Luận Văn Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần Du lịch An Giang

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần Du lịch An Giang

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    1.1 Cơ sở hình thành đề tài

    Chương 1

    TNG QUAN



    Phát triển du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Du lịch không chỉ mang lại nguồn thu lớn mà còn giúp quảng bá văn hóa quốc gia ra toàn thế giới. Bởi vậy, nhiều nước trên thế giới đã và đang nỗ lực xây dựng hình ảnh quốc gia thông qua các chiến dịch quảng bá du lịch. Ở khu vực ASEAN, Thái Lan là nước tuyên phong với khẩu hiệu Amazing Thailand (Thái Lan đầy ngạc nhiên), tiếp đến là Singapore với Uniquely Singapore (Singapore độc đáo), Malaysia với Truly Asia (Malaysia, thực sự là châu Á), Với chi phí đã bỏ ra hàng triệu đôla mỗi năm để xây dựng, quảng bá, các biểu tượng và khẩu hiệu đã góp phần nâng cao hình ảnh và thương hiệu du lịch của các nước này trên thế giới, qua đó góp phần thu hút đáng kể lượng khách quốc tế đến các nước này trong thời gian qua.

    Việt Nam là một trong những nước Á Đông có nền văn hóa lâu đời và phong phú nhất. Những đặc điểm về thiên nhiên và con người đã tạo cho mỗi vùng miền của Việt Nam những nét độc đáo riêng về phong cảnh - khí hậu - văn hoá sinh hoạt. Bởi vậy, Việt Nam rất có tiềm năng du lịch, được đánh giá là 1 trong 10 điểm đến đáng quan tâm nhất của du khách Mỹ cũng như được du khách Châu Âu bình chọn là sự lựa chọn đầu tiên khi có nhu cầu du lịch tại Châu Á.1
    Thế nhưng thực tế du lịch Việt Nam vẫn chưa thu hút được đông đảo lượng khách du lịch khu vực và quốc tế bởi chưa xây dựng được thông điệp và hình ảnh riêng cho mình. Do đó, muốn đánh thức “vẻ đẹp tiềm ẩn” đang ngủ yên của du lịch Việt Nam thì các công ty du lịch Việt Nam cần phải xây dựng hình ảnh và dấu ấn trong lòng khách hàng thông qua việc xây dựng thương hiệu.

    An Giang là một trong hai tỉnh ĐBSCL có đồi núi. Với nhiều chùa được công nhận di tích lịch sử quốc gia, An Giang đã chú trọng khai thác mảng du lịch đậm nét tâm linh. Công Ty cổ phần du lịch An Giang là đơn vị chủ lực khai thác du lịch và xuất khẩu lương thực, nông sản của tỉnh An Giang và khu vực ĐBSCL. Thế nhưng, những hình ảnh của Công ty vẫn chưa được nhiều người biết đến. Do công ty chỉ tìm mọi cách thỏa mãn xu hướng tiêu dùng của khách hàng một cách chung chung, chưa chú ý đến giá trị khác biệt so với đối thủ để tạo nên những cảm nhận khác biệt từ phía khách hàng. Do đó, để tạo được cảm nhận tốt trong lòng khách hàng thì đòi hỏi công ty phải tạo ra tài sản “vô hình”, trong đó, xây dựng thương hiệu cho công ty là việc làm rất cần thiết giúp công ty có thể phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

    Thật vậy, cạnh tranh giữa các công ty hiện nay không chỉ về chất lượng sản phẩm, dịch vụ hay giá cả mà còn cạnh tranh về mặt thương hiệu. Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế (AFTA và WTO), thương hiệu càng trở nên nóng bỏng hơn đối với các doanh nghiệp bởi vì trong tình hình cạnh tranh gay gắt, có rất nhiều hàng hóa, dịch vụ tương đồng nhau thì thương hiệu là dấu hiệu để người tiêu dùng lựa chọn hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp trong muôn vàn các hàng hoá, dịch vụ cùng loại khác.

    [​IMG]Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cho các công ty du lịch nói chung và Công ty cổ phần du lịch An Giang nói riêng thúc đẩy tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần du lịch An Giang”. Bên cạnh việc giúp cho Công ty có được thương hiệu riêng cho mình thì đề tài còn giúp nâng cao vị thế cạnh tranh của Công ty với các đối thủ, góp phần tạo dựng được hình ảnh và danh tiếng của công ty đến khách hàng trong nước cũng như quốc tế.


    1 Theo Báo Đại Đoàn Kết



    1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    Đề tài nhằm hướng đến các mục tiêu sau:

    - Phân tích thị trường, khách hàng mục tiêu để hiểu rõ môi trường kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, từ đó giúp Công ty cổ phần du lịch An Giang nắm bắt, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng và định hướng cho chiến lược kiến tạo kiến trúc thương hiệu.

    - Nghiên cứu, phân tích thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty.

    - Xác lập chiến lược xây dựng và truyền thông thương hiệu cho công ty.

    1.3 Phạm vi nghiên cứu

    - Định hướng chiến lược thương hiệu cho lĩnh vực du lịch của Công ty cổ phần du lịch An
    Giang giai đoạn 2010 - 2015.

    - Không gian nghiên cứu: TP Long Xuyên.

    - Đối tượng khảo sát: Công ty cổ phần du lịch An Giang và khách hàng mục tiêu của Công ty.

    1.4 Phương pháp nghiên cứu

    1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

    - Dữ liệu sơ cấp: Thu thập bằng cách phỏng vấn lãnh đạo công ty về việc xây dựng thương hiệu của Công ty thông qua bản câu hỏi thiết kế sẵn, tham khảo ý kiến của khách hàng mục tiêu nhận định về hình ảnh, biểu tượng của Công ty cổ phần du lịch An Giang.

    - Dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu bên trong là tham khảo các số liệu thứ cấp tại Công ty thông qua các sổ sách kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính, hiện trạng vấn đề xây dựng thương hiệu của công ty và nguồn dữ liệu bên ngoài là dữ liệu về tình hình cạnh tranh trong ngành du lịch, hoạt động của các công ty du lịch ở ĐBSCL.

    1.4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

    - Phương pháp so sánh: so sánh hoạt động kinh doanh của công ty với hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh.

    - Phương pháp xu hướng: phân tích, so sánh kết quả hoạt động của công ty qua các năm hoạt
    động.

    - Xử lý, tổng hợp dữ liệu sơ cấp được hỗ trợ bởi phần mềm Excel.

    1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

    Đề tài hiểu rõ thực trạng xây dựng thương hiệu của các công ty du lịch nói chung và Công ty cổ phần du lịch An Giang nói riêng. Bên cạnh đó, đề tài định hướng chiến lược xây dựng thương hiệu cho công ty, giúp công ty xây dựng hình ảnh riêng, góp phần nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, đề tài còn giúp Công ty thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bởi những giá trị “vô hình” khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

    1.6 Cấu trúc của bài nghiên cứu

    Nội dung bài nghiên cứu gồm có 6 chương:

    Chương 1: Tổng quan giới thiệu về bài nghiên cứu bao gồm cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu.

    Chương 2: Giới thiệu về Công ty cổ phần du lịch An Giang trình bày quá trình hình thành và phát triển Công ty, tình hình hoạt động của Công ty trong thời gian qua như: chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu, cơ cấu tổ chức và những hoạt động chủ yếu, kết quả hoạt động kinh



    doanh trong 3 năm 2006-2008, tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt
    động và định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới.

    Chương 3: Cơ sở lý luận trình bày lý thuyết tổng quan về thương hiệu như: định nghĩa, khái niệm, đặc điểm, thành phần, vai trò, giá trị thương hiệu; Quá trình xây dựng thương hiệu như: xây dựng kiến trúc thương hiệu, định vị thương hiệu, xây dựng chiến lược thương hiệu, xây dựng chiến lược truyền thông, đo lường và hiệu chỉnh thương hiệu; Những khái niệm khác có liên quan; Mô hình kiến tạo và phát triển thương hiệu; Cuối cùng là mô hình nghiên cứu.

    Chương 4: Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty cổ phần du lịch An Giang bao gồm Kết quả đạt được của Công ty; Nhận thức về vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu; Ý thức phát triển thương hiệu tại Công ty; Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu trong thời gian qua; Định hướng phát triển thương hiệu.

    Chương 5: Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho Công ty cổ phần du lịch An Giang bao gồm: Phân tích môi trường kinh doanh: Môi trường vĩ mô, môi trường vi mô, phân tích tình hình cạnh tranh, phân tích thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu; Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu Công ty cổ phần du lịch An Giang: Định hướng phát triển, từ đó định vị thương hiệu, đề xuất mô hình phát triển kiến trúc thương hiệu, chiến lược truyền thông thương hiệu cũng như kế hoạch thực hiện chiến lược, dự toán ngân sách, ước lượng doanh thu và quản trị thương hiệu.

    Chương 6: Kết luận và kiến nghị trình bày tóm lược lại những gì đã thực hiện được trong bài nghiên cứu từ đó đưa ra những kiến nghị, những đóng góp và hạn chế của đề tài nghiên cứu.
     
Đang tải...