
    3.4. Đánh giá - Hiệu chuẩn
    Chương IV. kết luận và đề nghị
    Phụ lục
    Tài liệu tham khảo


    Tài liệu tham khảo

    1- Kỷ thuật đo lường các đại lượng vật lý, Phạm Thượng Hàn-Nguyễn trọng Quế-
    Nguyễn văn Hoà-Nguyễn Thị Vấn, Tập 1 và Tập 2,NXBGD-1997.
    2-Cơ sở kỷ thuật đo lường và tin học công nghiệp ĐH Bách khoa Hà nội-1995.
    3-Dụng cụ và đo lường điện tử của DAVID ABELL do Nguyễn Hữu Ngọc-Trĩnh Trung Thành-Đặng Văn Sử dịch, NXBKHKT-1994
    4- Giáo trình Cảm biến, Phạm Quốc Phô-Nguyễn Đức Chiến, NXBKHKT-2000.
    5- Kỷ thuật mạch điện tử, Phạm Minh Hà, NXBKHKT- 1997.
    6- Kỷ thuật điện tử số, Đặng Văn Chuyết, NXBGD- 1995.
    7- Đo lường và điều khiển bằng máy tính.
    8- Tài liệu về tiêu chuẩn đo lường chất lượng nhà nước – Cơ sở đo lường học.
    9- Tài liệu về tiêu chuẩn đo lường chất lượng nhà nước – Quản lý chất lượng.
    10- Nguyễn Hữu Ngọc, Thiết bị đo và đo lường điện tử, NXBKHKT-1996.
    11- Bài giảng môn học kỷ thuật đo lường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...