Thạc Sĩ Xây dựng và bán chương trình du lịch đi Lào dành cho thị trường khách Hà Nội của Chi nhánh công ty c

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, sự phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước láng giềng có chung đường biên giới với nước ta đã ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, cũng như của các tỉnh biên giới. Du lịch là một ngành kinh tế mang nhiều yếu tố kinh tế quốc tế, nên sự phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước láng giềng có chung biên giới ngày các đòng vai trò quan trong trong sự nghiệp phát triển du lịch của đất nước.
    Tiềm năng du lịch của Lào khá đa dạng và phong phú, cả về tự nhiên và nhân văn, mang nhiều yếu tố mới, hấp dẫn du khách Việt Nam nói chung và du khách Hà Nội nói riêng. Đất nước Lào với các di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở hầu hết các địa phương, mà nổi bật 2 di sản văn hóa thể giới là cố đô Luông Phrabang và Wat Phu, với nhiều dân tộc có truyền thồng văn hóa dân gian đặc sắc, có nền ẩm thực với những nét đặc trưng độc đáo, có vị trí giao thông đường bộ khá thuận tiện đối với du khách xuất phát từ Việt Nam, có đường vành đai hơn 1000 km giáp với Việt Nam, Lào có đầy đủ điều kiện để trở thành một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách Việt Nam.
    Hợp tác du lịch với Lào thời gian qua được triển khai theo tinh thần hợp tác hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng và nhân dân 2 nước. Mặc dù điều kiện phát triển của ngành Du lịch hai nước còn thấp nhưng Du lịch Việt Nam trong khả năng của mình luôn hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm với phía Bạn. Cùng nằm trong khu vực Đông Dương, với nhiều điểm tương đồng và quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước là những điều kiện hết sức thuận lợi để ngành du lịch hai nước tăng cường hợp tác nhằm khai thác tối đa thế mạnh, tiềm năng của mỗi nước.
    Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam – Lào là quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt. Hiệp ước hữu nghị hợp tác, Hiệp ước bổ sung và hoạch định biên giới giữa 2 nước, Hiệp định quy chế biên giới, Hiệp định hợp tác Kinh tế - Văn hóa – Khoa học kỹ thuật, Hiệp định thương mại (mới năm 1998), Nghị định thư về trao đổi hàng hóa. Bản thỏa thuận một số quy định chung về Hải Quan đối với phương tiện quá cảnh và đấu tranh chống buôn lậu. Thỏa thuận về việc mở 11 cặp chợ biên giới, Nghị định thư về quản lý phương tiện vận tải đường bộ, Hiệp định về Lãnh sự, Hiệp định về hợp tác lao động, Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, Hiệp định hợp tác năng lượng, Hiệp định kiều dân .mà hai bên đã ký kết là có cơ sở pháp lý chung cho hợp tác du lịch.
    Thị trường khách Hà Nội trong những năm gần đây với nhu cầu đi du lịch nước ngoài đang tăng với số lượng ngày một lớn, đặc biệt trong 5 năm trở lại đây. Giai đoạn 2005 - 2009 là giai đoạn bùng nổ nhu cầu đi du lịch ra nước ngoài của du khách Hà Nội. Các điểm đến quen thuộc trong khu vực Châu Á với nhiều ưu điểm nổi trội về giá, về dịch vụ, về tài nguyên du lịch của điểm đến đã thu hút lượng lớn du khách Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, đặc biệt là điểm đến Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Malaysia. Đến nay các điểm đến đó đã phần nào trở nên quen thuộc. Đứng ở vai trò của người công tác trong ngành kinh doanh lữ hành, tác giả thiết nghĩ cần khai thác điểm đến mang tính lạ cho du khách Hà Nội.
    Seagame 25 lần đầu tiên được tổ chức tại Lào, giúp cho du khách Việt Nam biết đến đất nước con người Lào nhiều hơn, một đất nước dù còn nhiều khó khăn nhưng luôn giàu lòng hiếu khách, một đất nước đầy sức cuốn hút và hấp dẫn từ yếu tố con người, văn hóa, ẩm thực, danh thắng. Trong tương lai không xa, Lào sẽ trở thành một điểm đến mới mang đầy tính khám phá cho du khách Việt Nam nói chung và khách Hà Nội nói riêng.
    Chính vì vậy, tác giả đã tiến hành chọn đề tài: “Xây dựng và bán chương trình du lịch đi Lào dành cho thị trường khách Hà Nội của Chi nhánh công ty cổ phần du lịch quốc tế Hữu Nghị”.

    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Đây là một đề tài mang tính mới trong nghiên cứu của học viên cao học, nghiên cứu sinh khối ngành xã hội trong nước. Các đề tài trước đây chủ yếu được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước mang tầm vĩ mô như các công trình nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á, Tổng Cục Du Lịch Việt Nam, Viện Nghiên Cứu và Phát triển Du Lịch, hay của các khối ngành văn hóa, kinh tế có tính chuyên biệt về văn hóa vùng, tiểu vùng.
    Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về hợp tác du lịch Việt – Lào của Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á:
    - Chính sách đối ngoại của Lào và tác động của nó đối với quan hệ Lào - Việt những năm đầu thế kỷ XXI;
    - Vai trò và vị thế của Lào trong hợp tác Đông Á;
    - Hợp tác du lịch Việt - Lào - Campuchia trong khu vực Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng;
    - Quan hệ Lào - Thái Lan.

    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng được một số chương trình du lịch đi Lào hấp dẫn và mang tính khả thi cao cho thị trường khách Hà Nội, đồng thời tổ chức được các hoạt động bán phù hợp cho Chi nhánh Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Hữu Nghị.
    Để đạt được mục đích trên thì nhiệm vụ đặt ra được xác định là :
    - Hệ thống và xây dựng những vấn đề lý thuyết mang tính cơ sở lý luận về xây dựng và bán chương trình du lịch.
    - Nghiên cứu và đánh giá đặc điểm thị trường khách du lịch Hà Nội cũng như tiềm năng du lịch Lào trong việc thu hút khách du lịch nói chung và khách du lịch Hà Nội nói riêng, từ đó đưa ra các phương án xây dựng chương trình du lịch đi Lào cho khách Hà Nội
    - Đánh giá khả năng khai thác kinh doanh của Chi nhánh Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Hữu Nghị, trên cơ sở đó tổ chức các hoạt động tiêu thụ sản phẩm chương trình du lịch đi Lào cho khách Hà Nội một cách phù hợp và hiệu quả.

    4. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là : vấn đề lý luận và thực tiễn việc xây dựng và bán chương trình du lịch đi Lào cho thị trường khách Hà Nội của Chi nhành Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Hữu Nghị
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là : thị trường khách Hà Nội và tất cà các điều kiện có thể thỏa mãn nhu cầu đi du lịch Lào của thị trường khách Hà Nội.

    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp sau đây được áp dụng để đảm bảo tính khoa học và thống nhất của đề tài: Phương pháp tổng hợp và phân tích thứ cấp, phương pháp chuyên gia và phương pháp thực địa.

    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
    Trên cơ sở học hỏi và kế thừa những hướng nghiên cứu và lý luận nghiên cứu đi trước, đề tài bước đầu tổng hợp cơ sở khoa học của du lịch với điểm đến Lào. Đây là đóng góp lý thuyết của đề tài nhằm khẳng định hướng nghiên cứu chương trình du lịch mới như một hướng nghiên cứu cần thiết với ngành học có ý nghĩa thực tiễn mạnh mẽ như du lịch học.
    Khi thực hiện đề tài này, tác giả mong muốn đề tài của mình có thể giúp cho những người đọc, những người quan tâm có thể tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về đất nước, con người Lào. Hy vọng đề tài có thể trở thành một tài liệu có ích cho người đọc có nhu cầu quan tâm, tìm hiểu sản phẩm du lịch Lào. Và hơn hết chương trình du lịch Lào khi đó, đề tài sẽ mang lại một ý nghĩa khác khi được áp dụng để nhận diện và ứng dụng trong thực tế nhằm khai thác điểm đến mới một cách có hiệu quả hơn.

    7. Cấu trúc của luận văn:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục luận văn được chia thành 3 chương như sau:
    Chương 1: Một số lý luận cơ bản về xây dựng và bán chương trình du lịch
    Chương 2: Tổ chức xây dựng chương trình du lịch đi Lào dành cho thị trường khách du lịch Hà Nội của Chi nhánh Công ty cổ phần du lịch quốc tế Hữu Nghị
    Chương 3: Tổ chức bán chương trình du lịch đi Lào dành cho thị trường khách Hà Nội của Chi nhánh Công ty cổ phần du lịch quốc tế Hữu Nghị



    Xye 10i-font-style:normal'>2.2.1. Khái quát về đất nước và du lịch Lào 44
    2.2.2. Hợp tác du lịch Việt – Lào thời gian qua 46
    2.3. Xây dựng chương trình du lịch đi Lào cho thị trường khách Hà Nội của Chi nhánh Công ty cổ phần du lịch Quốc tế Hữu Nghị . 48
    2.3.1. Nghiên cứu thị trường khách Hà Nội và xác định thị trường mục tiêu. 48
    2.3.1.1. Điều kiện kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội 48
    2.3.1.2. Trình độ dân trí 50
    2.3.1.3. Thu nhập và mức sống của người dân Hà Nội 51
    2.3.1.4. Thời gian rỗi . 52
    2.3.1.5. Xác định thị trường mục tiêu . 53
    2.3.2. Nghiên cứu về khả năng cung ứng của du lịch Lào . 54
    2.4.2.1. Tiềm năng du lịch & định hướng phát triển không gian du lịch
    của Lào . 54
    2.4.2.2. Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch 61
    2.3.3. Thiết kế chương trình du lịch đi Lào 69
    2.3.3.1. Các tuyến du lịch ở Lào 69
    2.3.3.2. Chương trình du lịch đề xuất phục vụ cho du khách Hà Nội . 75
    2.3.4. Xây dựng phương án vận chuyển . 82
    2.3.4.1. Xây dựng phương án vận chuyển đường bộ 82
    2.3.4.2. Xây dựng phương án vận chuyển đường hàng không . 86
    2.3.5. Xây dựng phương án lưu trú, ăn uống 87
    2.3.5.1. Xây dựng phương án lưu trú . 87
    2.3.5.2. Xây dựng phương án ăn uống 88
    2.3.6. Xác định giá thành giá thành và giá bán cho chương trình
    du lịch đi Lào 89
    2.3.6.1. Xác định giá thành của chương trình du lịch đi Lào . 89
    2.3.6.2. Xác định giá bán của chương trình du lịch đi Lào 92

    Chương 3: TỔ CHỨC BÁN CHUƠNG TRÌNH DU LỊCH ĐI LÀO DÀNH CHO THỊ TRƯỜNG KHÁCH HÀ NỘI CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH QUỐC TẾ HỮU NGHỊ

    3.1. Đảm bảo các điều kiện đối với Huunghitour để tổ chức bán chương trình du lịch đi Lào . 96
    3.1.1. Điều kiện về các thủ tục pháp lý 96
    3.1.2. Điều kiện về tổ chức và nhân lực . 97
    3.1.3. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật .
    3.1.4. Điều kiện về vốn .
    3.1.5. Điều kiện về các mối quan hệ đối tác .
    3.2. Tổ chức xúc tiến hỗn hợp cho chương trình du lịch đi Lào .
    3.2.1. Hoạt động quảng cáo chương trình du lịch đi Lào
    3.2.2. Hoạt động tuyên truyền và quan hệ công chúng .
    3.2.3. Hoạt động khuyến khích, thúc đẩy tiêu thị, khuyến mãi .
    3.3. Tổ chức bán chương trình du lịch đi Lào
    3.3.1. Xác định kênh phân phối & nguyên tắc quản lý kênh
    3.3.2. Tổ chức hệ thống đại lý bán chương trình du lịch
    3.4. Các đề xuất đối với ban ngành quản lý trong việc hỗ trợ doanh nghiệp
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .
    PHỤ LỤC


    DANH MỤC BẢNG, HÌNH


    Bảng 1.1: Xác định giá thành của một chương trình du lịch theo khoản mục
    chi phí . 18
    Bảng 1.2: Xác định giá thành của một chương trình du lịch theo lịch trình 19
    Bảng 2.1: Lượng khách và doanh thu du lịch . 40
    Bảng 2.2: Lượng khách Lào đến Việt Nam và khách Việt Nam đến Lào từ năm 2006 đến năm 2009 42
    Bảng 2.3. Bảng tính giá thành của chương trình du lịch Hà Nội – Vinh – Hà Tĩnh – Cầu Treo – Lạc Xao – Viêng Chăn – Udonthani (6 ngày, 5 đêm) . 85
    Bảng 2.4. Bảng tính chi phí theo các khoản mục của chương trình du lịch Hà Nội – Vinh – Hà Tĩnh – Cầu Treo – Lạc Xao – Viêng Chăn – Udonthani
    (6 ngày, 5 đêm) 86 . 86
    Bảng 2.5. Bảng thống kê các khoản mục chi phí cho một chương trình
    du lịch 89

    Hình 1.1: Hệ thống kênh phân phối là chương trình du lịch . 24
    Hình 2.1: Sơ đồ hoạt động của công ty cổ phần du lịch quốc tế Hữu Nghị . 33
    Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi nhánh Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Hữu Nghị 93
    Hình 3.2. Hệ thống phân phối sản phẩm là chương trình du lịch đi Lào của Chi nhánh Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Hữu Nghị .


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài . 6
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 8
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
    5. Phương pháp nghiên cứu 9
    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 9
    7. Cấu trúc của luận văn . 10

    Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG VÀ BÁN
    CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
    1.1. Chương trình du lịch 11
    1.1.1.Khái niệm chương trình du lịch . 11
    1.1.2.Phân loại chương trình du lịch . 12
    1.1.3. Các yếu tố cấu thành chương trình du lịch 15
    1.2. Xây dựng chương trình du lịch 18
    1.2.1. Quy trình xây dựng chương trình du lịch . 18
    1.2.2. Xác định thị trường mục tiêu và nhu cầu của khách du lịch 20
    1.2.3. Nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu 21
    1.2.4. Xác định giá thành và giá bán và các quy định của một chương trình du lịch 22
    1.2.3.1. Xác định giá thành của một chương trình du lịch . 22
    1.2.3.2. Xác định giá bán của một chương trình du lịch 25
    1.2.3.3. Các quy định của một chương trình du lịch 27
    1.2.5.Những điểm cần lưu ý khi xây dựng chương trình du lịch . 28
    1.3. Bán chương trình du lịch . 28
    1.3.1. Tổ chức bán chương trình du lịch 28
    1.3.2. Xúc tiến hỗn hợp chương trình du lịch . 32

    Chương 2: TỔ CHỨC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH ĐI LÀO CHO THỊ TRƯỜNG KHÁCH HÀ NỘI CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
    2.1. Khái quát về Chi nhánh công ty cổ phần du lịch Quốc tế Hữu Nghị 36
    2.1.1. Lịch sử hình thánh và phát triển công ty mẹ 36
    2.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty mẹ . 38
    2.1.3 Chi nhánh Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Hữu Nghị tại
    Hà Nội . 42
    2.2. Tình hình hợp tác du lịch Việt Nam - Lào . 44
    2.2.1. Khái quát về đất nước và du lịch Lào 44
    2.2.2. Hợp tác du lịch Việt – Lào thời gian qua 46
    2.3. Xây dựng chương trình du lịch đi Lào cho thị trường khách Hà Nội của Chi nhánh Công ty cổ phần du lịch Quốc tế Hữu Nghị . 48
    2.3.1. Nghiên cứu thị trường khách Hà Nội và xác định thị trường mục tiêu. 48
    2.3.1.1. Điều kiện kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội 48
    2.3.1.2. Trình độ dân trí 50
    2.3.1.3. Thu nhập và mức sống của người dân Hà Nội 51
    2.3.1.4. Thời gian rỗi . 52
    2.3.1.5. Xác định thị trường mục tiêu . 53
    2.3.2. Nghiên cứu về khả năng cung ứng của du lịch Lào . 54
    2.4.2.1. Tiềm năng du lịch & định hướng phát triển không gian du lịch
    của Lào . 54
    2.4.2.2. Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch 61
    2.3.3. Thiết kế chương trình du lịch đi Lào 69
    2.3.3.1. Các tuyến du lịch ở Lào 69
    2.3.3.2. Chương trình du lịch đề xuất phục vụ cho du khách Hà Nội . 75
    2.3.4. Xây dựng phương án vận chuyển . 82
    2.3.4.1. Xây dựng phương án vận chuyển đường bộ 82
    2.3.4.2. Xây dựng phương án vận chuyển đường hàng không . 86
    2.3.5. Xây dựng phương án lưu trú, ăn uống 87
    2.3.5.1. Xây dựng phương án lưu trú . 87
    2.3.5.2. Xây dựng phương án ăn uống 88
    2.3.6. Xác định giá thành giá thành và giá bán cho chương trình
    du lịch đi Lào 89
    2.3.6.1. Xác định giá thành của chương trình du lịch đi Lào . 89
    2.3.6.2. Xác định giá bán của chương trình du lịch đi Lào 92

    Chương 3: TỔ CHỨC BÁN CHUƠNG TRÌNH DU LỊCH ĐI LÀO DÀNH CHO THỊ TRƯỜNG KHÁCH HÀ NỘI CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH QUỐC TẾ HỮU NGHỊ

    3.1. Đảm bảo các điều kiện đối với Huunghitour để tổ chức bán chương trình du lịch đi Lào . 96
    3.1.1. Điều kiện về các thủ tục pháp lý 96
    3.1.2. Điều kiện về tổ chức và nhân lực . 97
    3.1.3. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật .
    3.1.4. Điều kiện về vốn .
    3.1.5. Điều kiện về các mối quan hệ đối tác .
    3.2. Tổ chức xúc tiến hỗn hợp cho chương trình du lịch đi Lào .
    3.2.1. Hoạt động quảng cáo chương trình du lịch đi Lào
    3.2.2. Hoạt động tuyên truyền và quan hệ công chúng .
    3.2.3. Hoạt động khuyến khích, thúc đẩy tiêu thị, khuyến mãi .
    3.3. Tổ chức bán chương trình du lịch đi Lào
    3.3.1. Xác định kênh phân phối & nguyên tắc quản lý kênh
    3.3.2. Tổ chức hệ thống đại lý bán chương trình du lịch
    3.4. Các đề xuất đối với ban ngành quản lý trong việc hỗ trợ doanh nghiệp
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...