Tiểu Luận Xây dựng thương hiệu cho Công ty Cổ Phần Thực phẩm Thảo Nguyên

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục :

    LỜI NÓI ĐẦU 2

    I. Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Thực phẩm Thảo Nguyên 3
    1.Trụ sở chính và các chi nhánh : 4
    2. Quản lý Chất lượng 5
    3. Phương châm Hoạt động 6
    II . Quy trình thiết kế thương hiệu : 6
    Bước 1 : Kế hoạch xây dựng chiến lược thương hiệu tổng thể 7
    1. Chiến lược & Sứ mệnh 7
    2. Phân tích SWOT cho thương hiệu mì Thảo Nuyên : 8
    3. Hình thành mục tiêu và kế hoạch chiến lược thương hiệu : 8
    Bước 2 : Thiết kế thương hiệu Thảo Nguyên : 13
    1. Tính cách thương hiệu – Brand Personality 13
    2. Tên thương hiệu – Brand Name 13
    3 Biểu tượng thương hiệu - Logo 14
    4. Hình tượng của thương hiệu – Brand Icon 15
    5 Khẩu hiệu của thương hiệu - Slogan 15
    6.Tên sản phẩm Mì : 15
    Bước 3 : Đăng ký bảo hộ các yếu tố thương hiệu 17
    Bước 4 : Quảng bá và phát triển Thương hiệu 18
    A/Những thuận lợi để phát triển thương hiệu 18
    B/ Phát triển thương hiệu 18
    C- Quảng bá thương hiệu : 19
    1/ Truyền thông tiếp thị hình ảnh doanh nghiệp 19
    2/Tổ chức các chiến dịch thông tin báo chí 22
    3/Tổ chức các hoạt động quan hệ khách hàng, cộng đồng 22
    4/Tổ chức các hoạt động quan hệ cộng đồng 23
    6/ Quảng cáo 24
    7/ Khuyến mãi 26
    Bước 5 :Bảo vệ thương hiệu 29
    1/ Lý do phải bảo vệ thương hiệu : 29
    2/ Các giải pháp để bảo vệ thương hiệu 29
    PHẦN 2: ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU 30
    KẾT LUẬN 30




    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong xu thế chung của các nước đang phát triển, Việt Nam đang có những bước tiến mạnh mẽ trong thương mại quốc tế với sự kiện gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào tháng 11 năm 2006. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh những cơ hội còn là những thách thức không thể tránh khỏi. Thị trường ngày nay là thị trường toàn cầu, ranh giới biên giới chỉ còn mang tính chất chính trị, các hàng rào bảo hộ mậu dịch đang dần được xóa bỏ. Từ đó đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp Việt Nam là làm thế nào để phát triển và giữ vững được thị trường trong nước.
    Trong bối cảnh xây dựng thương hiệu có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Thảo Nguyên nói riêng, thương hiệu được xem là trung tâm của các công cụ marketing vì thương hiệu chính là những gì các nhà làm marketing xây dựng và nuôi dưỡng để cung cấp lợi ích cho khách hàng mục tiêu của mình. Để là cho khách hàng và cộng đồng thật sự cảm nhận về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ được cung ứng bởi doanh nghiệp
    Ở Việt Nam, quan niệm “ hữu xạ tự nhiên hương” đã không còn tồn tại nữa không chỉ đối với các doanh nghiệp có bề dày về lịch sử, tiếng tâm trong thành tích về chất lượng sản phẩm mà nó cũng bức ra khỏi tầm suy nghĩ trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp vốn không có lắm tiền nhiều của để quảng bá thương hiệu, và các doanh nghiệp Việt đã sớm nhận thức được rằng trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hóa, thì sự cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi, các giá trị cốt lõi của sản phẩm không còn chênh lệch nhiều thì thương hiệu là chìa khóa để tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Đặc biệt trong thời đại phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và nền công nghiệp hỗ trợ, một công ty có thể sản xuất ra một sản phẩm giống hệt sản phẩm đã có trên thị trường về chất lượng nhưng giá cả có thể chỉ bằng một nữa và đây chính là cơn ác mộng của các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược cạnh tranh bằng giá rẻ. Như vậy chính thương hiệu sẽ góp phần làm tăng thêm giá trị của sản phẩm, làm tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp và cổ đông, vì vậy thương hiệu được coi là “ tài sản vô hình của doanh nghiệp”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...