Tiến Sĩ Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống su

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 21/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 13
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 15
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 16
    1.1. Suy dinh dưỡng ở trẻ em 16
    1.1.1. Khái niệm và các hình thái suy dinh dưỡng ở trẻ em 16
    1.1.2. Suy dinh dưỡng năng lượng protein và các hậuquả . 16
    1.1.3. Thiếu máu thiếu sắt . 18
    1.1.4. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em . 19
    1.1.5. Tình hình suy dinh dưỡng và thiếu máu ở trẻ em 21
    1.2. Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình can thiệp 25
    1.2.1. Các nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em 25
    1.2.2. Các can thiệp dựa trên bằng chứng được khuyến cáo . 27
    1.2.3. Mô hình phòng chống của Y tế công cộng 28
    1.2.4. Tầm quan trọng chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ trẻem dưới 24 tháng tuổi 29
    1.2.5. Tầm quan trọng truyền thông giáo dục dinh dưỡng và Chiến lược quốc gia về dinh
    dưỡng giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030 .29
    1.2.6. Một số khuyến cáo về chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ 30
    1.3. Cơ sở thực tiễn-Các can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em . 31
    1.3.1. Các can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trên thế giới . 31
    1.3.2. Các can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng tạiViệt Nam 35
    1.3.3. Các ưu điểm và nhược điểm của mô hình can thiệp trước đây . 39
    1.4. Các loại hình và phương tiện truyền thông 40
    1.4.1. Những khái niệm cơ bản 40
    1.4.2. Mô hình truyền thông thay đổi hành vi . 41
    1.4.3. Truyền thông trực tiếp . 42
    1.4.4. Truyền thông gián tiếp . 43
    1.4.5. Sử dụng phương tiện trực quan trong truyền thông . 43
    1.5. Khung lý thuyết can thiệp và mô hình dự định triển khai 44
    1.6. Mô tả sơ lược về các xã nghiên cứu . 45

    CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 48
    2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu . 48
    2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 48
    2.1.2. Thời gian nghiên cứu . 48
    2.2. Đối tượng nghiên cứu . 48
    8
    2.2.1. Nghiên cứu định lượng 48
    2.2.2. Nghiên cứu định tính . 49
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 49
    2.3.1. Thiết kế nghiên cứu . 49
    2.3.2. Phương pháp xây dựng mô hình can thiệp 51
    2.3.3. Cỡ mẫu phương pháp chọn mẫu 60
    2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu 62
    2.3.5. Phương pháp phân tích số liệu . 64
    2.3.6. Các chỉ số nghiên cứu 65
    2.3.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giátrong nghiên cứu 66
    2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu . 69
    2.5. Hạn chế của nghiên cứu 69
    2.6. Cách khắc phục hạn chế 70

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 72
    3.1.Thực trạng suy dinh dưỡng và yếu tố liên quan ởtrẻ em 0-36 tháng tuổi tại 3 xã nghiên
    cứu trước can thiệp 72
    3.1.1. Thông tin chung về bà mẹ và hộ gia đình 72
    3.1.2. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ trước can thiệp 73
    3.1.3. Tình trạng thiếu máu dinh dưỡng của trẻ 76
    3.1.4. Một số chỉ số thực hành bú mẹ 77
    3.1.5. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ 81
    3.2. Kết quả hoạt động xây dựng và triển khai mô hình 86
    3.2.1. Kết quả xây dựng mô hình 86
    3.2.2. Kết quả triển khai hoạt động mô hình can thiệp 87
    3.2.3. Hoạt động giám sát 95
    3.2.4. Đánh giá kết quả hoạt động truyền thông qua phản hồi của bà mẹ . 96
    3.2.5. Khó khăn, thuận lợi khi triển khai thực hiệnchương trình . 100
    3.3. Đánh giá hiệu quả mô hình sau can thiệp . 101
    3.3.1. Đánh giá thay đổi kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ của bà mẹ . 101
    3.3.2. So sánh tình trạng dinh dưỡng của trẻ trước và sau can thiệp . 103
    3.3.3. Đánh giá hiệu quả của can thiệp đối với tìnhtrạng thiếu máu ở trẻ 110
    3.3.4. Đánh giá khả năng áp dụng mô hình truyền thông đa dạng 113

    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 116
    4.1. Thực trạng suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở trẻ em 0-36 tháng tuổi tại 3 xã
    nghiên cứu trước can thiệp 116
    4.1.1. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ từ 0-36 tháng tuổi . 116
    4.1.2. Tình trạng thiếu máu của trẻ 117
    4.1.3. Yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng và thiếumáu ở trẻ em . 119
    4.2. Xây dựng triển khai mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở 122
    4.2.1. Xây dựng mô hình . 122
    4.2.2. Kết quả hoạt động mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến YTCS 134
    4.3. Đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạngtại tuyến y tế cơ sở . 136
    4.3.1. Hiệu quả của can thiệp tới kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ . 136
    4.3.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp đối với tình trạng dinhdưỡng của trẻ 141
    4.3.3. Hiệu quả can thiệp với tình trạng thiếu máu của trẻ 146
    4.4. Khả năng áp dụng mô hình truyền thông đa dạng 148
    KẾT LUẬN . 150
    KHUYẾN NGHỊ . 153




    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Suy dinh dưỡng (SDD) là một trong những vấn đề Y tếcông cộng hàng đầu ở các nước đang phát triển. Người ta ước tính có khoảng 178 triệu trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới ở các nước đang phát triển bị SDD thể thấpcòi và 55 triệu trẻ SDD thể gầy còm [117]. SDD thấp còi, gày còm nặng và kém phát triển bào thai là nguyên nhân của 2,2 triệu tử vong, 21% số năm tàn tật của cuộc đời đã được điều chỉnh ở trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu [117]. Hiện nay quá trình giảm tỷ lệ SDD ở trẻ em tại các nước đang phát triển vẫn rất chậm. Việt Nam là một trong 36 quốc gia có tỷ lệ SDD cao nhất thế giới, đặc biệt là tỷ lệ thấp còi [132]. Tỷ lệ SDD ở trẻ dưới 5 tuổi trong giai đoạn 2006-2010
    thể nhẹ cân giảm từ 23,4% đến 17,5%, thể thấp còi giảm từ 35,2% đến 29,3% [70]. Tỉnh Khánh Hòa giai đoạn năm 2006-2010 tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân giảm từ 22,2% đến 15,7%, thể thấp còi từ 29,6% đến 27,2% [72]. Theo điều tra của Sở Y tế Khánh Hòa tháng 6/2010 cho thấy thực hành chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhỏ của bà mẹ chưa đạt. Tỷ lệ cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu rất thấp, gần 50% số trẻ được bà mẹ cho bú trong giờ đầu, khoảng 85% trẻ được cho ăn dặm đúng độ tuổi, nhưng chỉ 50% đạt được sự đa dạng bữa ăn tối thiểu [54]. Các nghiên cứu đã chỉ ra nhiều nguyên nhân gây SDD ở trẻ, trong đó kiến thức thực hành (KT-TH) chăm
    sóc nuôi dưỡng trẻ và tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ là một trong những nguyên nhân chính yếu [17], [51], [62], [63]. Các can thiệp phòng chống SDD có hiệu quả và thành công là những can thiệp vào thời kỳ mang thaicủa bà mẹ và hai năm đầu đời của trẻ. Giai đoạn này được coi là những cửa sổ cơ hội cho phòng chống SDD ở trẻ em [94], [103]. Tăng cường hoạt động truyền thông dinh dưỡng và xâydựng mô hình truyền thông thích hợp tại địa phương có khả năng nhân rộng là một trong những giải pháp của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng và của tỉnh Khánh Hòa. Câu hỏi nghiên cứu Mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến Y tế cơ sở có hiệu quả đối với kiến thức, thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ (NDTN) của bà mẹ, cải thiện tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của trẻ và có khả năng triển khai trên diện rộng hay không? Để trả lời cho câu hỏi nêu trên nghiên cứu “Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở tỉnh Khánh Hòa”đã được tiến hành. Mô hình truyền thông đa dạng bao gồm truyền thông trực tiếp thông qua tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm cho người nuôi dưỡng trẻ và truyền thông gián tiếp
    thông qua các kênh truyền thông khác. Việc xây dựngvà triển khai mô hình can thiệp đã được hỗ trợ một phần từ dự án “Nuôi dưỡng & Pháttriển”. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm căn cứ khoa họcvà thực tiễn về hiệu quả của mô hình đối với kiến thức thực hành của người nuôi dưỡng trẻ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ cũng như cách xây dựng, triển khai hoạt động của mô hình. Từ đó xem xét khả năng nhân rộng mô hình để góp phần làm giảmtỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em.

    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1. Mô tả thực trạng suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở trẻ em 0- 36 tháng tuổi tại các xã nghiên cứu tỉnh Khánh Hòa năm 2011.
    2. Xây dựng và triển khai mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em từ 0-24 tháng tuổi ở tỉnh Khánh Hòa
    3. Đánh giá hiệu quả và khả năng áp dụng mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế
    cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em từ 0-24 tháng tuổi tại các xã nghiên
    cứu tỉnh Khánh Hòa sau một năm can thiệp.
     
Đang tải...