Đồ Án Xây dựng tuyến mới A - B thuộc thôn 10A, tỉnh ĐắkLắk

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 6/4/17.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TUYẾN
    1.1. Giới thiệu chung.
    Dự án xây dựng tuyến mới A - B thuộc thôn 10A, tỉnh ĐắkLắk .Tuyến thuộc miền trung du và miền núi.
    Căn cứ vào nhiệm vụ thiết kế và bản đồ địa hình khu vực có tỉ lệ 1:10.000, khoảng cách cao đều đường bình độ cơ bản là 5m, tuyến AB dài khoảng hơn 5,0Km và đi qua một số vùng dân cư rải rác.
    1.2. Căn cứ thiết kế.
    -Căn cứ vào số liệu điều tra,khảo sát tại hiện trường.
    -Căn cứ vào các quy trình,quy phạm thiết kế giao thông hiện hành.
    -Căn cứ vào các yêu cầu do giáo viên hướng dẫn giao cho.
    1.3. Các quy trình áp dụng.
    1.3.1. Quy trình khảo sát.
    + Quy trình khảo sát thiết kế đường ô tô 22TCN 263 – 2000.
    + Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình 22TCN 82 – 85.
    + Quy trình khảo sát địa chất 22TCN 27 – 82.
    1.3.2. Quy trình thiết kế.
    + Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054 – 05 .
    + Quy trình thiết kế áo đường mềm 22TCN 211 – 06.
    + Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 1979 bộ GTVT.
    + Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công TCVN 4252-88.
    + Quy trình tính toán dòng chảy lũ do mưa rào ở lưu vực nhỏ của viện thiết kế
    giao thông 1979.
    1.4. Đặc điểm kinh tế xã hội khu vực tuyến A-B.
    1.4.1.Địa hình địa mạo.
    Tuyến đường được thiết kế đi qua vùng có địa hình không bằng phẳng, có khá nhiều đồi núi cao và vực sâu. Tuyến được thiết kế đi men theo sườn các quả đồi, núi (men theo các đường đồng mức).

    1.4.2.Tình hình dân cư khu vực.
    Nơi đây dân cư thưa thớt và phân bố không đều.Gần đây,nhân dân các tỉnh khác nơi đây khai hoang,lập ngiệp. Việc hoàn thành tuyến đường này sẽ giúp cho việc vận chuyển hàng hóa được dễ dàng hơn,giúp cho đời sống và kinh tế vùng này được cải thiện đáng kể
    1.4.3.Tình hình kinh tế xã hội khu vực tuyến đi qua.
    Nghề nghiệp chính của họ là làm rẫy và chăn nuôi.các cây trồng chính là cây cao su.cà phê .mức sống,dân trí của vùng này tương đối không cao,nhân dân ở đây luôn tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của đảng và nhà nước.
    1.5. Sự cần thiết phải đầu tư.
    Cơ sở hạ tầng nói chung và hệ thống giao thông nói riêng trong đó có mạng lưới đường bộ luôn là một nhân tố quan trọng cho việc phát triển kinh tế của bất kì quốc gia nào trên thế giới.
    Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã có nhiều đổi thay to lớn do sự tác động của cơ chế thị trường, kinh tế phát triển, xã hội ngày càng văn minh làm phát sinh nhu cầu vận tải. Sự tăng nhanh về số lượng phương tiện và chất lượng phục vụ đã đặt ra yêu cầu bức bách về mật độ và chất lượng của mạng lưới giao thông đường bộ. Xa lộ Bắc Nam nói chung trong đó tuyến A-B là một bộ phận sẽ được xây dựng để đáp ứng nhu cầu bức bách đó.
    Với địa hình trải dài của đất nước, nhu cầu giao thông thông suốt quanh năm, trong mọi tình huống là yêu cầu bức thiết, đồng thời nó là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội và các yêu cầu khác về hành chính, an ninh, quốc phòng trong mỗi khu vực cũng như trong toàn quốc.
    không những không đảm bảo năng lực thông xe nhất là vào mùa lũ tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên diễn ra.
    Từ những phân tích cụ thể ở trên cho thấy rằng sự đầu tư xây dựng tuyến đường A-B là đúng đắn và cần thiết.
    Kết luận: Sự cần thiết phải đầu tư.
    1.6. Điều kiện tự nhiên tuyến đi qua.
    1.6.1. Đặc điểm địa hình.
    Khu vực tuyến đi qua chủ yếu là đồi núi cao và dốc, triền núi phía chân núi tương đối thoải, không có công trình vĩnh cửu, sông suối nhỏ. Tuyến đi men theo sườn núi nên cắt qua nhiều khe tụ thuỷ phải xây dựng cống thoát nước cho các khe tụ thuỷ này và đi qua một số khu vực dân cư. Nói chung, yếu tố địa hình đảm bảo cho đường có chất lượng khai thác cao.
    1.6.1.1.Điều kiện địa chất công trình.
    - Địa tầng từ trên xuống dưới như sau:
    Lớp 1: lớp đất hữu cơ dày từ 0,3 đến 0,6 m.
    Lớp 2: lớp đất cát lẫn dăm sạn bề dày từ 3 - 5 m.
    Lớp 3: đá phong hóa bề dày từ 5 đến vài chục mét.
    - Khu vực tuyến đi qua có điều kiện địa chất công trình tương đối ổn định về các hiện tượng địa chất động lực, các hiện tượng địa chất bất lợi như sụt, trượt xảy ra ở diện nhỏ không ảnh hưởng đến tuyến đường.
    1.6.1.2. Vật liệu xây dựng.
    Qua khảo sát và thăm dò thực tế, tôi thấy vật liệu xây dựng tại khu vực này khá phong phú và dễ khai thác.
    Đá : Có chất lượng tốt, cường độ từ 8001200 kg/cm2, ít bị phong hoá, nằm rải rác dọc tuyến với trữ lượng lớn  có thể sử dụng vật liệu này để xây dựng móng đường
    Cấp phối đồi : Với trữ lượng lớn, khai thác dễ dàng và tập trung dọc theo tuyến. Cấp phối đồi có mô đun đàn hồi E = 370600 kg/cm2 và được sử dụng làm nền đường.
    Do đó có thể sử dụng vật liệu địa phương để làm đường, hạ giá thành của đường mà vẫn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật vì khai thác dễ dàng và giảm được chi phí vận chuyển.
    1.6.2.Đặc điểm khí tượng thủy văn.
    1.6.2.1. Nhiệt độ
    Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 25oC. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và cũng là thời kỳ khô hanh.
    Nhiệt độ nóng nhất vào tháng 7 từ 35 - 360C.
    Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 từ 12 – 140C.
    1.6.2.2. Chế độ mưa.
    Lượng mưa trung bình năm trong khu vực khoảng 3540mm. Mùa mưa kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ tháng 4và kết thúc vào tháng 10. Mùa hanh khô bắt đầu vào tháng 11 và kết thúc vào tháng 3.
    Lượng mưa trong mùa mưa chiếm 75% lượng mưa cả năm.
    1.6.2.3. Chế độ gió bão
    Khí hậu bắc trung Bộ thường xuất hiện gió bão. Mùa hè thường có gió Tây Nam khô và nóng, các thung lũng có gió xoáy.
    1.6.2.4 Độ ẩm
    Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 64%, từ tháng 3 đến tháng 9 độ ẩm lên tới 75%.


    MỤC LỤC
    PHẦN 1:THIẾT KẾ CƠ SỞ TUYẾN ĐƯỜNG A-B (KM0- KM5+56,39) ĐỊA ĐIỂM:THÔN 10A, TỈNH ĐẮC LẮC 3
    CHƯƠNG 1 : TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TUYẾN 4
    1.1. Giới thiệu chung. 4
    1.2. Căn cứ thiết kế. 4
    1.3. Các quy trình áp dụng. 4
    1.4. Đặc điểm kinh tế xã hội khu vực tuyến A-B. 4
    1.5. Sự cần thiết phải đầu tư. 5
    1.6. Điều kiện tự nhiên tuyến đi qua. 6
    CHƯƠNG 2 : XÁC ĐỊNH QUY MÔ VÀ TIÊUCHUẨN KỸ THUẬT CỦA ĐƯỜNG 11
    2.1. Xác định cấp hạng đường thiết kế. 11
    2.2. Các chỉ tiêu thiết kế bình đồ. 12
    2.3. Các chỉ tiêu thiết kế trắc dọc. 19
    2.4. Các yếu tố mặt cắt ngang đường. 24
    2.5. Tổng hợp các yếu tố kỹ thuật của tuyến. 27
    CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ 30
    3.1. Thiết kế bình đồ. 30
    3.2. Thiết kế trắc dọc. 31
    3.3. Thiết kế mặt cắt ngang . 32
    3.4. Thiết kế sơ bộ hệ thống thoát nước. 35
    CHƯƠNG4: THIẾT KẾ KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG 42
    4.1. Thiết kế kết cấu áo đường theo 22 TCN 211-06. 42
    4.2. Nội dung thiết kế kết cấu áo đường. 43
    CHƯƠNG 5: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ TRIỂN KHAI DỰ ÁN 54
    5.1. Các căn cứ lập tổng mức đầu tư. 54
    5.2. Tổng hợp kinh phí xây dựng mới tuyến đường A-B. 54
    CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐƯA RA CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU 56
    6.1. Các căn cứ để đánh giá. 56
    6.2. Đánh giá tác động môi trường. 56
    6.3. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường. 57
     
Đang tải...