Tài liệu Xây dựng thương hiệu Kinh nghiệm từ Trung Quốc

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ông Paul Matheson, Giám đốc kế hoạch khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Ogilvy & Mather, nhận xét: Chỉ trong vòng 15 năm, thương hiệu đã bùng nổ ở Trung Quốc với sức mạnh nguyên tử. “Cuối năm ngoái, tôi tổ chức một diễn đàn 3 ngày tại nhà của người sáng lập O&M, ông David Ogilvy, ở Touffou, Pháp cho 20 khách hàng Trung Quốc. Họ chỉ có một mối quan tâm duy nhất: Làm thế nào để đưa thương hiệu của họ lên tầm toàn cầu?” 15 năm về trước, không một thương hiệu nào của Trung Quốc nổi tiếng vượt ra khỏi biên giới, ngay cả những thương hiệu như TCL, Lenovo và Haier. Hiện tại, Trung Quốc đã vượt qua Anh và Đức về quy mô thị trường quảng cáo; và dự báo, vào cuối thập niên này, Trung Quốc tiếp tục vượt qua Nhật để trở thành thị trường lớn thứ hai thế giới về quảng cáo. Năm 2004, thị trường quảng cáo ở Trung Quốc đã đạt doanh số 1,6 tỉ USD. Theo các chuyên gia thị trường, trong những năm đầu, thương hiệu Trung Quốc thắng thế so với các thương hiệu phương Tây nhờ giá và khả năng làm chủ các kênh phân phối. Điều này thể hiện rõ nét đối với các thương hiệu có sức hút với giới trẻ và trong thị trường hàng tiêu dùng. Như hãng thời trang Semir, được coi như Gap của Trung Quốc, tạo nên được thương hiệu nổi tiếng nhờ âm “Semir”, nghe như “What” (cái gì). Li Ning, thương hiệu đồ thể thao của Trung Quốc đã vượt Nike và Adidas nhờ đầu tư vào thiết kế, nghiên cứu; và đặc biệt, do nhà vô địch Olympic Ly Ninh thành lập . Và nếu ở thị trường nội địa, Trung Quốc đánh vào việc tiếp cận số đông với giả thuyết “nếu họ chọn lựa”; thì ở thị trường nước ngoài, họ áp dụng chiến lược tìm kiếm ngoại tệ và sử dụng giá cả làm lợi thế chính. Haier đã áp dụng chiến lược “việc khó làm trước” để xâm nhập thị trường Hoa Kỳ và EU bằng việc đẩy mạnh khả năng sản xuất. Còn với nhãn hiệu điện thoại di động Ningbo Bird thì áp dụng chiến lược “việc dễ làm trước”, tập trung vào thị trường các nước đang phát triển. Hiện Ningbo Bird đang rất được ưa chuộng ở Ấn Độ, và cạnh tranh trực tiếp với các hàng nước ngoài bằng việc nhắm đến đối tượng mua điện thoại lần đầu tiên. Theo các chuyên gia về marketing của Ogilvy & Mather, không chỉ Trung Quốc, hiện Ấn Độ, Singapore, Pháp . cũng đang có những chiến lược thương hiệu riêng nhằm thu hút đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu. Thương hiệu VN cũng cần có bước khởi động, vì điểm xuất phát khá thuận lợi, và nhất là thời điểm gia nhập WTO đang đến gần.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...