Luận Văn Xây dựng tuyến du lịch văn hoá dọc các sông quanh huyện Thuỷ Nguyên

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xây dựng tuyến du lịch văn hoá dọc các sông quanh huyện Thuỷ Nguyên
    PHẦN MỞ ĐẦU Trang
    1- Lý do chọn đề tài 1
    2-Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
    3- Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3
    4- Lịch sử vấn đề 3
    5- Phương pháp nghiên cứu 3
    6- Khả năng đóng góp của khoá luận 4
    7- Bố cục của khoá luận 4
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HOÁ VÀ VIỆC
    XÂY DỰNG CÁC TUYẾN - ĐIỂM DU LỊCH
    1.1- CÁC KHÁI NIỆM 5
    1.1.1- Khái niệm về du lịch 5
    1.1.2- Khái niệm về văn hoá 5
    1.1.3- Khái niệm về du lịch văn hoá 7
    1.1.3.1- Khái niệm du lịch văn hoá 7
    1.1.3.2- Nội dung của du lịch văn hoá 7
    1.1.3.3- Mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá 8
    1.1.3.3.1- Ảnh hưởng của văn hoá đến du lịch 8
    1.1.3.3.2- Ảnh hưởng của du lịch tới văn hoá 9
    1.2- XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH VĂN HOÁ 10
    1.3- KHÁI NIỆM VỀ ĐIỂM DU LỊCH, TUYẾN DU LỊCH VÀ NỘI DUNG
    CHỦ YẾU XÁC ĐỊNH TUYẾN - ĐIỂM DU LỊCH
    1.3.1- Khái niệm về tuyến - điểm du lịch 11
    1.3.1.1- Điểm du lịch 11
    1.3.1.2- Tuyến du lịch 12
    1.3.1.3- Điều kiện để được công nhận là tuyến du lịch 12
    1.3.2- Nội dung chủ yếu của việc xác định điểm - tuyến du lịch 13
    1.3.2.1- Tài nguyên du lịch 13
    1.3.2.1.2- Vị trí địa lý 13
    1.3.2.1.3- Tài nguyên du lịch tự nhiên 13
    1.3.2.1.4- Tài nguyên du lịch nhân văn 15
    1.3.2.2- Cở sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch 18
    1.3.2.2.1-Cơ sở hạ tầng 18
    1.3.2.2.2- Cơ sở vật chất kỹ thuật 19
    1.3.3- Các chỉ tiêu để xác định tuyến - điềm du lịch 20
    1.3.3.1- Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch 20
    1.3.3.2- Thời gian hoạt động du lịch 20
    1.3.3.3- Sức chứa khách du lịch 21
    1.3.3.4- Vị trí của điểm du lịch 21
    1.3.3.5- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 21
    1.3.3.6- Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế 22
    CHƯƠNG II: CÁC TIỀM NĂNG CHỦ YẾU ĐỂ XÂY DỰNG TUYẾN
    - ĐIỂM DU LỊCH VĂN HOÁ Ở HUYỆN THUỶ NGUYÊN
    2.1- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN THUỶ NGUYÊN 24
    2.1.1- Điều kiện tự nhiên 24
    2.1.1.1- Vị trí địa lý 24
    2.1.1.2- Địa hình 24
    2.1.1.3- Khí hậu 25
    2.1.1.4- Thuỷ văn 25
    2.1.2- Điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội 25
    2.1.2.1- Lịch sử 25
    2.1.2.2- Dân cư 26
    2.2.3- Một số nét về kinh tế - văn hoá - xã hội 27
    2.2- MỘT SỐ DI SẢN VĂN HOÁ TIÊU BIỂU CỦA HUYỆN THUỶ
    NGUYÊN CÓ THỂ ĐƯA VÀO KHAI THÁC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
    DU LỊCH
    2.2.1- Các di tích lịch sử văn hoá 31
    2.2.1.1- Cụm di tích Bạch Đằng lịch sử 31
    2.2.1.2- Đền thờ Trần Quốc Bảo 32
    2.2.1.3- Cụm di tích Liên Khê 34
    2.2.1.4- Chùa Câu Tử Ngoại 37
    2.2.1.5- Đền thờ trạng nguyên Lê Ích Mộc 39
    2.2.1.6- Chùa Hoàng Pha 42
    2.2.1.7- Đình Lôi Động 43
    2.2.1.8- Đình Kiền Bái 45
    2.2.1.9- Đình Lâm Động 48
    2.2.2- Những di tích văn hoá khảo cổ 51
    2.2.2.1- Mộ cổ Việt Khê 51
    2.2.2.2- Di chỉ khảo cổ Tràng Kênh 52
    2.2.3- Các lễ hội 54
    2.2.3.1- Hội hát Đúm Thuỷ Nguyên 54
    2.2.3.3- Hội Đu xuân Thủy Nguyên 59
    2.2.4- Làng nghề truyền thống 60
    2.2.5- Các tài nguyên khác 60
    CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HOÁ
    VÀ XÂY DỰNG MỘT SỐ TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VĂN HOÁ
    Ở HUYỆN THUỶ NGUYÊN
    3.1 ĐÔI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở HUYỆN THUỶ NGUYÊN62
    3.1.1- Các loại hình du lịch đang được khai thác 62
    3.1.2- Lượng khách đến và thị trường khách 62
    3.1.3- Cơ sở lưu trú, ăn uống, phục vụ cho du lịch 63
    3.1.4 - Các dịch vụ du lịch khác 63
    3.1.5- Một số nhận xét 63
    3.3- XÂY DỰNG MỘT SỐ TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VĂN HOÁ DỌC
    CÁC SÔNG QUANH HUYỆN THUỶ NGUYÊN 65
    3.3.1- Phương pháp xác định các tuyến điểm du lịch văn hoá 65
    3.3.1.1- Phương pháp đánh giá 65
    3.3.1.2- Đối tượng đánh giá 66
    3.3.1.3- Kết quả xác định 67
    3.3.2 Xây dựng một số tuyến du lịch văn hoá dọc các sông
    quanh Thuỷ Nguyên 70
    3.3.2.1- Một số tuyến du lịch văn hoá tiêu biểu: 70
    3.3.2.1.1- Chương trình 1: 70
    3.3.2.1.2- Chương trình 2: 72
    3.3.2.1.3-Chương trình 3: 74
    3.3.2.2- Một số giải pháp bổ trợ để đảm bảo xây dựng thành công
    tuyến du lịch văn hoá dọc các sông quanh huyện Thuỷ Nguyên 74
    3.3.2.2.1- Phát triển cơ sở hạ tầng 74
    3.3.2.2.2- Tăng cường quản lý Nhà nước về du lịch 75
    3.3.2.2.3- Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức về
    phát triển du lịch. 75
    3.3.2.2.4- Bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá,
    Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên 76
    3.3.2.2.5- Kêu gọi các dự án đầu tư nước ngoài 77
    3.3.2.2.6- Kết nối với các đơn vị lữ hành có uy tín 77
    PHẦN KẾT LUẬN 78
    TÊN TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
    PHỤ LỤC




    Xây dựng tuyến du lịch văn hoá dọc các sông quanh huyện Thuỷ Nguyên
    MỞ ĐẦU
    2- Lý do chọn đề tài

    Hiện nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được của
    nhân dân hầu hết các nước trên thế giới. Du lịch không chỉ là ngành kinh tế
    mũi nhọn của nhiều quốc gia, mà còn là cầu nối giao lưu hoà bình và hữu
    nghị giữa các dân tộc, hay giữa các vùng miền trong một đất nước.
    Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới, ngành Du lịch toàn cầu đã
    đạt doanh thu trị giá gần 8.000 tỷ USD vào những năm gần đây. Bất chấp
    nền kinh tế thế giới đang trong bờ vực của sự suy thoái; lạm phát tăng cao;
    điều kiện chính trị còn nhiều biến động và hậu quả khôn lường của biến đổi
    khí hậu trái đất; các chuyên gia vẫn dự báo ngành Du lịch thế giới sẽ tăng
    giá trị doanh thu lên xấp xỉ 15.000 tỷ USD trong vòng 10 năm tới.
    Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch quốc
    tế. Năm 2007, chúng ta đã đón hơn 4,2 triệu lượt du khách nước ngoài, tăng
    gần 18% so với năm 2006. Các năm 2008, 2009 lượng khách quốc tế vẫn
    tiếp tục tăng trưởng với tốc độ trên 8%. Theo ước tính, lượng khách du lịch
    nước ngoài năm nay sẽ đạt hơn 5 triệu lượt người, lượng ngoại tệ thu được
    khoảng 5 tỷ USD. Du lịch Việt Nam đã đạt được những bước tiến lớn và
    ngày càng khẳng định vai trò mũi nhọn trong đời sống kinh tế - xã hội và sự
    nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Hải Phòng là một cực quan trọng trong Tam giác động lực tăng trưởng
    kinh tế phía Bắc, đồng thời là một trong mười trung tâm du lịch lớn nhất của
    cả nước. Hải Phòng có nền kinh tế năng động, thiên nhiên tươi đẹp, lịch sử
    lâu đời, văn hoá độc đáo và đa dạng, luôn là một điểm đến lý tưởng của du
    khách trong và ngoài nước. Năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của
    suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng Hải Phòng đã đón và phục vụ trên 4 triệu
    lượt khách du lịch, đạt mức tăng trưởng hơn 2,9% so với 2008, trong đó có
    hơn 700.000 lượt khách khách quốc tế. Ngay trong dịp Tết nguyên đán Canh
    Dần, Hải Phòng đã tổ chức đón 360 khách du lịch từ Mỹ và châu Âu đi trên
    tàu du lịch hạng 6 sao mang tên Silversia, báo hiệu năm 2010 là năm Hải
    Phòng tiếp tục thành công trên con đường phát triển du lịch.
    Tuy nhiên, hiện nay du khách đến Hải Phòng chủ yếu là theo các tour
    khám phá những nét độc đáo về du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển. Cả
    một hệ thống các tài nguyên du lịch nhân văn đồ sộ rất có giá trị hầu như
    vẫn còn bỏ ngỏ. Trừ một số lễ hội như Chọi trâu Đồ Sơn, Kỷ niệm Trạng
    Trình, Kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm làng cá là được tập trung khai thác
    phục vụ du khách, số còn lại hầu như chưa được đầu tư đưa vào sử dụng. Vì
    vậy, các sản phẩm du lịch của Hải Phòng còn đơn diệu, chưa thực sự lôi
    cuốn khách du lịch cao cấp, thời gian lưu trú của khách cũng không dài. Để
    đa dạng hoá sản phẩm du lịch, nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách,
    nhiệm vụ đặt ra cho Hải Phòng trong thời gian tới là phải phát huy các thế
    mạnh về tài nguyên du lịch nhân văn, xây dựng các tour du lịch văn hoá độc
    đáo, đặc trưng làm nền tảng để nâng cao chất lượng các tour du lịch.
    Thuỷ Nguyên là một huyện có thế mạnh về du lịch văn hoá, là nơi tập
    trung nhiều tài nguyên du lịch nhân văn bậc nhất của Hải Phòng. Nơi đây có
    tới 18 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia. Theo số liệu của Hội Phật giáo
    Hải Phòng, Thuỷ Nguyên là huyện có nhiều chùa nhất thành phố. Thời
    Phong kiến, huyện có 84 ngôi chùa. Đến năm 1962 vẫn còn 70 ngôi chùa lớn
    nhỏ, trong đó có 4 chùa vừa là chốn Tổ đình vừa là danh thắng. Tiêu biểu là
    chùa Thường Sơn (Hàm Long tự), thuộc phái Trúc Lâm, được xây dựng năm
    Chính Hoà hai mươi ba (1702) thời Lê Hy Tông; chùa Mỹ Cụ (Linh Sơn tự)
    được xây dựng vào thời Tiền Lê, hiện còn lưu giữ 6 bộ kinh quý. Tuy nhiên
    du lịch và du lịch văn hoá Thuỷ Nguyên chưa phát triển tương xứng với tiềm
    năng vốn có của nó.
    Hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn của huyện nằm tập trung chủ
    yếu ven các con sông quanh huyện, rất thuận tiện cho việc tổ chức các tour
    vận chuyển bằng đường thuỷ. Nhưng hiện nay chưa được Uỷ ban nhân dân
    huyện cũng như các Công ty lữ hành lớn của Hải Phòng và Việt Nam quan
    tâm đúng mức. Mặt khác, nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị ở Thuỷ
    Nguyên đang bị xuống cấp một cách nghiêm trọng. Vì vậy phát triển du lịch
    văn hoá đi đôi với bảo tồn và phát huy những giá trị tài nguyên du lịch nhân
    văn ở đây là nhiệm vụ cấp thiết đang được đặt ra đối với chính quyền địa
    phương và ngành du lịch thành phố. Điều đó đòi hỏi có sự góp sức rất lớn
    của những người làm công tác du lịch.
    Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thuỷ Nguyên nơi hội tụ rất nhiều tài
    nguyên văn hoá có giá trị lớn của dân tộc. Bản thân người viết muốn tìm
    hiểu, giới thiệu, và đề xuất các biện pháp nhằm khai thác tốt tiềm năng du
    lịch nhân văn của địa phương, góp phần nhỏ bé vào sự phát triển của quê
    hương. Xuất phát từ lý do trên người viết đã lựa chọn đề tài “Xây dựng
    tuyến du lịch văn hoá dọc các sông quanh huyện Thuỷ Nguyên” làm
    nhiệm vụ Khoá luận tốt nghiệp.
    2- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích: xây dựng một số tuyến du lịch văn hoá bằng đường thuỷ
    dọc hệ thống sông quanh huyện Thuỷ Nguyên, nhằm tạo ra các sản phẩm
    độc đáo, có sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch.
    Nhiệm vụ nghiên cứu:
    -Tổng quan những vấn đề lý luận về du lịch văn hoá và việc xây dựng
    các tuyến điểm du lịch.
    - Xác định các tiềm năng để xây dựng các tuyến điểm du lịch văn hoá
    ở huyện Thuỷ Nguyên.
    - Đánh giá thực trạng phát triển du lịch văn hoá ở huyện Thuỷ Nguyên
    và xây dựng một số tuyến du lịch văn hoá dọc các sông quanh huyện Thuỷ
    Nguyên.
    3- Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
    Tập trung vào việc xác định các tuyến điểm du lịch văn hoá tại huyện
    Thuỷ Nguyên. Đề tài nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi không gian
    lãnh thổ huyện Thuỷ Nguyên và một số địa phương lân cận ven các sông
    quanh huyện Thuỷ Nguyên.
    4- Lịch sử vấn đề
    Ở Việt Nam, vấn đề tài nguyên văn hoá và tài nguyên du lịch văn hoá
    đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Tiêu biếu có giáo sư Trần Quốc
    Vượng, Đào Duy Anh, Trần Ngọc Thêm, Phan Ngọc, Toan Ánh, Bùi Thị
    Hải Yến Ở Hải Phòng, vấn đề tài nguyên văn hoá và tài nguyên du lịch
    văn hoá của huyện Thuỷ Nguyên đã được đề cập trong các tác phẩm như:
    “Một số di sản văn hoá tiêu biểu của Hải Phòng” (Tập I, Tập II) của Trung
    tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Hải Phòng; “Du lịch văn hoá Hải Phòng”
    của tác giả Trần Phương; “Lễ hội truyền thống tiêu biểu của Hải Phòng” của
    một số tác giả do Trịnh Minh Hiên chủ biên.
    Song vấn đề đánh gía tổng hợp tài nguyên du lịch nhân văn của huyện
    Thuỷ Nguyên làm cơ sở để xây dựng những tour du lịch chuyên đề văn hoá
    tại huyện thì hầu như chưa được quan tâm. Đặc biệt là việc nghiên cứu xây
    dựng một số tuyến du lịch văn hoá bằng đường thuỷ quanh huyện để khám
    phá những giá trị văn hoá nơi đây thì hoàn toàn mới mẻ không trùng lặp với
    tài liệu nào.
    5- Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp sưu tầm điền dã: nhằm thu thập các thông tin, trò chuyện
    trao đổi cùng với nhân dân địa phương, ban quản lý di tích, ghi chép các
    thông tin cho qua trình nghiên cứu. Đây cũng là phương pháp hiệu quả để
    người viết tìm được các tư liệu trong dân gian.
    - Phương pháp thống kê và phân tích tổng hợp: dựa trên các tài liệu sưu
    tầm được, các nguồn thông tin, chọn lọc, phân tích vàtổng hợp thành các
    mục đích cụ thể cho việc thiết kế và trình bày nội dung trong đề tài.
    - Phương pháp bản đồ và biểu đồ: qua phương pháp biểu đồ về số lượng
    khách, doanh thu du lịchvà bản đồ các tuyến và điểm du lịch, tài nguyên du
    lịch nhân văn sẽ thể hiện một cách trực quan các nội dung nghiên cứu, các
    số liệu cụ thể trên biểu đồ, cũng như xác định đặc điểm và sự phân bố theo
    lãnh thổ của các đối tượng nghiên cứu chính trên bản đồ.
    - Phương pháp toán học, phương pháp đối chiếu so sánh
    6- Khả năng đóng góp của khoá luận
    Cung cấp những đánh giá khách quan và có căn cứ khoa học về tài
    nguyên du lịch văn hoá và tiềm năng phát triển du lịch ở Thuỷ Nguyên.
    Xây dựng một số tuyến điểm du lịch văn hoá tại huyện Thuỷ Nguyên
    nhằm đa dạng hoá loại hình du lịch góp phần thu hút nhiều hơn nưa du
    khách dến với huyện Thuỷ Nguyên.
    Một lần nữa góp phần tôn vinh và bảo tồn giá trị của các công trình văn
    hoá tại huyện Thuỷ Nguyên.
    Nêu nên những định hướng cho việc khai thác các giá trị văn hoá theo
    hướng phục vụ phát triển du lịch văn hoá.
    Đề xuất một số giải pháp để phát huy giá trị lịch sử văn hoá phục vụ phát
    triển du lịch
    7- Bố cục của khoá luận
    Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục nội
    dung chính của Khoá luận được chia làm 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận về du lịch văn hoá và việc xây dựng các
    tuyến điểm du lịch văn hoá.
    Chương II: Tiềm năng chủ yếu để xây dựng tuyến diểm du lịch văn
    hoá ở Thuỷ Nguyên.
    Chương III: Thực trạng hoạt động du lịch văn hoá và thành lập một
    số tuyến du lịch văn hoá ở Thuỷ Nguyên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...