Luận Văn Xây dựng thương hiệu gạo cho công ty cổ phần gentraco giai đoạn 2008 - 2012 ( cần thơ)

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 14/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT
    

    Việc xây dựng thương hiệu cho hàng hóa không còn là một vấn đề mang tính thời sự, nhất thời, mà đây thực sự là một yếu tố cần thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp tham gia vào thị trường với lượng sản phẩm đa dạng và gần như đồng nhất nhau về chất lượng, tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Trong khi người tiêu dùng ngày càng có ít thời gian cho việc lựa chọn mua các sản phẩm của mình, người ta lựa chọn sản phẩm không chỉ dựa vào chất lượng nữa mà chủ yếu dựa vào thương hiệu của hàng hóa.
    Công ty cổ phần GENTRACO, mặc dù là một công ty chế biến, kinh doanh lương thực lớn nhất Thành phố Cần Thơ và đứng hàng thứ 4 về doanh thu xuất khẩu gạo so với toàn quốc vào năm 2006, nhưng đến nay công ty vẫn chưa nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện về tất cả các vấn đề xung quanh thương hiệu cho sản phẩm của mình trên thị trường. Nghiên cứu xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo của công ty, tôi mong muốn cho gạo của GENTRACO có một vị trí nhất định trong tâm trí các khách hàng Việt Nam, đến năm 2012, gạo của GENTRACO có thể trở thành một trong những nhãn hiệu gạo được ưa thích nhất ở Việt Nam.
    Tiến hành nghiên cứu, tôi bắt đầu giới thiệu về lí do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu, phạm vi, phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu, sau đó, tìm hiểu những cơ sở lý thuyết về thương hiệu và vấn đề xây dựng thương hiệu. Giới thiệu về công ty GENTRACO, tìm hiểu thực trạng xây dựng và quảng bá thương hiệu tại công ty, tìm hiểu về khách hàng, thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở những nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn này, thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của công ty, xác định được thị trường mục tiêu cho sản phẩm gạo, làm nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu. Từ đó, đề xuất mô hình xây dựng thương hiệu gạo tại công ty, định vị thương hiệu, xây dựng chiến lược kiến tạo các thành phần thương hiệu và chiến lược truyền thông thương hiệu Nội dung của bài nghiên cứu được kết cấu thành 7 chương như sau:
    Chương 1: GIỚI THIỆU
    Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN
    Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GENTRACO
    Chương 4: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GENTRACO
    Chương 5: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
    Chương 6: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU GẠO
    Chương 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng do đây là lần đầu tiếp xúc thực tế tại doanh nghiệp, hơn nữa do còn hạn chế về vốn kiến thức thực tế nên đề tài khó tránh khỏi những sai xót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các cô, chú, anh, chị tại Công ty cổ phần GENTRACO và của tất cả các bạn.


    MỤC LỤC

    Chương 1 GIỚI THIỆU 1
    1.1. Lí do chọn đề tài nghiên cứu 1
    1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2
    1.3. Phương pháp nghiên cứu 2
    1.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 2
    1.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu 2
    1.4. Ý nghĩa nghiên cứu 3
    1.5. Nội dung của bài nghiên cứu 3
    Chương 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN 4
    2.1. Tổng quan về thương hiệu 4
    2.1.1. Quan niệm về thương hiệu 4
    2.1.2. Đặc điểm của thương hiệu 5
    2.1.3. Thành phần của thương hiệu 5
    2.1.4. Vai trò của thương hiệu 6
    2.1.5. Giá trị thương hiệu (Tài sản thương hiệu) 6
    2.2. Tiến trình xây dựng thương hiệu 7
    2.2.1. xây dựng nền móng thương hiệu 8
    2.2.2. Định vị thương hiệu 9
    2.2.3. xây dựng chiến lược thương hiệu 9
    2.2.4. xây dựng chiến lược truyền thông 9
    2.2.5. Đo lường và hiệu chỉnh thương hiệu 9
    2.3. Những khái niệm khác có liên quan 10
    Chương 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GENTRACO 11
    3.1. lịch sử hình thành và phát triển của công ty 11
    3.2. Tình hình hoạt động của công ty trong thời gian qua 13
    3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của công ty 13
    3.2.1.1. Chức năng 13
    3.2.1.2. Nhiệm vụ 13
    3.2.1.3. Mục tiêu 13
    3.2.2. Lĩnh vực kinh doanh 13
    3.2.3. Cơ cấu tổ chức, quản trị nhân sự trong công ty 14
    3.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2004-2006 16
    3.2.5. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động 18
    3.2.5.1. Thuận lợi 18
    3.2.5.2. Khó khăn 19
    3.2.6. Định hướng phát triển kinh doanh của công ty trong thời gian sắp tới 19
    Chương 4 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GENTRACO 21
    4.1. Nhận thức về vấn đề thương hiệu 21
    4.2. Ý thức phát triển thương hiệu tại công ty 23
    4.3. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu trong thời gian qua 25
    4.3.1. xây dựng các thành phần thương hiệu 25
    4.3.2. xây dựng hệ thống truyền thông marketing 27
    4.3.3. Các hoạt động quảng bá thương hiệu 28
    4.4. Định hướng phát triển thương hiệu gạo 29
    Chương 5 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 31
    5.1. Ảnh hưởng bởi các chính sách của nhà nước và một số yếu tố vĩ mô khác 31
    5.2. Phân tích các thương hiệu cạnh tranh 32
    5.2.1. Thị trường kinh doanh gạo nội địa trong những năm vừa qua 32
    5.2.2. Phân tích thương hiệu cạnh tranh 33
    5.3. Phân tích khách hàng 38
    5.4. Phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu 39
    Chương 6 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU GẠO 42
    6.1. Định hướng phát triển và thị trường mục tiêu 42
    6.1.1. Định hướng phát triển 42
    6.1.2. Thị trường mục tiêu 42
    6.2. Mục tiêu marketing của việc xây dựng thương hiệu gạo 43
    6.2.1. Căn cứ xây dựng mục tiêu 43
    6.2.2. Mục tiêu 43
    6.3. Mô hình xây dựng thương hiệu 43
    6.3.1. Tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu 43
    6.3.2. Mô hình xây dựng thương hiệu 44
    6.4. Định vị thương hiệu 45
    6.5. Đề xuất chiến lược kiến tạo, truyền thông thương hiệu 49
    6.5.1. Chiến lược thương hiệu 49
    6.5.2. Kiến tạo các thành phần thương hiệu 50
    6.5.3. Chiến lược truyền thông, quảng bá thương hiệu 51
    6.5.3.1. Mục tiêu truyền thông 51
    6.5.3.2. Thông điệp truyền thông 52
    6.5.3.3. Hoạt động truyền thông tĩnh 52
    6.5.3.4. Hoạt động truyền thông động 53
    6.6. Dự toán ngân sách và ước lượng kết quả đạt được 57
    Chương 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
    7.1. Kết luận 60
    7.2. Kiến nghị 61
    7.3. Những đóng góp và hạn chế của đề tài nghiên cứu 61
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...