Luận Văn Xây dựng và bảo vệ thương hiệu Việt Nam trong giao dịch thương mại quốc tế

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hiện nay thương hiệu đang là một vấn đề vô cùng cấp thiết, mang ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Hơn thế nó không chỉ là vấn của các doanh nghiệp mà được cả xã hội quan tâm, theo dõi, thực sự là hiện tượng kinh tế nóng bỏng của đất nước trong thời gian gần đây.

    Chúng ta nói đến vấn đề thương hiệu quá muộn so với các doanh nghiệp trên thế giới. Chúng ta cũng hoàn toàn bị động sau khi hàng loạt các thương hiệu của Việt Nam bị xâm hại ở trong nước và nước ngoài, sau nhiều thiệt thòi mất mát chúng ta mới thực sự giật mình vì từ trước đến nay đã bỏ qua một yếu tố quan trọng có tính chất quyết định như thế trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thương trường. Từ các cơ quan chức năng, doanh nghiệp đến người tiêu dùng đều rất thiếu hiểu biết về thương hiệu, còn về hành động thì hầu như các doanh nghiệp hoàn toàn chưa có hành động nào cho vấn đề này mà chỉ chú ý đến yếu tố chất lượng. Có chăng chỉ là những hoạt động manh mún, thiếu kế hoạch và tính chuyên nghiệp. Vì vậy mà chúng ta không có được thương hiệu nào thực sự nổi tiếng trên quốc tế dù nhiều sản phẩm của chúng ta được người tiêu dùng yêu thích và lựa chọn. Ngay tại thị trường trong nước, các thương hiệu của chúng ta cũng thực sự bị lép vế trước các thương hiệu nước ngoài. Vậy là giờ đây chúng ta mới chập chững những bước đi đầu tiên trên con đường xây dựng và bảo vệ thương hiệu.

    Tuy muộn nhưng chúng ta vẫn có thể thành công nếu ngay từ bây giờ các doanh nghiệp được trang bị nhận thức đúng đắn về tài sản vô hình có giá trị to lớn này và bảo vệ nó. Trước hết các doanh nghiệp phải nắm vững các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các nước mà doanh nghiệp định đăng ký bảo hộ thương hiệu về vấn đề này. Lập một kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu một cách bài bản và lâu dài. Các cơ quan chức năng, các đơn vị thông tin đại chúng cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc tổ chức các hội thảo, các hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin, hỗ trợ về kinh phí . “Vạn sự khởi đầu nan” nhưng với quyết tâm và hành động đúng đắn, chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ vượt qua những bước đầu khó khăn để tiến nhanh, tiến xa hơn nữa, góp phần tích cực đưa nền kinh tế đất nước phát triển mạnh mẽ và vững chắc.

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THƯƠNG HIỆU TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 3

    I.Khái niệm về thương hiệu 3

    1.Giới thiệu chung về Sở hữu trí tuệ 3

    2. Thương hiệu 4

    II. Xây dựng và bảo vệ thương hiệu 11

    1. Lợi ích do thương hiệu đem lại 11

    2.Xây dựng thương hiệu 14

    3. Bảo vệ thương hiệu 26

    a.Tại sao phải bảo vệ thương hiệu 26

    b. Các nguồn luật điều chỉnh thương hiệu 28

    c. Thủ tục đăng ký thương hiệu 32

    III. Thương hiệu trong thương mại điện tử 33

    1. Mối quan hệ giữa tên miền thương hiệu 33

    2. Bảo bảo vệ thương hiệu trên internet 35

    CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU HÀNG VIỆT NAM XUẤT KHẨU 37

    I. Nhận thức về thương hiệu ở Việt Nam 37

    II. Thương hiệu hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế 48

    1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam 48

    2. Những cản trợ về mặt thương hiệu ảnh hưởng tới mục tiêu xuất khẩu của Việt Nam 50

    1. Nhóm mặt hàng nông sản 51

    2. Hàng may mặc và giày dép 54

    3. Hàng thủ công mỹ nghệ 55

    4. Mặt hàng thủy sản 56

    5. Đánh giá chung 50


    III.Những tồn tại trong vấn đề xây dựng và bảo vệ thương hiệu 57

    5. Chưa nhận thức đầy đủ về sở hữu trí tuệ 63

    1. Chưa xây dựng chiến lược thương hiệu 57

    2. Chưa chú trọng đầu tư kỹ thuật công nghệ hiện đại-áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế 59

    3. Chưa chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực-nâng cao ý thức và cam kết của tất cả các thành viên trong công ty về việc xây dựng thương hiệu 60

    4. Chưa chú trọng công tác thị trường 62

    IV. Mục tiêu đặt ra 64

    CHƯƠNG III KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU HÀNG VIỆT NAM XUẤT KHẨU 66

    I.Giới thiệu chương trình “Việt Nam value inside” của Cục xúc tiến thương mại-bộ thương mại 66

    II. Giải pháp từ phía chính phủ 67

    1. Xây dựng hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ thống nhất với TRIPS, cơ sở cho việc thực thi đầy đủ quyền sở hữu trí tuệ 67

    2. Luật thương hiệu riêng 68

    3. Phát triển đồng bộ các ngành sản xuất 69

    4. Tăng cường hoạt động phát triển thương mại nói chung và xây dựng-quảng bá thương hiệu nói riêng 70

    5. Mặt hàng cụ thể và thị trường trọng tâm 72

    6. Trung tâm thông tin tư vấn về thương hiệu 73

    7.Điều chỉnh qui định về hạn chế chi phí quảng cáo 75

    III. Giải pháp đối với các doanh nghiệp các hội ngành 75

    1. Nâng cao ý thức của tất cả thành viên trong công ty về thương hiệu 75

    2. Xây dựng chiến lược thương hiệu dài hạn phù hợp với khả năng của doanh nghiệp 76

    3. Mạnh dạn đầu tư cho phát triển thương hiệu 78

    4. Tham gia thương mại điện tử 79

    5. Liên kết để xây dựng thương hiệu 80

    6. Yêu cầu đối với các doanh nghiệp cụ thể 81

    LỜI KẾT 84

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...