Luận Văn Xây dựng thương hiệu Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB): Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Lĩnh vực tài chính, ngân hàng là một trong những lĩnh vực sôi động nhất sau khi Việt Nam chính thức là thành viên WTO. Hội nhập kinh tế quốc tế đi liền với các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường tài chính, cho phép các ngân hàng quốc tế được hoạt động và đối xử bình đẳng như những ngân hàng trong nước sẽ tạo ra những sức ép cạnh tranh lớn hơn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam.
    Theo kết quả nghiên cứu thị trường được công bố tại hội thảo “Xây dựng thương hiệu: Chìa khóa của thành công trong kinh doanh” do Eurocham, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 3/10/2010 tại TP Hồ Chí Minh, xây dựng thương hiệu là yếu tố đầu tiên (trước các yếu tố chất lượng, phong cách, giá cả) khiến người tiêu dùng quyết định có mua sắm hay không và là một điểm mạnh để khởi đầu hoặc tiếp tục duy trì mối quan hệ với khách hàng. Vậy lời giải cho bài toán làm thế nào để các ngân hàng Việt Nam vẫn có thể đứng vững trước sự xâm nhập của các ngân hàng quốc tế chính là xây dựng thương hiệu. Ngày nay, phần lớn ngân hàng nhận thức rằng thương hiệu là quan trọng. Tuy nhiên từ nhận thức đến hành động là một khoảng cách đáng kể. Và ngay cả ngân hàng triển khai hoạt động xây dựng thương hiệu, thì để đạt được thương hiệu mạnh vẫn đòi hỏi nhiều yếu tố cần thiết cốt lõi. Thương hiệu trong hoạt động của ngân hàng thương mại hết sức cần thiết, nó là một bộ phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh của bất cứ ngân hàng nào vì thương hiệu không chỉ là cái tên thuần túy mà còn gắn với bản sắc riêng và uy tín, hình ảnh của ngân hàng đó phân biệt với các ngân hàng khác trong hoạt động kinh doanh tiền tệ - tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng.
    Với những giải thưởng về thương hiệu quốc gia liên tiếp nhận được gần đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đang từng bước khẳng định vị thế và uy tín của mình. Làm thế nào để một ngân hàng TMCP với quy mô vốn còn khiêm tốn có thể vươn lên thành một thương hiệu mạnh trong lĩnh vực ngân hàng đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay.
    Trên đây là những lý do thúc đẩy em tìm hiểu những vấn đề liên quan đến việc xây dựng thương hiệu của một ngân hàng. Với những kiến thức được học tại trường cùng quá trình nghiên cứu về hoạt động Marketing và thương hiệu của ngân hàng, em xin chọn đề tài :"Xây dựng thương hiệu Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB): Thực trạng và giải pháp" để làm luận văn tốt nghiệp.
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VIỆC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG . 4
    1.1.Cơ sở lý luận về thương hiệu. 4
    1.1.1.Khái niệm 4
    1.1.2.Vai trò. 13
    1.1.3. Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu. 18
    1.1.4. Định vị thương hiệu. 19
    1.2. Cơ sở lý luận về thương hiệu ngân hàng. 21
    1.2.1. Khái niệm 21
    1.2.2. Các yếu tố cấu thành thương hiệu ngân hàng. 22
    1.2.3. Yêu cầu cơ bản của việc xây dựng thương hiệu ngân hàng. 25
    1.2.4. Các tiêu chí đánh giá giá trị thương hiệu ngân hàng. 26
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB). 28
    2.1. Khái quát về ngân hàng SHB 28
    2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển. 28
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức. 31
    2.1.3. Sản phẩm - dịch vụ. 36
    2.1.4. Đối tác. 42
    2.2. Thương hiệu ngân hàng SHB 43
    2.2.1. Giới thiệu chung về thương hiệu SHB 43
    2.2.2. Phân tích SWOT vị thế thương hiệu SHB 47
    2.3. Các công cụ xây dựng thương hiệu của SHB 51
    2.3.1. Tạo dựng các yếu tố thương hiệu. 51
    2.3.2. Hoạt động quảng bá thương hiệu. 56
    2.3.3. Bảo vệ và phát triển thương hiệu. 66
    2.4. Những thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng thương hiệu SHB . 69
    2.4.1. Thành tựu. 69
    2.4.2. Hạn chế. 76
    CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI (SHB) TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 79
    3.1. Chiến lược phát triển thương hiệu SHB 79
    3.2. Sự cần thiết xây dựng thương hiệu ngân hàng. 80
    3.3. Đề xuất một số biện pháp xây dựng và phát triển thương hiệu SHB 82
    3.3.1. Nhóm giải pháp về định hướng phát triển. 82
    3.3.2. Nhóm biện pháp về hoạt động thông tin truyền thông. 83
    3.3.3. Nhóm giải pháp đào tạo nhân lực. 84
    3.3.4. Nhóm biện pháp nâng cao năng lực tài chính. 86
    3.3.5. Nhóm giải pháp về hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán. 87
    3.3.6. Xây dựng chiến lược khách hàng và phát triển mạng lưới 88
    3.3.7. Tăng cường liên minh, liên kết 89
    KẾT LUẬN 91
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...