Thạc Sĩ Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ở Cộng hòa dân chủ n

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2014
    Đề tài: Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào




    6
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài 9
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: 12
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: . 12
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 13
    5. Đóng góp khoa học của luận án 14
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án . 15
    7. Kết cấu của luận án 15
    Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
    TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊNCỨU . 17
    1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 17
    1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào . 17
    1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến đề tài luận
    án . 18
    1.1.3. Những công trình nghiên cứu ở các quốc gia khác có liên quan đến
    đề tài luận án 28
    1.2. Những vấn đề luận án cần phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ 28
    1.2.1. Về mặt lý luận, các vấn đề cần được giải quyết 29
    1.2.2. Về mặt thực tiễn . 29
    Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN
    QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở
    CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 31
    2.1.Khái niệm, đặc điểm, thẩm quyền, phạm vi, nội dung văn bản quy phạm
    pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước . 31
    2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan
    hành chính nhà nước ban hành . 31
    2.1.2. Thẩm quyền xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
    cơ quan hành chính nhà nước . 45
    2.1.3. Phạm vi, nội dung của văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành
    chính nhà nước . 47
    2.2. Sự cần thiết phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành
    chính nhà nước (quyền lập quy) . 52
    2.2.1. Thực hiện thẩm quyền hành chính nhà nước . 52
    2.2.2. Bảo đảm việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước trong
    hoạt động hành chính nhà nước 54 7
    2.2.3. Tạo điều kiện để công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ . 55
    2.3. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành văn
    bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước 56
    2.3.1.Khái niệm xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ
    quan hành chính nhà nước 56
    2.3.2. Đặc điểm xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ
    quan hành chính nhà nước 58
    2.3.3.Các nguyên tắc bảo đảm khi xây dựng và ban hành văn bản quy phạm
    pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước 61
    2.3.4. Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ
    quan hành chính nhà nước 66
    2.4. Kinh nghiệm xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ
    quan hành chính nhà nước ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm vận
    dụng cho Lào 73
    2.4.1. Cộng hoà Pháp 73
    2.4.2. Cộng hoà Liên bang Đức 74
    2.4.3. Kinh nghiệm của Việt Nam . 75
    2.4.4. Bài học cho Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 77
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 82
    Chương 3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY
    PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TẠI
    CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO . 83
    3.1. Thực trạng về thể chế pháp lý cho hoạt động xây dựng văn bản quy phạm
    pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
    . 83
    3.2. Thực trạng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành
    chính nhà nước . 86
    3.2.1. Thực trạng các tổ chức làm công tác xây dựng và ban hành văn bản
    quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước . 86
    3.2.2. Thực trạng về năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây
    dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật 99
    3.2.3. Thực trạng về quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm
    pháp luật . 105
    3.2.4. Thực trạng về cơ chế phối hợp, chế độ tài chính và cơ sở vật chất,
    điều kiện hỗ trợ phục vụ công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm
    pháp luật . 110
    3.3. Một số khó khăn, hạn chế, vướng mắc trong công tác xây dựng và ban
    hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước tại
    Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 116 3.3.1. Những khó khăn, hạn chế và vướng mắc 116
    3.3.2. Nguyên nhân . 123
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 125
    Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH
    VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
    NƯỚC TẠI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO . 127
    4.1. Chủ trương của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Nhà nước Cộng hòa
    dân chủ nhân dân Lào về hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của
    cơ quan hành chính nhà nước . 127
    4.1.1. Chủ trương của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Nhà nước Cộng
    hòa Dân chủ nhân dân Lào về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
    . 127
    4.1.2. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà
    nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, hoàn thiện thể chế hành chính
    . 134
    4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và ban hành văn bản quy phạm
    pháp luật tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 136
    4.2.1. Giải pháp về hoàn thiện thể chế về xây dựng và ban hành văn bản
    quy phạm pháp luật 136
    4.2.2. Giải pháp về kiện toàn tổ chức tham gia xây dựng và ban hành văn
    bản quy phạm pháp luật trong cơ quan hành chính nhà nước 140
    4.2.3. Giải pháp về tăng cường năng lực đội ngũ công chức làm công tác
    xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tại các cơ quan hành chính nhà nước
    . 143
    4.2.4. Giải pháp về hoàn thiện kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản quy
    phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước 148
    4.2.5. Giải pháp nhằm huy động sự tham gia của chuyên gia, các nhà khoa
    học, các nhà hoạt động thực tiễn, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của
    văn bản và nhân dân vào quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy
    phạm pháp luật . 159
    4.2.6. Hoàn thiện các quy định pháp luật về cơ chế quản lý, chế độ tài chính
    và cơ sở vật chất, điều kiện hỗ trợ phục vụ công tác xây dựng và ban hành
    văn bản quy phạm pháp luật . 168
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 . 172
    KẾT LUẬN 173




    9
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận quan trọng trong hệ thống
    bộ máy nhà nước. Đặc điểm quan trọng nhất của cơ quan hành chính nhà nước
    trong thực hiện quyền hành pháp là mang tính chất quyền lực nhà nước. Trong
    phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành
    văn bản quy phạm pháp luật (quyền lập quy) hoặc văn bản áp dụng quy phạm
    pháp luật có tính bắt buộc phải thi hành đối với cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà
    nước cơ quan nhà nước có liên quan; có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện
    các văn bản mà mình đã ban hành; có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế
    khi cần thiết đối với cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan đã không tự giác và
    nghiêm chỉnh thực hiện văn bản do cơ quan nhà nước ban hành đã có hiệu lực
    pháp luật.
    Trong những năm qua tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, hoạt động xây
    dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong các cơ quan hành chính nhà
    nước đã rất được quan tâm, nhiều công trình khoa học liên quan đến việc ban
    hành văn bản hành chính, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính
    nhà nước đã được công bố; pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật
    cũng không ngừng được hoàn thiện. Văn bản quy phạm pháp luật được xem là
    công cụ quan trọng để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động điều hành
    nền hành chính nhà nước, góp phần ổn định, phát triển các hoạt động kinh tế -
    xã hội. Trong văn kiện Đại hội Đảng Nhân dân cách mạng Lào lần IX, năm 2011 đã
    xác định: “Điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh hệ
    thống pháp luật đồng thời tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong mọi hoạt
    động”[67].
    Trong điều kiện đẩy mạnh quá trình đổi mới hiện nay, Nghị quyết Hội
    nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào lần thứ IX
    (năm 2011) về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa dân chủ
    nhân dân Lào, mà trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính nhà nước, 10
    được đề ra là một trong những quan điểm cơ bản để xây dựng và kiện toàn bộ
    máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, tăng cường hiệu lực, hiệu quả. Đó là:
    “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước
    Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và
    bằng pháp luật” [68].
    Hiến pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 2003 cũng quy định tại
    Điều 10: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường
    pháp chế xã hội chủ nghĩa” [20]. Mặc dù vậy, cho đến nay thực tế quản lý xã hội
    bằng pháp luật và việc điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ xã hội tại Cộng
    hòa dân chủ nhân dân Lào vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này đòi hỏi Nhà nước
    Lào phải xây dựng và hoàn thiện được hệ thống pháp luật đồng bộ, khoa học,
    hoàn chỉnh. Mặt khác, phải đảm bảo hệ thống pháp luật được thực hiện một cách
    nghiêm chỉnh từ trung ương xuống cơ sở, đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội
    chủ nghĩa trên tinh thần tôn trọng tuyệt đối pháp luật.
    Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một công việc quan
    trọng của các cơ quan hành chính nhà nước tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
    Cùng với công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước thì việc xây dựng và ban
    hành văn bản quy phạm pháp luật nói chung và của các cơ quan hành chính nhà
    nước nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, đã từng bước nâng cao được
    năng lực xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước. Bước đầu hình thành
    hệ thống văn bản quản lý đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý hành
    chính nhà nước. Tuy nhiên, công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm
    pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước vẫn còn nhiều yếu kém, hạn chế
    cần khắc phục, đặc biệt là về phương thức, quy trình chuẩn ban hành, hình thức
    văn bản, thẩm quyền ban hành, các hình thức chế tài, kiểm tra, xử lý văn bản trái
    pháp luật. Chính những mặt hạn chế, yếu kém này đã làm giảm hiệu lực và hiệu
    quả trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Từ thực tế này đòi hỏi phải có
    sự nghiên cứu, đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống văn bản quy phạm pháp
    luật nói chung và quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
    các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. Tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, trong thời gian trước văn bản quy
    phạm pháp luật và quy trình xây dựng cũng như ban hành văn bản quy phạm
    pháp luật chưa được chú trọng nghiên cứu nên cũng có rất ít tài liệu, công trình
    nghiên cứu chính thức về vấn đề này. Chỉ có một số ít các văn bản hướng dẫn
    của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền đề cập tới một phần hoặc đề
    cập một cách chung chung nên chưa thể hiện được vấn đề chung về lý luận cũng
    như thực tiễn cần thiết cho hoạt động này của các cơ quan hành chính nhà nước.
    Cho tới khi, Luật Xây dựngvăn bản quy phạm pháp luật được ban hành năm
    2012 thì vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác xây dựng và ban hành văn bản
    quy phạm pháp luật mới được hoàn thiện một bước và có tính hệ thống hơn. Tuy
    vậy, việc ra đời Luật xây dựngvăn bản quy phạm pháp luật không có nghĩa là
    hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan
    hành chính nhà nước nói riêng và cơ quan nhà nước nói chung đã hoàn thiện.
    Mà đây chỉ là những cơ sở ban đầu để dần hoàn thiện hệ thống văn bản quy
    phạm pháp luật và những vấn đề xung quanh loại văn bản này.
    Điều này có thể lý giải tại sao trên thực tế hoạt động xây dựng và ban
    hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước vẫn còn
    nhiều tồn tại và bất cập như khái niệm, phân loại, thẩm quyền ban hành, trình tự
    ban hành các văn bản còn chưa thống nhất. Và đó là một trong những nguyên
    nhân cơ bản gây ra tình trạng các cơ quan hành chính nhà nước vẫn ban hành
    văn bản sai thể thức, sai thẩm quyền, thậm chí còn sai nội dung, thiếu tính khả
    thi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý nhà
    nước. Do đó, việc nghiên cứu một cách cơ bản có hệ thống về hoạt động xây
    dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà
    nước là một yêu cầu cấp bách và lâu dài đặt ra hiện nay cho nước Cộng hòa dân
    chủ nhân dân Lào.
    Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, thì vấn đề “Xây dựng
    và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà
    nước tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” là rất quan trọng và cần thiết phải
    tiến hành nghiên cứu.





    178
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    I. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM VÀ LÀO
    1. Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 48/
    NQ-TƯ về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
    Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
    2. Bộ Nội vụ (2011), Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011
    hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính;
    3. Bộ Tư pháp Việt Nam(1999), Quyết định số 280/1999/QĐ-BTP ngày 27-9-
    1999 về việc ban hành Quy chế thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL;
    4. Bộ Tư pháp Việt Nam (2004), Thông tư số 01/2004/TT-BTP ngày 16-6-
    2004 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
    135/2003/NĐ-CP ngày 14-11-2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý
    VBQPPL;
    5. Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ Việt Nam (2005), Thông tư liên tịch số
    01/2005/TTLT/BTP-BNV ngày 24-01-2005 hướng dẫn thi hành một số điều
    của Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định
    chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang
    bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành
    phố trực thuộc TW và doanh nghiệp nhà nước;
    6. Bộ Tư pháp Việt Nam (2007), Kỷ yếu: “Hội thảo khoa học - thực tiễn,
    các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL” -
    Hà Nội;
    7. Bộ Tư pháp Việt Nam (2008), Chương trình 909, “Đổi mới công tác xây
    dựng, ban hành và nâng cao chất lượng VBQPPL”. Nxb Tư pháp - Hà
    Nội;
    8. Bộ Tư pháp Việt Nam (2008), Đề án “Nâng cao chất lượng thẩm định của
    Bộ Tư pháp đối với dự án, dự thảo VBQPPL và dự thảo Điều ước quốc 9. Bộ Tư pháp Việt Nam (2008), Chuyên đề: “Công tác thẩm định
    VBQPPL ở địa phương thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Thông tin khoa
    học pháp lý, số 3, Hà Nội;
    10. Bộ Tư pháp Việt Nam (2010), Thông tư số 20/2010/TT-BTP ngày
    30/11/2010 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định
    số số 40/2010 ngày 12/10/2010 của Chính phủ về về kiểm tra và xử lý
    VBQPPL;
    11. Chính phủ Việt Nam (2003), Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày
    14/11/2003 về kiểm tra và xử lý VBQPPL;
    12. Chính phủ Việt Nam (2003), Nghị định số 23/2003/NĐ-CP ngày 12-3-2003
    ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;
    13. Chính phủ Việt Nam (2004), Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày
    08/04/2004 về công tác văn thư;
    14. Chính phủ Việt Nam (2004),Nghị định số của Chính phủ số
    09/2010/NĐ-CP ngày 08/ 02/2010 sửa đổi, bổ sung Nghị định số của
    Chính phủ số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/ 04/2004 về công tác văn thư;
    15. Chính phủ Việt Nam (2006), Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9
    năm 2006 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành VBQPPL
    của HĐND và UBND;
    16. Chính phủ Việt Nam (2009), Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 5 tháng
    3 năm 2009 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành
    VBQPPL năm 2008;
    17. Chính phủ Việt Nam (2010), Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày
    08/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính;
    18. Chính phủ Việt Nam (2010), Nghị định số 40/2010 ngày 12/10/2010 về
    kiểm tra và xử lý VBQPPL;
    19. Chủ tịch nước CHDCND Lào (2003), Pháp lệnh số 02/CTN của Chủ tịch
    nước CHDCND Lào ngày 20/10/2003 về việc xây dựng pháp luật (Dịch từ
    tiếng Lào);
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...