Luận Văn Xây dựng tổng quan tài liệu về thực trạng và một số chương trình can thiệp phòng chống suy dinh dưỡn

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Nhu Ely, 15/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang

    LỜI CẢM ƠN
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    PHẦN 2: MỤC TIÊU 3
    PHẦN 3: TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁ
    P 4
    I. Tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu 4
    II. Nguồn thu thập các tài liệu tham khảo 4
    III. Quy trình tổng hợp tài liệu tham khảo 5
    IV. Thông số về tài liệu tham khảo 5
    PHẦN IV- NỘI DUNG TỔNG QUAN 6
    I. Các thuật ngữ liên quan đến vấn đề “suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi” 6
    1. Định nghĩa 6
    2. Phân loại 6
    II. Tổng quan thực trạng SDD trẻ dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển và Việt Nam 8
    1. Tại các nước đang phát triển 8
    2. Thực trạng SDD trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam 12
    3. Mô hình nguyên nhân - hậu quả của SDD trẻ dưới 5 tuổi. 16
    III. Một số giải pháp trong can thiệp và phòng chống SDD trẻ dưới 5 tuổi 20
    1. Một số giải pháp được triển khai tại các quốc gia đang phát triển. 20
    2. Một số chương trình được triển khai tại Việt Nam. 23
    IV. Kết luận 26
    V. Khuyến nghị 27
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
    PHỤ LỤC 35

    PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
    Mặc dù đã có nhiều biến chuyển tích cực trong những năm gần đây, tình hình SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi hiện vẫn đang là một vấn đề y tế công cộng rất phổ biến tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam [1] [18] [46] [51]. Báo cáo lần thứ 4 về tình hình dinh dưỡng toàn cầu năm 2000 [13] của ACC/SCN/IFPRI cho thấy có khoảng 30 triệu trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi hậu quả của SDD bào thai và có khoảng 185 triệu trẻ dưới 5 tuổi (34%) bị SDD (thể thấp còi- stunting) tại các quốc gia đang phát triển, cao nhất tại khu vực Tây Phi (48%) và Trung Nam Á (44%). Qua từng năm, mặc dù các số liệu đã chỉ ra tình hình SDD có giảm, nhưng vẫn là một vấn đề đáng quan ngại. Cụ thể, theo báo cáo của WHO và UNICEF [52] [56], năm 2002 vẫn còn khoảng 182 triệu trẻ bị SDD (chiều cao theo tuổi). Theo ACC/SCN/IFPRI, trong Báo cáo lần thứ 5 về tình hình dinh dưỡng toàn cầu năm 2005 [14], còn khoảng 178 triệu trẻ dưới 5 tuổi (32%) bị SDD (thể thấp còi) tại các quốc gia đang phát triển. Hậu quả của SDD để lại là rất nặng nề [1] [5] [36]. SDD là nguyên nhân gây ra 2,1 triệu ca tử vong của trẻ dưới 5 tuổi (chiếm 21% tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu) và 91 triệu DALYs (chiếm 21% DALYs trẻ dưới 5 tuổi toàn cầu) [46]. SDD ảnh hưởng rõ rệt đến phát triển trí tuệ, hành vi khả năng học hành của trẻ, khả năng lao động đến tuổi trưởng thành cũng như nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính ở tuổi trưởng thành, như bệnh tim mạch, đái tháo đường [1] [36]. Những trẻ bị SDD sẽ kéo theo nguy cơ cao mắc các bệnh tiêu chảy, viêm phổi, và tăng nguy cơ tử vong [5] [46].
    Ở nước ta, tỷ lệ SDD đang có xu hướng giảm nhanh. Mặc dù vậy, tình trạng SDD của trẻ với những hậu quả xã hội to lớn vẫn đang là vấn đề hết sức cấp bách cần giải quyết. Năm 2000, theo số liệu điều tra MICS (TCTK) [2], tỷ lệ SDD toàn quốc là 33,8%; giảm xuống còn dưới 30% tính đến năm 2002. Năm 2008, tỷ lệ SDD tính chung chỉ còn 20%, nhưng SDD thể thấp còi vẫn còn rất cao: 32,6% [58] [59]. Những nguyên nhân dẫn đến SDD rất đa dạng [1] [35]. Các nguyên nhân trực tiếp là: SDD bào thai, an ninh lương thực, nhiễm khuẩn. Nguyên nhân sâu xa bao gồm sự bất cập trong dịch vụ chăm sóc bà mẹ trẻ em, các vấn về về nước sạch, vệ sinh môi trường, nhà ở. Và một nguyên nhân gốc rễ không thể không nhắc đến, đó là tình trạng đói nghèo, lạc hậu về các mặt phát triển nói chung, bao gồm cả sự mất bình đẳng về kinh tế [1] [5] [21].
    Mục tiêu của bài viết này tập trung trình bày tổng quan thực trạng SDD tại Việt nam và các quốc gia đang phát triển, đồng thời trình bày mô hình nguyên nhân - hậu quả của SDD trẻ dưới 5 tuổi. SDD gồm 2 loại: SDD prôtêin – năng lượng (Protein-Energy Malnutrition: PEM) và SDD do thiếu vi chất. Trong 2 loại, SDD prôtêin – năng lượng chiếm chủ yếu trong các trường hợp SDD hiện nay [35] [56] và để lại nhiều hậu quả nặng nề cho cá nhân và xã hội. Vì vậy tổng quan này tập trung chủ yếu vào SDD prôtêin – năng lượng. Bên cạnh đó, bài viết cũng trình bày những chương trình can thiệp phòng chống SDD prôtêin – năng lượng cho trẻ dưới 5 tuổi đã được triển khai tại Việt Nam và các nước đang phát triển; các mặt mạnh - yếu của những chương trình này, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm giải quyết vấn đề được tốt hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...